Quan điểm của phương Đông về số phận dường như là một phạm trù đã được an bài, Mệnh và Vận đã được định đoạt sẵn, con người không thể nào vượt qua được số phận. Nhưng cũng cùng lúc đó các nhà học giả cho rằng Đức năng thắng số, khuyên con người hành thiện sẽ cải được mệnh vận, trả được nghiệp quả và có một cuộc đời an bình hơn.

Bạn đang xem: Làm sao để thay đổi vận mệnh

Phân tích theo quan điểm của các nhà mệnh lý học: Mệnh làmột phạm trù gần nhưcố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động. Vậy:“Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì điều chỉnhbằng cách nàođược?”.Nghiên cứu tứ trụ, am hiểu tứ trụ là một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể điều chỉnh mệnh vận một con người thuận theo tự nhiên và đạt được hiệu quả tương đối rõ ràng. Bài viết này phân tích và điểm lược một số các quan điểm của các nhà mệnh lý học trong lịch sử (Lưu Bá Ôn, Thiệu Khang Tiết) cũng như đương đại (Từ Nhạc Ngô, Thiệu Vĩ Hoa, Lý Hàm Thường, Lý Cư Minh) nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn rõ hơn phép cải vận đời người qua phân tích và ứng dụng quan điểm tứ trụ.

Theo các nhà nghiên cứu về lý thuyết dụng thần tứ trụ thì có thể điều chỉnh vận mệnh theo những cách sau:

1. Phép đặt tên để cải mệnh

Căn cứ ngày sinh âm dương tứ trụ bát tự của mỗi người, tổ hợp ngũ hành, tìm ra dụng thần, sau đó nắm ngũ hành dụng thần diễn biến thành một tên nào đó có thể đại biểu ngũ hành dụng thần. Việc sử dụng một tên mới là dụng thần để cải mệnh.(Có cả một lý thuyết riêng về việc này).

Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.

Danh tính có vai trò rất quan trọng bởi đó là nhân tố thường xuyên tác động đến bản mệnh. Cái tên gọi mỗi ngày sẽ có tác dụng to lớn đến quá trình cải tạo vận mệnh. Tính danh ảnh hưởng 4% vận mệnh, vì vậy khoa tính danh học đã phát triển, sử dụng Âm Dương, Ngũ Hành bổ trợ cho vận mệnh. Để biết mệnh của mình thiếu hành gì phải dùng môn Bát Tự để xem xét, sau đó đặt lại tên để bổ cứu. Người ta đổi tên sao cho tổng số nét chữ họ và tên mới vào đúng những số tốt thì vận mệnh người này thay đổi tốt lên 4%.

2. Phép làm việc thiện để cải mệnh

Thường nói: "Nhất thiện giải bách tai". Có thể thông qua hành vi quyên góp tiền, cứu tế hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người già cô quả, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa bỏ học quay lại trường học tập, sửa cầu vá đường, phóng sinh … tiến hành tu sửa vận mệnh. Chỗ này là phép làm việc thiện để cải mệnh!

Theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả xuyên suốt quá khứ vị lai. Con người sinh ra đời là kết tinh của nghiệp quá khứ, tức là những gì đã tạo tác trong các kiếp trước.

Thuyết định mệnh theo ý nghĩa đó đã được các nhà nho tóm tắt trong câu:“Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị”(có nghĩa là: muốn biết trong kiếp sống trước mình đã làm những gì thì hãy nhìn xem hiện tại trong kiếp này mình đang được hưởng những gì. Muốn biết trong kiếp sau mình sẽ được hưởng những gì thì hãy nhìn xem trong kiếp sống hiện tại mình đang làm được những gì). Theo thuyết này thì con người có nhiều kiếp sống: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau.Mỗi kiếp sống gồm có hai phần: một phần là kết quả của kiếp trước và một phần là nguyên nhân của kiếp sau.

Trong kiếp sống hiện tại của một người nào đó ta thấy có hai phần: một phần là những gì người đó đang thụ hưởng và một phần khác là những gì người đó đang làm. Phần người đó đang được thụ hưởng là phần được sinh ra trong một gia đình giàu có sang trọng, lại thông minh, được may mắn thành công và hưởng nhiều hạnh phúc sung sướng ở đời. Phần này là kết quả của những việc làm có thể là rất tốt, rất thiện, rất đạo đức của người đó hồi kiếp trước. Tuy nhiên phần người đó đang làm trong kiếp này như khinh người, hiếp đáp kẻ khác, có những hành động độc ác, thì những việc làm xấu xa đó là nguyên nhân của một kiếp sau có thể là sẽ rất hèn hạ, khổ đau. Kiếp sau có thể người đó sẽ phải sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại có thể không đủ khôn ngoan, không có cơ hội học hành, phải sống cuộc đời nghèo khổ bị nhiều người khinh bỉ.

Trong thực tế ai cũng biết là khi ta đối xử tử tế, lịch sự, tốt đẹp đối với những người chung quanh ta thì dĩ nhiên ta cũng sẽ được nhiều người đối xử tử tế, lịch sự và tốt đẹp lại. Ngược lại nếu ta có những hành vi không ra gì đối với những người chung quanh ta thì khó mà mong rằng người ta thương mến, đối xử tốt với mình. Thực tế cho thấy không ai chịu tốt bụng để cứ đối xử tốt đẹp mãi với một người đã có lối xử sự không ra gì đối với mình. “Bánh sáp đi, bánh quy lại” cũng như “ăn miếng thì trả miếng” có chung ý nghãi về nhân quả.

Theo quan điểm của Đạo Phật, tích đức hành thiện sẽ thay đổi nghiệp quả ác từ đời trước, tạo nên những nghiệp thiện và nếu làm nhiều có thể báo ứng ngay hiện tại góp phần cải thiện vận mệnh. Các việc thiện có rất nhiều như giúp người khó khăn, chữa bệnh, làm đường xá cầu cống, ủng hộ thiên tai, hiến máu nhân đạo.Thực tế cho thấy hạnh phúc lớn lao của con người chỉ đạt được khi mà hạnh phúc ấy được chia sẽ với những thành viên khác trong cộng đồng. Tích đức hành thiện sẽ cải số được 8% số mệnh cuộc đời.

Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú Sa di sẽ chấm dứt.Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị chết.Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa.Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụ.Sư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ.Chú kể rõ tự sự chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to.Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinh và nhân không sát sinh.Trong kinh Phật cũng dạy nhân sát sinh có thể đưa đến địa ngục, làm loài bàng sinh, quả báo nhẹ là làm người với tuổi thọ ngắn và hay bệnh hoạn.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn được quả báo giàu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền.Chú Sa di trong câu chuyện trên nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật.

3. Phép tu tâm dưỡng tính cải mệnh

Có thể thông qua tu luyện khí công hữu ích, luyện thư pháp, hội họa, nuôi chim, trồng hoa cảnh, học tập văn hóa khoa học tri thức, không ngừng tăng cường tu dưỡng thân tâm, từ bỏ cá tính cùng tâm tính bất lương. Chỗ này chính là phép tu tâm dưỡng tính để cải mệnh.

4. Phép dùng phương hướng cải mệnh

Xuất hành, đi chơi, chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi ở ứng lấy dụng thần làm tiêu chuẩn, tìm địa phương thích hợp nhất cho bản thân. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên hướng về phương tây chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.

Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên hướng về phương Đông chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên hướng về phía Nam chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên ở chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Tây chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Bắc chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.

5. Phép dùng công việc học tập tọa hướng để cải mệnh

Đơn vị công tác học tập cũng ứng với hỉ dụng thần của bản thân, tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần thì chọn lựa công ty có ngành nghề thuộc lĩnh vực kim như vàng bạc, đá quý, sau đó điều chỉnh vị trí bàn làm việc:

Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên tọa Đông hướng Tây.Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên tọa Tây hướng Đông.Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên tọa Bắc hướng Nam.

6. Phép dùng hoàn cảnh địa lý để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần của bản thân lựa chọn sống ở thành thị, ở tầng lầu, có điều kiện tốt nhất là ở biệt thự. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở có đất thoáng mát và vùng nhiều kim loại, khoáng sản.

Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ khu vực ôn đới, nhiều cây cối hoa thảo.Tứ trụ lấy hỏa làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng nhiệt đới, vùng đại lục cùng khu vực có nhiều khoáng mỏ than đá, nhà máy điện.Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, cần chọn lựa vùng hàn lạnh cùng vùng núi cao, bình nguyên.Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng có tính mát mẻ và nhiều khoáng quặng kim, khoáng sản.Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở vùng hàn lạnh cùng vùng có nhiều sông nước, biển.

7. Phép dùng ẩm thực để cải mệnh

Ra ngoài đi khách sạn ăn cơm cũng chọn theo tên hỉ dụng thần của bản thân. Như dụng thần là "Kim", đến khách sạn có tên là kim, như khách sạn Ngân Linh. Ở đây là dựa trên cơ sở chọn lựa thực vật ăn cơm.

Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính ôn, ăn thịt gan mật động vật.Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính nhiệt, ăn thịt động vật như tiểu tràng, tim gan.Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật trung tính lại cùng với ăn thịt động vật như phổi, bao tử.Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính mát cùng ăn thịt động vật như phổi, đại tràng.Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính hàn cùng ăn các loại thịt động vật như thận, bàng quang và các loại cá.

8. Phép dùng dược vật để cải mệnh

Sử dụng thuốc và nguồn thuốc có phương hướng thuộc hỉ dụng thần của mệnh. Ví dụ:

Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính ôn (ấm).Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính nhiệt.Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật trung tính.Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính mát.Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính hàn.

9. Phép dùng chữ, số để cải mệnh

Chữ số Ngũ hành: Mộc là 1, 2, hỏa là 3, 4, thổ là 5, 6, kim là 7, 8, thủy là 9, 0. Căn cứ hỉ dụng thần tứ trụ ngũ hành chỗ thuộc chữ số, bản thân lựa chọn đúng chữ số có ích để tiến hành bổ cứu, như biển số nhà, biển số xe, số điện thoại, điện thoại bàn và điện thoại di động, tầng lầu, số hiệu công việc ….

Hiểu đơn giản là Ngũ Hành của bản mệnh cần bổ cứu hành gì thì sử dụng các con số phù hợp để bổ trợ. Ví dụ: người mạng Mộc dùng số 1, 2 thì may mắn hơn các số khác…

10. Phép dùng nghề nghiệp để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ thuộc đơn vị đóng trên phương vị ngũ hành nào, hành của nghề nghiệp, mà bản thân chọn lựa nghể nghiệp thích hợp, chỗ này là phép chọn nghề để cải mệnh.

11. Phép chọn phối ngẫu để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ vượng suy cùng có hay không, chọn lựa tứ trụ đối phương, trong bát tự có lợi cho ngũ hành bát tự của bản thân, là lấy đối tượng phối ngẫu chỗ hỉ của mệnh cục bản thân, đây là phép chọn phối ngẫu để cải mệnh; trai tài gái sắc, như keo như sơn, sống đến bạc đầu, anh hùng mỹ nhân những thứ này đều là khắc họa đối với hôn nhân mỹ mãn; uyên ương ẩu đả, Ngưu lang Chức nữ, nhân duyên trói buộc, vợ chồng oán hận, cùng giường mà khác mộng, vợ chồng tương phản, tuổi trẻ mà ở góa đều là mô tả đối với bi kịch hôn nhân. Như hai loại trên tuyệt nhiên đều có hiện tượng hôn nhân khác nhau, ở góc độ xã hội học nghiên cứu thì không có cách nào tìm ra căn nguyên vấn đề, cũng chính là không có cách nào tìm ra phương pháp ngăn chặn bi kịch.Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ trọng nam khinh nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay không.

12. Lựa chọn bạn bè, đối tácđể đổi vận

Đối tác, bạn bècủachúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải vận mệnh của chúng ta.

13. Phép dùng tên y phục, màu sắc để cải mệnh

Trước tiên chọn lựa tên loại y phục cũng theo hỉ dụng thần bản thân. Như dụng thần là "Kim", chọn hiệu kim phong, hiệu ngân linh. Sau đó căn cứ ngũ hành tứ trụ hỉ dụng thần chỗ thuộc màu sắc, nên chọn y phục có màu sắc cùng tên với ngũ hành hỉ dụng thần (y vật trong, ngoài, mũ, giầy, tấc …) hoặc tiến hành bổ cứu trang sức phẩm cho nhân thân.

- Mệnh cục hỉ kim, chọn y phục màu trắng,

- Hỉ hỏa, có thể mặc y phục màu hồng;

- Mệnh cục hỉ thủy, có thể mặc y phục màu đen, màu lam;

- Hỉ mộc, tất cần chọn y phục màu xanh lục,

- Hỉ thổ, chọn y phục màu hồng, màu vàng.

Lưu ý: Những tư vấn về y phục, màu sắc ở trên cần phải xem xét trên cả khía cạnh của lý thuyết phong thủy. Bởi vì nếu chỉ xem xét đơn thuần một chiều bằng tứ trụ như ở trên có thể sẽ phản tác dụng với các cá nhân khác đang sinh sống trong ngôi nhà đó hoặc có thể sẽ trái với các lý thuyết về bài trí phong thủy (Loan đầu, huyền không).

14. Phép dùng vật dụng để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ chủ về màu sắc, chọn lựa màu sắc dụng cụ cùng với màu sắc hỉ dụng thần ngũ hành để tiến hành cải mệnh. Như hỉ dụng thần chỗ màu sắc thuộc là màu lục, thì chọn màu lục, màu xanh sinh hoạt và dụng phẩm công việc. Như dụng cụ gia đình, chăn nệm giường ngũ, màu sắc vách tường, gạch nền nhà, màu bút viết, màu dao …

Lưu ý: Những tư vấn về màu sắc, vật dụng ở trên cần phải xem xét trên cả khía cạnh của lý thuyết phong thủy. Bởi vì nếu chỉ xem xét đơn thuần một chiều bằng tứ trụ như ở trên có thể sẽ phản tác dụng với các cá nhân khác đang sinh sống trong ngôi nhà đó hoặc có thể sẽ trái với các lý thuyết về bài trí phong thủy (Loan đầu, huyền không).

15. Dùng thuật phong thủy trong cải biến vận mệnh

Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thủy văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc.

Người vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Đích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên - Nhân - Địa hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hòa hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tư tồn tại, chỉ có con người duy ý chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tình đã phạm phải những điều gây tai họa cho chính bản thân con người. Cải biến vận mệnh theo Phong Thủy địa lý như hướng nhà hướng cổng, cửa phòng ngủ, bếp hợp với cung phi gia chủ thì sẽ thay đổi được 10% số mệnh cuộc đời.

16. Đổi chữ ký để thay đổi vận mệnh

Chữ ký cũng có tác dụng là thay đổi sự may mắn hay rủi ro trong cuộc đời. Có chữ ký làm cho cuộc sống gặp may mắn, công viêc trôi chảy nhưng cũng có chữ ký làm cho cuộc sống trở nên thăng trầm bất định. Nếu đang xui, ta đổi chữ ký và thấy cuộc đời thay đổi tốt lên thì hãy dùng chữ ký đó. Khoa tướng số chỉ cần nhìn chữ ký người ta có thể đoán biết về số phận của người ký tên.

*
*
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằng lòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.Trong lữ trình của sinh mệnh, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của chúng ta, như sự kỳ vọng của phụ mẫu sư trưởng, hay thái độ cừu địch thân hữu. Việc vận dụng tiền tài vật chất, cố nhiên có thể chi phối sự phát triển tiền đồ- con đường phía trước của chúng ta. Một câu nói. Một ý nghĩ. Tất cả đều có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chúng ta. Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng: “Muốn biết nhân kiếp trước, hãy xem những gì mình đang chịu đời này; muốn biết quả kiếp sau, hãy xem những việc làm của mình ở đời này”. Do vậy, có thể suy luận: Tất cả cảnh giới thuận nghịch mà đời này gặp phải, là do những tạo tác của hành vi quá khứ mà hình thành, đây chính là quả báo của đời này; nhưng mà, nhất ngôn nhất hành của đời này, lại là quyết định vận mệnh vị lai của mình. Cho nên, vận mệnh của chúng ta tùy theo nghiệp lực thay đổi trong từng phút giây, đồng thời không bị quản chế bởi một chủ tể đặc định nào, thống trị, chi phối vận mệnh của con người vẫn là chính mình.

Những nhân tố ảnh hưởng đến vận mệnh được quy kết như sau:

Thứ nhất, tập quán: Phật giáo cho rằng phiền não đã là thứ khó đoạn tuyệt, nhưng lại có một thứ càng khó khử trừ hơn đó là tập khí (1). Tập quán (thói quen) vốn là mô thức cố định trong đời sống của chúng ta, có tốt có xấu, nhưng mà sau khi trải qua một thời gian dài, thói quen trở thành tự nhiên, thì sẽ biến thành tập khí thâm căn cố đế, đời đời kiếp kiếp khó mà tiêu trừ. Vì vậy, đối với sự dưỡng thành thói quen, cần phải cẩn thận. Thói quen xấu gồm như hút thuốc, hít độc (tiêm chích ma túy), nát rượu, v.v… những thói quen không lành mạnh này có khả năng tàn phá, làm tổn hại đến thân thể, sức khỏe; hay như nói dối, lạm tình, kiên tham (bủn xỉn, tham lam), v.v…, cũng có khả năng làm bại hoại đến đạo đức của chính mình. Thói quen tốt gồm như chế độ làm việc và nghỉ ngơi bình thường, ăn uống, vận động, tinh thần lạc quan, v.v…, có thể kéo dài tuổi thọ; hay như cần cù, gọn gàng sạch sẽ, sốt sắng nhiệt tình, v.v…, có thể tự lợi lợi người. Phật giáo khởi xướng tín đồ nuôi dưỡng thói quen đọc tụng kinh (2), từ đó có thể nương tựa Phật pháp dẫn dắt qua khỏi bến mê; cũng như dưỡng thành thói quen niệm Phật (3), thì có thể nương Phật hiệu khơi gợi Phật tính trong tâm mà vãng sinh Tịnh độ, siêu việt sinh tử. Tóm lại, một người mặc dù có điều kiện ưu việt được trời ưu ái, mà thói quen không tốt, cũng khó có vận mệnh đại phú đại quý. Thói quen tốt cũng là một trợ duyên, có thể giúp chúng ta biến nguy thành an, thuận buồn xuôi gió.

Thứ hai, mê tín: Nhiều người thích coi số đoán mệnh, mục đích không ngoài hy vọng mọi việc của mình được như ý muốn, gặp hung hóa kiết, gặp dữ hóa lành. Có người khăng khăng giữ quan niệm chọn bạn trăm năm phải phối hợp Bát tự (4), có người thì chú trọng việc cất nhà sản xuất phải xem phong thủy, lại có người thậm chí mọi việc cầu thần coi bói, không cần phán đoán, nhận định theo lý tính. Hành vi mê tính, bắt nguồn từ sự thiếu vắng niềm tin, có lúc ngược lại, do vậy mà đánh mất đi những cơ hội tốt hoặc bóp méo sự thật, vô tình chôn vùi hạnh phúc của một đời. Phật giáo cho rằng ngày ngày đều là những ngày tốt đẹp, giờ giờ đều là những giờ tốt đẹp, chỉ cần phù hợp chính lý nhân quả, thì không có gì đáng cữ kiêng.

Thứ ba, tình ái: Gọi là “Ái bất trọng bất sinh Sa bà” (tình yêu vắng mặt chấp thủ, tất sẽ không sinh ở chốn Sa-bà), con người tất nhiên thì là có tình cảm, nhưng có một số người cứ vì quá chấp vào tình yêu, để rồi đánh mất lý trí, thậm chí có người vì tình ái mà tự tạo ra những hố sâu bi tình không thể nào bù đắp lại. Do vì, tình yêu không được xử lý một cách thỏa đáng, thường hay nảy sinh những phiền muộn khổ đau, cho nên Phật giáo khuyên dạy con người nên lấy trí hóa giải tình yêu, lấy từ làm nên tình yêu, có thể thăng hoa tình yêu thành từ bi, như thế mới có thể không tự làm khổ mình, cũng không làm phiền lòng người khác.

Thứ tư, quyền lực: Sự chi phối của quyền lực là do quá cưng chiều ngã chấp (5) và ngã mạn (6), khiến cho con người dưỡng thành ý thức giai cấp tôn ti, quý hèn. Có người tự ti quá độ, cam tâm chịu khuất phục quyền lực, không cầu tự chủ, một đời thấp hèn, ti tiện; có người thì danh lợi lòng dạ hiểm độc, cầu mong quyền lực, không từ một thủ đoạn nào, đánh mất lý tính. Mà Phật giáo thì cho rằng chúng sinh bình đẳng, mọi người đều có Phật tính, bần phú quý tiện thật sự là ở chỗ hữu- vô của đạo đức; chúng ta nên có sự nhận biết và đảm đương trách nhiệm “Ta là Phật” (7), tin tưởng sự kiến lập nắm bắt vận mệnh ngay chính bản thân lực: Phật giáo cho rằng nghiệp lực (8) là sức mạnh lớn nhất có khả năng khống chế vận mệnh. Nghiệp lực là các hành động thân, khẩu và ý của mỗi một người, nó có sức ảnh hưởng đến đời sống vị lai. Nhiều người than thở thời vận của mình không tốt, hoặc oán trách việc người không có lợi cho bản thân, không nghĩ rằng phàm bất cứ việc gì cũng đều do nghiệp lực tạo thành, thành công cố nhiên là ở mình, nhưng việc phối hợp hoàn cảnh bên ngoài, càng không thể xem nhẹ; những thất bại, sai trái tuy đã qua, nhưng cũng nên nhìn lại để phản quan tự tỉnh: Phước ít đức bạc, sao có thể đạt được việc tốt được? Phật giáo chủ trương “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, lúc bình thường nếu có thể quảng kết thiện duyên, sám hối nghiệp chướng, thì chắc chắn có thể hóa giải ác duyên túc thế, khai sáng tiền đồ tốt đẹp trong tương lai.

Tập quán, mê tín, tình ái, quyền lực và nghiệp lực, làm việc thiện làm việc ác đều quyết định ở ý niệm của chúng ta, sửa đổi vận mệnh cũng cần bắt đầu tịnh hóa từ tâm niệm của chúng ta. Nay dùng các phương pháp cụ thể thay đổi vận mệnh được quy nạp như sau:

Thứ nhất, thay đổi quan niệm: Quan niệm ảnh hưởng đến phán đoán giá trị của một con người, quyết định thú hướng thiện ác của hành vi. Phật giáo chú trọng sự dưỡng thành chính tri chính kiến. Gọi là “Chính tri chính kiến” chính là những kiến giải và quan niệm chính xác. Phật giáo cho rằng chính kiến cơ bản của đời người (nhân sinh) có bốn: Chính kiến có nhân có quả, chính kiến có nghiệp có báo, chính kiến có thánh có phàm, chính kiến có thiện có ác. Đã có nhân sinh quan chính xác, có niềm tin sâu sắc vào nhân quả, rõ biết duyên khởi, thì tự nhiên sẽ không khởi ác tạo nghiệp, oán trời trách người.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chạy Lại Phần Mềm Zenfone 5 Chi Tiết Nhất, Khôi Phục Cài Đặt Gốc

Thứ hai, thay đổi hành vi: Tục ngữ nói: “Muốn thu hoạch như thế nào, thì trước gieo trồng xuống những hạt giống như thế đó”. Nghiệp nhân mà từ hành vi của mỗi một người tạo tác, một khi nhân duyên tế hội gặp gỡ thì tự nhiên sẽ sản sinh quả báo, cho nên chúng ta hy vọng tiền đồ tương lai tốt đẹp, cuộc sống phú lạc (giàu sang và vui vẻ), thì cần phải bắt đầu từ hành vi của chính mình, để mong chuyển họa thành phước, bởi vì tất cả hạnh và bất hạnh, đều có thể thao túng, khống chế trong tầm tay của mình.