Trà hoa cúc là thức uống toát lên vẻ thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà độc đáo của người Việt Nam. Loại trà này từ lâu đã được xem như là một phương thuốc và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền nhờ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cụ trà hoa cúc có tác dụng gì, cách sử dụng như thế nào để bồi bổ cho cơ thể? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Cleanipedia.

Bạn đang xem: Uống trà hoa cúc có tác dụng gì



Giảm đau bụng kinh: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà hoa cúc có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh. Ngoài ra, sự lo lắng và bồn chồn liên quan đến các cơn đau bụng kinh cũng được cải thiện đáng kể nhờ công dụng của trà hoa cúc.

Trị bệnh tiểu đường: Trà hoa cúc có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù không thể thay thế các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, trà là một chất bổ sung hữu ích với các phương pháp điều trị hiện có.

Ngăn ngừa loãng xương: Trà hoa cúc có tác dụng kháng estrogen và giúp thúc đẩy mật độ xương, từ đó hạn chế nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Giảm sưng viêm: Trà hoa cúc đã được chứng minh có chứa các hợp chất hóa học có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm đáng kể.

Phòng ngừa bệnh ung thư: Trà hoa cúc có thể hạn chế các tế bào ung thư, hoặc thậm chí ngăn chặn các tế bào đó phát triển ngay từ đầu. 

Giúp dễ ngủ và thư giãn: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trà hoa cúc có thể hoạt động giống như một chất benzodiazepine, từ đó có thể làm giảm lo lắng và giúp ngủ ngon hơn.


Tác hại của trà hoa cúc


Dị ứng và viêm da nhạy cảm: Do một số thành phần hóa học trong hoa cúc, một số trường hợp được phát hiện với triệu chứng dị ứng khi uống trà hoa cúc, các biểu hiện có thể là phát ban, da bị mẩn đỏ. Ngoài ra, loại trà này còn có thể gây ra tình trạng viêm da nhạy cảm hay kích ứng da, nổi mẩn đỏ khi bạn tiếp xúc với nguồn tia cực tím như ánh sáng mặt trời.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi: Dạ dày của người lớn tuổi hoạt động tương đối kém, khi uống trà hoa cúc có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Trà hoa cúc có thể gây ra tác dụng tiêu cực đến em bé và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể bị kích thích dạ dày khi sử dụng trà hoa cúc không đúng cách.

Làm huyết áp không ổn định: Tình trạng huyết áp bị giảm có thể là do tác dụng phụ của trà hoa cúc. Nếu sử dụng quá nhiều trà hoa cúc có thể rơi vào tình trạng giảm huyết áp và gây hậu quả đáng tiếc.


Ai không nên sử dụng trà hoa cúc?


Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là với phấn hoa: Hoa cúc có thể bị nhiễm phấn hoa từ các loại cây khác nên có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Người đã từng có phản ứng dị ứng với các sản phẩm từ hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc có thể làm các phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trà hoa cúc có thể bị nhiễm các bào tử gây ngộ độc cho trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Trà hoa cúc từ rất lâu đã được biết đến là một loại trà thảo mộc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Loại trà này không chỉ có vị ngon ngọt, thanh mát mà còn thơm, đẹp da, thanh nhiệt, giải độc. Đây là thức uống không thể thiếu trong tủ bếp mỗi gia đình, nhất là các chị em ưa đồ uống tự nhiên.

1. Thành phần của trà hoa cúc

Thành phần chính là làm từ hoa cúc khô. Từ ngàn xưa, trà hoa cúc đã được biết đến là một loại thức uống thể hiện cho sự thanh tao, nho nhã, quý tộc. Loại trà này là cái tên không thể không nhắc đến trong văn hóa uống trà đã có từ ngàn đời nay của người Việt Nam ta. Trà có vị thanh, mát, hơi đắng, có tác dụng tốt trong làm mát, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tốt cho não bộ, an thần, chống suy nhược thần kinh.

*

Trà hoa cúc là thức uống nho nhã, thanh tao có từ ngàn xưa

2. Tác dụng của trà hoa cúc

Không phải ngẫu nhiên mà trà hoa cúc có tuổi đời sử dụng lâu đến vậy. Từ thời phong kiến, hoa cúc đã được dùng làm nguyên liệu trong ẩm thực cung đình. Là thức uống thanh nhã, quý tộc, không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra loại thức uống này có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe:

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong trà hoa cúc có chứa nhiều flavones. Đây là một hợp chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất với tác dụng làm giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cải thiện hoạt động của hệ tim mạch. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa này còn có tác dụng hữu hiệu trong việc làm giảm tình trạng đau thắt lồng ngực, làm dịu những cơn đau xuất phát từ động mạch vành, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Tác dụng giải cảm hiệu quả

Trà hoa cúc có tính hàn, mát, thanh nhiệt nên được dùng làm bàu thuốc giải cảm rất hữu hiệu. Tính mát trong hoa cúc có thể làm giảm cơn sốt, giảm tình trạng sưng tấy, giảm cơn đau. Trà hoa cúc kết hợp với kim ngân, bạc hà hãm nước sôi để uống giải cảm, giảm sốt rất hiệu quả.

*

Trà hoa cúc có tác dụng tốt trong giảm sốt, giải cảm

Làm giảm mẩn ngứa, khó chịu

Tình trạng mẩn ngứa, phát ban khiến cho người bệnh rất khó chịu. Nguyên nhân là do nhiệt, nóng trong gây ra. Trong khi đó, trà hoa cúc lại có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Trong thời gian bị nổi mẩn ngứa, có thể uống trà thay nước hàng ngày để làm giảm tình trạng này. Nên duy trì đến khi nào hết hẳn triệu chứng mẩn ngứa. Kết hợp với điều dưỡng cơ thể, tránh ăn đồ ăn cay nóng.

Tốt cho đôi mắt

Trà hoa cúc cũng được cho là một loại thức uống thảo mộc tốt cho đôi mắt. Các tính chất trong trà có thể làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mỏi mắt và khô mắt. Sử dụng thường xuyên cũng là giải pháp để từng bước cải thiện tầm nhìn, cải thiện sức khỏe đôi mắt.

Phòng chống bệnh ung thư

Trong trà hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa hiệu quả. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa chống tự do, chống tế bào ung thư. Đặc biệt là chất apigenin có tác dụng tốt trong tiêu diệt và chống lại tế bào ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và tử cung. Uống trà đúng cách được cho là một giải pháp để ngăn ngừa hình thành ung thư trong cơ thể.

*

Uống trà đúng cách cũng là giải pháp ngăn ngừa hình thành ung thư

Tốt cho hệ thần kinh

Trà hoa cúc còn được biết đến là một loại trà an thần cực kỳ hữu hiệu. Với những người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng thần kinh, nên uống một tách trà trước khi đi ngủ có tác dụng an thần, ngủ ngon, sâu giấc hơn. Cách chất trong trà có tác dụng làm giãn mạch máu, điều hòa huyết áp, làm dịu thần kinh, giảm bớt tình trạng căng thẳng, trằn trọc khi ngủ.

Thanh nhiệt, tiêu độc

Trà hoa cúc là thức uống được khuyên dùng đối với những người thường xuyên nóng trong, nóng gan, bị nhiệt. Đây là thức uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt gây ra. Trà hoa cúc kết hợp với kim ngân hoặc nấm phục linh sẽ tăng cường tác dụng giải độc.

Làm giảm đau bụng kinh nguyệt

Trà hoa cúc cũng có tác dụng làm giảm co thắt tử cung trong những ngày “đến tháng”. Uống một tách trà nóng sẽ làm ấm bụng, giảm nhanh tình trạng đau tức vùng bụng dưới, giảm căng thẳng thần kinh. Tinh dầu chiết từ hoa cúc khi thoa vùng bụng cũng có tác dụng tốt trong việc giảm đau do co thắt tử cung thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, loại trà này còn được biết là có rất nhiều tác dụng khác như: chữa hôi miệng, làm đẹp da, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu,... Chính vì vậy, đây là thức uống bạn nên trang bị sẵn trong gia đình. Uống trà hoa cúc thường xuyên thay cho các chất kích thích khác sẽ là cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bản thân.

*

Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên để cải thiện sức khỏe

3. Những lưu ý cần biết khi dùng trà hoa cúc

Nếu bạn yêu thích loại đồ uống thanh tao này thì cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Thời điểm uống trà

Có thể uống trà hoa cúc mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên chỉ uống sau khi ăn 30 phút, trước khi đi ngủ nửa tiếng. Nên uống sau những bữa ăn nhiều đạm động vật, dầu mỡ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Thức uống này cũng là nguồn cung cấp nước cho cơ thể, thái độ, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc sau khi vận động tập thể dục cũng là một giải pháp bù nước, giảm đau cơ do hoạt động mạnh.

Pha trà đúng cách

Pha trà hoa cúc không cần nước quá nóng, sẽ làm giảm tác dụng, mất đi một số tinh chất quý giá trong hoa cúc. Nước pha trà nên dùng nước có nhiệt độ từ 80 - 85 độ C. Hãm trà trong thời gian 3 - 5 phút. Có thể pha trà hoa cúc với bạc hà, kim ngân, mật ong, kỷ tử,... để tăng cường tác dụng của trà.

Xem thêm: Thanh Lý Quầy Pha Chế Cà Phê Gỗ Giá Rẻ, Quầy Pha Chế Cafe: Các Mẫu Phổ Biến & Cách Bố Trí

Không nên dùng trà hoa cúc cho những trường hợp sau

Trà hoa cúc có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng trà này cho người đang có thể trạng yếu, bị tiêu chảy, ớn lạnh, chướng bụng, đau đầu, chân tay lạnh. Không uống trà khi đang đói hay sau khi vận động nặng nhọc. Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp phát huy hết tác dụng, công năng của loại trà này đối với sức khỏe.