CÁCH SẮP XẾP SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌCNếu bạnđang định làm việc tình nguyện hoặc xin việc ở thư viện, bạn sẽ cần biết cách sắp xếp sách trong thư viện trường học. Tất cả các cuốn sách trong tất cả các thư viện đềuđược xếp theo Hệ thống Thập phân Dewey (Dewey Decimal System), hoặc theo Hệ thống
Phân loại của Thư viện Quốc hội (Library of Congress Classification System) (của
Mỹ). Trong khi nhiều thư viện của các trường đại học hoặc chuyên ngành đều sử dụng
Hệ thống Phân loại của Thư viện Quốc hội, thì hầu hết các thư viện công cộng,các trường phổ thông và tiểu học sắp xếp giá sách theo Hệ thống Thập phân Dewey.

Bạn đang xem: Môn loại sách trong thư viện

*

1. Cách sắp xếp sách trong thư viện trường học theo hệthống Thập phân Dewey

1.1 Nắm được Hệ thống Thập phân Dewey

Việc học hệ thốngcách sắp xếp sách trong thư viện trường họcnày là không khó vì nóđược tổ chức rất logic và được xây dựng dựa trên cơ sở thập phân. Về cơ bản,mỗi lớp sách sẽ được chỉ định sử dụng một con số để phân loại (với đầy đủ cácsố, như 800) và các số ở phần thập phân (các số nằm bên phải của dấu thậpphân). Chúng là các số bạn nhìn thấy trên gáy mỗi cuốn sách ở thư viện, vàchúng được gọi là các số hiệu. Hệ thống đó gồm 10 lớp, chúng được chia tiếpthành 10 chủng loại, và từng chủng loại sẽ bao gồm 10 nhánh nhỏ. 10 lớp chínhcủa Hệ thống Thập phân Dewey là:

· 000- Các nguyên tắc chung, Khoa học máy tính, và thông tin

· 100- Triết học và Tâm lý học

· 200- Tôn giáo học

· 300- Các khoa học xã hội

· 400- Ngôn ngữ học

· 500- Các khoa học tự nhiên

· 600- Công nghệ và khoa học ứng dụng

· 700- Nghệ thuật và tái tạo

· 800- Văn học

· 900- Địa lý và lịch sử

Hãy nhớ là mục đích của các số hiệu là để nhóm các cuốn sách cùng chủ đề vớinhau, và gồm ít nhất 2 phần:Số lớp (từ 000 đến 900) và cácsố ở phần thập phân. Số lớp là toàn bộ số và (các) số ở phần thập phân được đặtsau dấu thập phân.

1.2 Đọc hiểu sự phân loại

*

Đây là một ví dụ ngắn về cách bạn có thểthấy hoặc cócách sắp xếp sách trong thư viện trường họccho cuốn sách về văn học viễn tưởng Mỹ được viết giữanhững năm 1861 và 1900. (Sự phân loại bao quát cho văn học là “800”).

· Hãynhìn vào số thứ 2 sau số “8”. Số “1” cho biết cuốn sách đó được phân loại là“Văn học Mỹ nói chung”. Số thứ 2 sau số “8” xác định nhánh phân chia; 811 làthơ ca Mỹ, 812 là Kịch của Mỹ, 813 là viễn tưởng Mỹ, 814 là các tiểu luận Mỹ...

· Hãynhìn vào số đầu sau dấu thập phân; đây là số biểu thị sự phân loại sâu hơn. Vìthế, cuốn sách với số được gọi “813.4”, nói cho bạn rằng cuốn sách đó là viễntưởng của Mỹ được viết giữa các năm 1861 và 1900. Rõ ràng, càng nhiều số, chủđề càng rõ ràng.

2. Cách để sắp xếp các cuốn sách theo hệ thống phân loại của Thư viện Quốc hội

Hãy học 20 phân loại mà Thư viện Quốc hội sử dụng để chiatách các lĩnh vực tri thức.Từng lớp tương ứng với ký tự abc.· ACác tác phẩm chung

· BTriết học - Tôn giáo - Tâm lý

· CLịch sử (Dân sự)

· DLịch sử (Ngoại trừ nước Mỹ)

· ELịch sử nước Mỹ

· FLịch sử bản địa của Mỹ, Lịch sử Mỹ Latin

· GĐịa lý và Nhân loại học

· HCác khoa học xã hội

· JKhoa học chính trị

· KLuật

· MÂm nhạc

· NMỹ thuật

· PNgôn ngữ và ngôn ngữ học

· QKhoa học và toán học

· RY tế

· SNông nghiệp

· TCông nghệ

· UKhoa học quân sự

· VKhoa học hàng hải

· ZKhoa học thư mục và thư viện

Hãy đọc nhiều hơn về cách từng lớp được phân chia tiếp thành các lớp con, bằngviệc kết hợp các ký tự và các con số.

*

Như với Hệthống Thập phân Dewey, càng nhiều số và ký tự có trong số hiệu, sự phân loại sẽcàng chi tiết - và việc tìm hoặc sắp xếp sách cũng sẽ dễ dàng hơn. Số hiệu LC“PS3537 A426 C3 1951”, xác định “Catcher in the Rye”, của J. D. Salinger, đã đượcxuất bản năm 1951 (4 con số cuối trong số hiệu).

*

Vậy để giải đáp những băn khoăn ấy,hôm nay trong buổi giới thiệu đầu tiên của năm học, cô sẽ giới thiệu với các emvề thư viện trường và cách tìm sách qua tủ mục lục.

Cácem thân mến!

Thư viện trường chúng ta đượcbố trí ở tầng 2 với tổng diện tích 96m2chia làm 2 phòng: phòng đọc dành chohọc sinh và phòng đọc dành cho giáo viên, phòng kho sách. Đây là một không gianrộng thoáng và yên tĩnh, mang lại hiệu quả tối ưu cho việc đọc sách.

Vốn tài liệu của thư viện hiệnnay gần 8.000 đầu sách gồm các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệpvụ, báo chí (09 loại) hết sức phong phú, đa dạng và đều đảm bảo chất lượng.Các em học sinh có thể dễ dàng tìmmượn cácloại sáchthuộcnhiều lĩnh vựcnhư:Toán học, Hóa học, Vật lí, Ngoại ngữ, Vănhọc, Triết học, Sử học, Địa lí, Sinh học, Nghệ thuật, Thể dục thể thao,…

Năm học này, Thư viện tiếp tụcxây dựng kho sách theo hình thức bán mở: Giá, bàn ngoài hành lang thư viện lànơi để sách, báo, tạp chí... giúp các em học sinh được tự lựa chọn. Trong đó cócác loại sách là sách khoa học, sách truyện tranh dành cho học sinh đọc nhữnggiờ giải lao. Thư viện còn chia ra nhiều loại tủ sách giúp các em có thể nhanhchóng tìm được tài liệu theo sở thích và theo hướng tìm của mình: Tủ sách hay (gồm các loại sách về Bác Hồ, sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.....),tủ sách Pháp luật, tủ sáchtruyện thiếu nhi...

Sách trong thư viện được sắpxếp một cách khoa học, dễ tìm, dễ lấy. Thư viện đã đóng mới tủ mục lục với cáchphân loại sách theo các môn loại, tác dụng của tủ mục lục này giúp cho học sinhcó thể dễ dàng tham khảo và tìm được loại tài liệu mình cần mà không cần tracứu lâu. Ngoài ra, ở phòng đọc các em còn có thể tra cứu sách trong thư việnqua danh mục các kho sách, được sắp xếp đầy đủ theo từng lĩnh vực phù hợp vớichương trình học, cấp học.

Cách bài trí trong thư viện rấthợp lí, khoa học, hành lang thư viện được sử dụngvào mục đíchhoạt động“hành lang - nơi đọc sách em yêu”: phục vụ cho việc đọc tại chỗ của bạn đọc vàocác giờ chơi, các tiết học trống… khác với những năm học trướchành lang thư viện nay đã được trang trí những hình ảnh đẹp mắtqua các câu chuyện được in trên apsphich treo tường. Bên cạnh đó, cầu thang thưviện cũng được sử dụng treo “bảng kế hoạch hoạt động thư viện, bảng tin thưviện” đầy màu sắc với những thông tin vềsáchmới, thư mục, lịch mượn... để bạn đọc của thư viện có thể cập nhật thông tinmột cách dễ dàng.

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểucách tìm sách mượn sách qua tủ mục lục tại thư viện như thế nào?

- Toàn bộ sách, báo, tài liệucủa Thư viện được phản ảnh đầy đủ qua hệ thống phích nhô mục lục chữ cái và Mụclục phân loại.

- Muốn tìm một tên sách hay mộttác giả đã biết, bạn đọc tìm đến phích nhô bằngchữ cái ở các ô Fích thích hợp theo mẫu tự A,B,C… bắt đầu của tên tác,hoặc tên sách.

A. TỦ PHÍCH ĐƯỢC SẮP XẾP THEO MỤC LỤC PHÂN LOẠI

- Mỗi cuốn sách được mô tả trênmột tấm phích:

+ Sách có 01 đến 03 tác giả mô tả tấm phíchtheo tên tác giả

+ Sách có 04 tác giả trở lênhoặc nhiều tác giả, tác giả tập thể môtả tấm phích theo tên tài liệu.

- Mỗi tấm phích được xếp vàomục lục phân loại

B. KÝ HIỆU PHÂN LOẠI CỦA TỦ PHÍCH NHƯ SAU:

Môn loại

Nội dung trong Môn loại

Ghi chú

0,1,2

0: Tổng loại

1: Triết học, Tâm lý học, lôgic học

2: Chủ nghĩa vô thần - tôn giáo

3,3K

3: Chủ nghĩa Mác - Lê Nin

3K: Xã hội - chính trị

33. Kinh tế

34. Nhà nước và pháp quyền (luật)

37. Văn hóa giáo dục

4

Ngôn ngữ học

5, 5A

5: Khoa học tự nhiên

5A: Nhân chủng học, giải phẫu học, sinh lý người

51. Toán học

53. Vật lý

54. Hóa học

57. Sinh học

6, 61, 63

6: Kỷ thuật

61: Y học - y tế

63: Nông nghiệp

7, 7A

7: Nghệ thuật

7A: Thể dục - Thể thao

8

Nghiên cứu văn học

9

Lịch sử

91

Địa lý

TPVH

Các tp từ trước và sau CM, Thơ, Kịch, Ký sự, tiểu thuyết... và các thể văn khác

ĐV

Sách thiếu nhi

Truyện dành cho TN

C. PHÍCH TRONG MỤC LỤC ĐƯỢC MÔ TẢ NHƯ SAU

Phích 1: Mô tả

*

Phích 2: Phích nhô chữ cái

*

D. CÁCH NHẬN BIẾT NHỮNG NỘI DUNG GHI TRÊN 01 TẤM PHÍCH

1. Đối với phích mô tả:

* Phía bên trái góc tấm phích:

- Ở tử số ghi ký hiệu phân loại

- Ở mẫu số ghi thứ tự cuốn sáchxếp trên giá (SĐKCB)

* Phía dưới bên phải tấm phích:

- Ở tử số ghi ký hiệu phân loại

- Ở mẫu số ghi ký hiệu tác giảvà tên sách

* Ở giữa tấm phích:

- Mô tả tên tác giả, tên sách,tái bản, nơi XB, nhà XB, năm XB, số trang, khổ sách....

2. Đối với phích nhô theo thứ tựu chữ cái A, B, C:

- Trong mỗi ô mục lục: Có phíchmô tả theo môn loại và phích nhô theo trật tựu chữ cái.

* Ví dụ: Trong ô mục lục 4 ngônngữ:

+ Chúng ta muốn tìm cuốn sáchcủa tác giả Nguyễn Thị Chi ta tìm đến phích nhô N và tìm cuốn sách mình cần

+ Chúng ta muốn tìm cuốn sách
Bài tập bổ sung anh 7 của nhiều tác giả ta chọn ở phích nhô có chữ cái B

* Lưu ý:

- Để nguyên tấm phích ở trong ôcủa tủ mục lục, không được lấy phích ra mà chỉ đọc tên sách hoặc môn loại vàghi ra phiếu yêu cầu đưa cho nhân viên phụ trách thư viện để lấy sách.

Xem thêm: 99+ hình ảnh bầu trời ban đêm tuyệt đẹp, những hình ảnh bầu trời đêm đẹp nhất

- Các Fích trong tủ mục lục đãđược sắp xếp theo thứ tự nhất định; bạn đọc chỉ cần lật nhẹ các Fích để tìm,tránh làm xáo trộn vị trí, hoặc rút Fích ra ngoài.

Thư viện sẽ luôn mở rộng cửa đểđón chào các em.

Cuối cùng kính chúc quý thầy côgiáo, các em học sinh mạnh khỏe, có một tuần học và làm việc tốt. Khởi một nămhọc mới đầy hứa hẹn, tràn đầy hy vọng.