1. Định nghĩa– Cẳng tay gồm hai xương: Xương quay và xương trụ, chịu trách nhiệm gấp duỗi khuỷu, gấp duỗi cổ tay và đặc biệt là sấp ngửa.– Gãy xương cẳng tay giới hạn từ 2 cm dưới nếp khuỷu đến 5 cm trên nếp cổ tay.– Gãy xương cẳng tay thường do chấn thương gây ra, gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh nhân có thể gãy một hoặc cả hai tay cùng một lúc.
Bạn đang xem: Bó bột gãy xương cẳng tay

Hình ảnh cấu tạo xương cẳng tay
2. Nguyên nhân gây gãy xương cẳng tay– Gãy xương do tai nạn giao thông.– Gãy xương do tai nạn lao động.– Gãy xương gặp trong thể thao.– Gãy xương do bệnh lý: Viêm xương tủy xương, ung thư xương gây gãy.
3. Triệu chứng thường gặp– Đau, sưng nề, bầm tím, biến dạng cẳng tay sau chấn thương, có thể kèm trật khớp khuỷu hoặc cổ tay. Có điểm ấn đau chói.– Mất cơ năng hoàn toàn.– Có thể có vết thương hở.– Xquang: Gãy xương cẳng tay.

Hình ảnh gãy thân hai xương cẳng tay
4. Biến chứng xảy ra nếu không điều trị– Gãy xương hở, tổn thương mạch máu thần kinh.– Hạn chế vận động bàn tay.– Hạn chế sấp ngửa cẳng tay.– Hội chứng chèn ép khoang cấp.– Hội chứng Volkmann.– Liền xương lệch, chậm liền, khớp giả, viêm xương.
5. Phương pháp nắn chỉnh, bó bột trong điều trị bảo tồn gãy xương cẳng tay– Áp dụng: Với trường hợp gãy vững và rất ít di lệch,– Thời gian: Sau bó bột bệnh nhân cần phải giữ bột trong vòng 6-8 tuần.
5.1. Những nguy cơ có thể xảy ra sau bó bột– Biến chứng do bột chèn ép sẽ có biểu hiện sưng đau, tê, tím đầu chi cần phải tháo bột.– Biến chứng do lỏng bột do chi giảm sưng nề, làm mất tác dụng cần thay bột.– Dị ứng với bột: Biểu hiện bỏng da, ngứa, viêm da….– Biến chứng do vật lạ rơi vào trong bột biểu hiện ngứa, khó chịu.– Biến chứng do rối loạn dinh dưỡng nguyên nhân do bất động lâu ngày thiếu tập luyện, biểu hiện teo cơ, cứng khớp, loãng xương, tăng calci máu, bệnh nhân thấy đau khi vận động sau tháo bỏ bột, chức năng chi bị giảm.– Hư bột do di chuyển, va chạm nhiều, làm mất tác dụng cần thay bột.
5.2. Những điều cần biết khi bó bột– Bệnh nhân điều trị bảo tồn thực hiện ở ngoại trú.– Bệnh nhân phải mang bột cố định cánh cẳng bàn tay trong vòng 6-8 tuần.– Trong thời gian mang bột bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau:+ Không để ướt bột, hạn chế vận động.+ Treo tay cao theo hướng dẫn.+ Theo dõi các đầu chi nếu sưng đau nhiều hoặc chặt bột phải tái khám ngay.+ Không dùng que đưa vào trong bột để gãi sẽ gây xây xát da dễ dẫn đến nhiễm trùng vết thương hoặc làm đùn bông gây chèn ép mạch máu.+ Không cọ xát bột với vật cứng sẽ gây hỏng bột.+ Tập vận động theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.+ Uống thuốc theo đơn, tái khám sau 05 ngày hoặc hỏng bột.
Xin chào chuyên mục tư vấn Cơ Xương Khớp! Tôi muốn nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi ” gãy xương cẳng tay điều trị trong bao lâu thì lành”? Em trai tôi bị gãy xương cẳng tay do đá bóng. Em tôi mới phẫu thuật và bó bột được 2 ngày. Tôi và gia đình rất quan tâm tới vấn đề này. Mong được giải đáp! (Huyền Anh 30 tuổi, Hà Nội).
Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay và cách điều trịGãy Xương bàn tay phải làm saoTrả lời:
Xin chào bạn!
Chuyên mục tư vấn Cơ xương khớp đã nhận được câu hỏi của bạn! Vấn đề bạn hỏi “gãy xương cẳng tay điều trị trong bao lâu” chuyên mục xin giải đáp như sau.

Thời gian điều trị gãy xương cẳng tay từ 8 – 10 tuần để lành vết thương
Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp cho biết: thông thường một người gãy xương cẳng tay sau khi cố định đúng phương pháp thì phải mất ít nhất 8 tuần đến 12 tuần mới được tháo bột và mất 5 – 6 tháng mới bình phục hoàn toàn . Tuy nhiên, ở người cao tuổi thời gian điều trị và hồi phục của người bệnh thường chậm hơn do các khớp đã bắt đầu thoái hóa, giòn và xốp hơn.
Xem thêm: Tủ cơm điện công nghiệp 8 khay điện, tủ nấu cơm công nghiệp viễn đông
Cách chăm sóc khi bị gãy xương cẳng tay
Điều quan trọng là người bệnh cần được chăm sóc chu đáo và có các tác động giúp khớp mau lành hơn. Để giúp xương cẳng tay mau lành sau khi gãy và được điều trị, cần thực hiện các biện pháp sau:
Cố định vị trí gãy vững chắc: Áp dụng đối với những trường hợp nặng. Hai đầu xương gãy phải được cố định vững chắc để tránh di lệch xương. Đây là lý do tại sao phải bó bột hay mỗ đóng đinh nội tủy. Cách điều trị này cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Tới thời điểm tháo bột, bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tháo nhẹ nhàng.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp ích cho người bị gãy xương cẳng tay, giúp xương mau liền hơn
Ăn uống đủ dưỡng chất: Một chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp người bệnh mau lành vết thương gãy xương cẳng tay. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và magie. Cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo xương sẽ giúp xương nhanh lành hơn. Ngoài việc ăn uống đầy đủ dữơng chất, bệnh nhân cần gồng cơ nhẹ nhàng và xoa bóp thường xuyên giúp máu lưu thông tốt, Máu sẽ đem những dưỡng chất cần thiết đến được các vị trí tổn thương, giúp quá trình tái xương diễn ra nhanh hơn.Tuân thủ những chỉ định trong điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, tái khám theo lịch hẹn từ bác sĩ hoặc liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất thường xảy ra trong quá trình điều trị.