Với các ưu điểm lớn như giảm lượng khí thải, tiết kiệm nhiên liệu và giúp động cơ vận hành êm ái hơn nên hệ thống phun xăng điện tử hiện nay được trang bị trên hầu hết các dòng ô tô.

Bạn đang xem: Bộ phun xăng điện tử

Vậy Hệ thống phun xăng điện tử là gì, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nó ra sao, cùng Thành Vô Lăng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Hệ thống phun xăng điện tử là gì?

Kể từ khi thắt chặt các quy định về khí thải vào những năm 1970, các hệ thống giúp giảm lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu đã được đưa vào sử dụng. Nổi bật nhất trong số này là hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng rộng rãi trên ô tô vào cuối những năm 1980.

*

Hệ thống phun xăng điện tử còn gọi là EFi hoặc Fi (Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection là một hệ thống thay thế cho bộ chế hòa khí, để tối ưu lượng nhiên liệu và không khí đi vào động cơ, nhằm giảm khí thải, tiết kiệm nhiên liệu cũng như giúp cho động cơ vận hành được trơn tru, êm ái.

Nhiệm vụ của hệ thống phun xăng điện tử là kiểm soát lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt với tốc độ vừa đủ để tránh lãng phí mà động cơ vẫn vận hành êm ái.

Ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử

Ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử

Hiện nay, nhiều người sử dụng hệ thống phun xăng điện tử trên ô tô thay cho bộ chế hòa khí là bởi nó mang nhiều ưu điểm vượt trội như sau.

1. Khả năng siêu tiết kiệm nhiên liệu

Hệ thống phun xăng điện tử hoạt động theo cơ chế phun tự động, nhiên liệu được phun một lượng chính xác, phù hợp với tình trạng vận hành thực tế của động cơ. Bên cạnh đó, lượng hòa khí ở các buồng đốt cũng được đốt cháy triệt để. Nhờ vậy mà nhiên liệu được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với bộ hòa khí. 

2. Đảm bảo tính ổn định và kéo dài tuổi thọ của động cơ

Nhờ có bộ phận cảm biến tự động, hệ thống phun xăng điện tử ô tô phân phối rất đồng đều hơi xăng đến từng xi lanh, giúp động cơ hoạt động ổn định, giảm xu hướng bị kích nổ trong hầu hết mọi điều kiện vận hành. 

Bên cạnh đó, khả năng khởi động mà không cần làm nóng máy giúp cho mô-men xoắn phát ra lớn hơn, quá trình khởi động diễn ra nhanh hơn, kể cả khi thời tiết lạnh giá.

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống Intercooler là gì? Một số lỗi thường gặp

Nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử ô tô

Chi phí bảo trì cao
Khó khăn trong việc bảo dưỡng
Khả năng hoạt động sai của một số cảm biến

Cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử ô tô

Hệ thống phun xăng điện tử ô tô bao gồm 3 phần chính:

*

Cảm biến

Thiết bị cảm biến tự động được lắp đặt trong hệ thống phun xăng điện tử nhằm thu thập số liệu và truyền thông tin về số liệu đó đến bộ phận điều khiển, để bộ phận điều khiển phân tích và xử lý.

Các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử được lắp đặt ở nhiều điểm của động cơ và chức năng của chúng là gửi thông tin đến ECU. Các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử bao gồm:

Cảm biến nhiệt độ động cơ
Cảm biến nhiệt độ cửa vào
Cảm biến nhiệt độ khí thải
Cảm biến tốc độ động cơ
Cảm biến vị trí bướm ga
Đầu dò chịu trách nhiệm đo nồng độ nhiên liệu trong hỗn hợp nhiên liệu / không khí

Bộ điều khiển điện tử

Thiết bị thứ 3 trong cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử là Bộ điều khiển điện tử (ECU) chính là “bộ não” của hệ thống phun xăng điện tử. Sau khi nhận được tất cả thông tin từ các bộ phận cảm biến, bộ phận điều khiển điện tử sẽ tổng hợp, xử lý và truyền tín hiệu đến các kim phun. Lúc này việc phun xăng sẽ được tiến hành một cách chính xác, vừa đủ cho động cơ hoạt động trơn tru mà không hề gây lãng phí.

*
Bảng sơ đồ hệ thống phun xăng điện tử

Các bác có thể tham khảo sơ đồ khối hệ thống phun xăng điện tử như trên.

Bộ phận bơm phun nhiên liệu

Bộ phận này bao gồm kim phun, vòi phun và bơm, thực hiện nhiệm vụ cuối cùng chính là nhận lệnh và bơm nhiên liệu tới các buồng đốt. Bộ phận này rất dễ hư hỏng nên cần được kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời để đảm bảo hệ thống phun xăng điện tử hoạt động bình thường, hiệu quả nhất.

Nguyên lý làm việc hệ thống phun xăng điện tử

*

Hệ thống phun xăng điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý: sử dụng hệ thống điều khiển điện tử để can thiệp, điều chỉnh trong quá trình phun nhiên liệu tới các buồng đốt của động cơ. 

Ban đầu, ngay lúc khởi động xe, bộ phận điều khiển điện tử quét một loạt các cảm biến để chúng bắt đầu hoạt động đúng chức năng của mình.

Các cảm biến đo các giá trị theo nhiệm vụ của chúng như nhiệt độ không khí, áp suất không khí, áp suất nhiên liệu, vòng tua động cơ, mật độ không khí, góc bướm ga,…

Sau đó, các cảm biến truyền tất cả những thông số này đến bộ điều khiển điện tử (ECU). ECU sẽ tự động tính toán lượng nhiên liệu hợp lý mà động cơ cần ngay chính thời điểm hiện tại để thiết lập thời gian mở vòi phun chính xác.

Hệ thống phun xăng điện tử efi có mấy loại?

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động, có thể chia hệ thống phun xăng điện tử trên ô tô thành các loại sau:

*
Hệ thống phun xăng điện tử có mấy loại

1. Hệ thống phun xăng đơn điểm (hay SPI)

hệ thống phun xăng điện tử ô tô này chỉ dùng duy nhất một vòi phun tại chính khu vực trung tâm thay cho bộ chế hòa khí để sinh khí hỗn hợp trong quá trình nạp nhiên liệu. 

Do đặc điểm cấu tạo khá đơn giản nên hệ thống phun xăng đơn điểm có giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những loại xe nhỏ, tải trọng thấp vì hệ thống chỉ phun một lần với số lượng lớn nên nhiên toàn bộ liệu hòa trộn không được đồng đều.

Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (hay MPI)

*
Cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử đa điểm

 Đây là hệ thống ưu việt nhất trong ba hệ thống phun xăng điện tử hiện nay. Ở hệ thống này, mỗi xi lanh đều có một vòi phun riêng ngay trước xu-pap, vòi phun này giúp hút triệt để nhiên liệu vào mỗi xi lanh. Trong quá trình vận hành, nhờ bộ phận cảm biến tự động, vòi phun nhận tín hiệu thông tin và có thể xác định thời điểm chính xác cần phun. Chính vì thế mà có thể bơm đủ và đúng lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ hoạt động mượt mà.

Hệ thống phun xăng điện tử tuần tự

Phun nhiên liệu tuần tự, còn được gọi là Phun nhiên liệu qua cổng tuần tự (SPFI) hoặc Phun theo thời gian, là một loại Phun nhiều cổng. Mặc dù MPFI có nhiều kim phun nhưng tất cả chúng đều phun nhiên liệu cùng lúc hoặc theo nhóm. Điều này có thể dẫn đến việc nhiên liệu ở trạng thái “lơ lửng” trong cảng lâu nhất là 150 mili giây tại thời điểm động cơ chạy không tải.

Nó có vẻ không nhiều, nhưng đó là một hạn chế đủ mà các kỹ sư đã giải quyết, đó là việc phun nhiên liệu tuần tự kích hoạt mỗi vòi phun riêng biệt. Về cơ bản, chúng được hẹn giờ giống như bugi và phun nhiên liệu ngay trước khi hoặc khi van nạp của chúng mở ra. Mặc dù có vẻ như là một bước nhỏ, nhưng việc cải thiện hiệu quả và phát thải đến với liều lượng đặc biệt nhỏ.

Hệ thống phun xăng điện tử trực tiếp

Phun trực tiếp phun nhiên liệu thẳng vào buồng đốt, qua các van. Hệ thống phun xăng trực tiếp phổ biến trong động cơ diesel và đang bắt đầu xuất hiện trong các thiết kế động cơ xăng, đôi khi được gọi là DIG cho Xăng phun trực tiếp. Tỷ lệ nhiên liệu vẫn chính xác hơn so với hệ thống phun khác.

*
Hệ thống phun xăng điện tử trực tiếp

Hệ thống phun trực tiếp cung cấp cho các kỹ sư một biến số bổ sung để ảnh hưởng chính xác đến cách thức đốt cháy xảy ra trong xi lanh. Bộ môn thiết kế động cơ xem xét kỹ lưỡng cách thức hỗn hợp nhiên liệu / không khí quay xung quanh trong các xi lanh và cách vụ nổ di chuyển từ điểm đánh lửa. Phun trực tiếp là loại có thể được sử dụng trong các động cơ đốt cháy nhẹ phát thải thấp.

Có thể bạn quan tâm:

Vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử

*
Cách vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử

Các loại nhiên liệu hiện nay có độ tinh luyện chưa cao, còn chứa nhiều tạp chất, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn kim phun, làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử, thậm chí có thể gây chết máy. Do vậy, cần tiến hành sửa chữa bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử thường xuyên để đảm bảo động cơ vận hành êm ả. 

Phương án an toàn và tốt nhất là nên vệ sinh kim phun xăng điện tử tại các trung tâm bảo dưỡng chính hãng, uy tín – nơi có thợ nghề đủ kỹ thuật và máy móc chuyên dụng, để đảm bảo kim phun xăng được vệ sinh đúng cách, hiệu quả. 

Chi phí trung bình cho một lần vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử rơi vào khoảng 150.000đ – 200.000đ. Đây là mức giá này hoàn toàn hợp lý để đổi lại một hệ thống phun xăng điện tử hoạt động trơn tru, động cơ vận hành ổn định.

Hệ thống phun xăng điện tử là gì? Có nhiệm vụ gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Có những loại hệ thống phun xăng điện tử nào? Lỗi thường gặp, cách vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống này như thế nào?,…. Tất cả những thông tin trên sẽ được giải đáp và cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.


1. Hệ thống phun xăng điện tử là gì? Nhiệm vụ của hệ thống phun xăng điện tử

Khái niệm: Hệ thống phun xăng điện tử có thể gọi tắt là EFi hoặc Fi (viết tắt của từ Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection trong Tiếng Anh). Theo đó, chúng là một hệ thống hòa khí thế hệ mới thay thế cho bộ chế hoà khí (bình xăng con) như cũ. 

*
Hệ thống phun xăng điện tử đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

Hệ thống phun xăng điện tử dùng một khối hệ thống tinh chỉnh và điều khiển điện tử để can thiệp vào các bước phun nhiên liệu vào buồng đốt của động cơ từ đó nhằm tối ưu hóa quá trình sử dụng nhiên liệu ở động cơ và thiết bị.

Nhiệm vụ: Chúng có nhiệm vụ chính là tối ưu hoá quá trình tiêu hao nhiên liệu tại động cơ và giúp xe hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có nhiệm vụ hỗ trợ một số bộ phận của động cơ.

2. Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử

Có nhiều loại hệ thống phun xăng điện tử nhưng tựu chung lại, chúng có cấu tạo cơ bản gồm những bộ phận sau đây:

2.1 Bộ phận cảm biến

Đây là bộ phận không thể thiếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phun xăng điện tử. Chúng được lắp đặt ở các vị trí khác nhau của động cơ với nhiệm vụ chính là thu nhập số liệu và gửi thông tin đến bộ phận điều khiển (ECU). Từ những thông tin nhận được thì ECU sẽ tổng hợp và phân tích thông tin, đưa ra các phương pháp xử lý giúp tối ưu hoá quá trình sử dụng nhiên liệu một cách tốt nhất. 

Một số loại cảm biến được sử dụng chủ yếu trong hệ thống phun xăng điện tử bao gồm: cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến nhiệt độ khí thải, cảm biến vị trí bướm ga,… Tuỳ thuộc vào loại xe và nhu cầu nhất định của người dùng mà có thể lựa chọn loại cảm biến tương thích.

*
Hệ thống này có cấu tạo nhiều bộ phận

2.2 Bộ phận điều khiển điện tử

Chúng được ví như cơ quan trung ương, là “đầu não” của toàn bộ hệ thống phun xăng điện tử. Đây là bộ phận đảm nhận thông tin từ cảm biến rồi tiến hành nhiệm vụ tổng hợp và xử lý thông tin. Sau đó, bộ phận điều khiển điện tử sẽ truyền tín hiệu đến kim phun nhiên liệu để bắt đầu quá trình phun xăng trong buồng đốt với tỷ lệ vừa đủ, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa.

2.3 Bộ phận bơm phun nhiên liệu

Trong bộ phận này bao gồm nhiều chi tiết cấu thành như: kim phun, vòi phun và bộ phận bơm. Chúng nhận lệnh từ bộ điều khiển để bơm nhiên liệu vào buồng đốt. Bởi đảm nhận nhiệm vụ vô cùng quan trọng nên đây cũng là bộ phận rất dễ xảy ra những lỗi, hư hỏng nên người dùng cần lưu ý bảo dưỡng thường xuyên để hệ thống hoạt động ổn định.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử

Mỗi hệ thống đều có nguyên lý hoạt động nhất định. Với hệ thống phun xăng điện tử thì nguyên lý hoạt động dựa trên việc sử dụng hệ thống điều khiển điện tử để can thiệp vào quá trình phun nhiên liệu trong buồng đốt rồi điều chỉnh chúng ở bên trong động cơ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu.

*
Chúng hoạt động theo nguyên lý nhất định

Cụ thể, khi bắt đầu khởi động xe thì bộ phận điều khiển điện tử sẽ tiến hành quét một loạt các cảm biến để chúng làm nhiệm vụ của mình. Các cảm biến sẽ tiến hành đo giá trị nhiệt độ không khí, áp suất không khí, áp suất nhiên liệu, vòng tua động cơ, mật độ không khí, góc bướm ga,… theo nhiệm vụ cụ thể của từng loại. Sau đó cảm biến truyền thông tin đến bộ phận điều khiển điện tử ECU để chúng tính toán lượng nhiên liệu cần sử dụng một cách hợp lý. Đồng thời, tính toán và thiết lập thời gian mở vòi phun chính xác nhất.

4. Phân loại hệ thống phun xăng điện tử

Hệ thống trên bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó một số loại điển hình phải kể đến bao gồm:

4.1 Hệ thống phun xăng đơn điểm SPI (Single Point Injection)

Đây là hệ thống chỉ dùng duy nhất một vòi phun ở vị trí trung tâm thay thế cho bộ chế hòa khí. Chúng có chức năng sinh khí hỗn hợp trong quá trình nạp. Đây là hệ thống có cấu tạo tương đối đơn giản nên cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên, cũng bởi sự đơn giản đó mà hệ thống phun xăng đơn điểm SPI hầu hết chỉ phù hợp để sử dụng cho những dòng xe có tải trọng thấp, xe nhỏ. Nguyên lý hoạt động chỉ phun một lần với số lượng lớn nên quá trình hòa trộn nhiên liệu của hệ thống này cũng được đánh giá chưa đồng đều. Đây cũng là nhược điểm của hệ thống SPI mà người dùng nên lưu ý.

*
Có nhiều loại hệ thống phun xăng điện tử

4.2 Hệ thống phun xăng điện tử hai điểm BPI (Bi Point Injection)

Hệ thống này có sự cải tiến so với hệ thống đơn điểm. Theo đó, cấu tạo của hệ thống hai điểm bao gồm 2 vòi phun. Chúng được đặt ở sau bướm ga và tạo nên sự hòa trộn đồng đều cho nhiên liệu.

Thông thường, hệ thống này được sử dụng phổ biến cho xe máy, ít ứng dụng cho ô tô. Nguyên do bởi khi hệ thống tiến hành phun chưa đáp ứng được yêu cầu về nhiên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của động cơ ở những dòng xe ô tô phổ thông hiện nay

4.3 Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm MPI (Multi
Point Injection)

Có thể nói đây là hệ thống được cải tiến nhiều tính năng, hiện đại và được ứng dụng phổ biến hơn cả. Với hệ thống phun xăng điện tử đa điểm MPI, mỗi xi lanh sẽ được trang bị với vòi phun riêng nằm trước xupap. Điều này giúp nhiên liệu được hút triệt để vào xi lanh. 

Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành thì hệ thống vòi phun nhận tín hiệu thông tin từ góc quay trục khủy. Tiếp đến, chúng sẽ xác định thời điểm chính xác cần phun. Chính sự đồng bộ này trong hoạt động của các bộ phận giúp hệ thống phun xăng điện tử đa điểm đạt được tỷ lệ nhiên liệu cần thiết để bơm cho động cơ. 

Thêm vào đó, đây là hệ thống có khả năng loại bỏ hiện tượng nhiên liệu bị ngưng tụ trong đường ống nạp so với các loại các hệ thống khác. Vì vậy, đây là hệ thống được sử dụng khá phổ biến cho nhiều hãng xe ô tô hiện nay.

4.4 Hệ thống phun nhiên liệu trước bướm ga (TBi)

Đây là hệ thống phun xăng điện tử đời đầu, có thiết kế khá đơn giản chỉ bao gồm bơm nhiên liệu cơ học và kim phun xăng. Đây còn gọi là hệ thống phun nhiên liệu trung tâm. Chúng bao gồm một kim phun nhiên liệu được điều khiển bằng điện đặt phía trên bướm ga và phun nhiên liệu vào thân bướm ga, đảm nhận nhiệm vụ như một bộ chế hoà khí. 

4.5 Hệ thống phun xăng trực tiếp (GDI)

Bên cạnh những hệ thống kể trên thì hiện nay hệ thống phun xăng trực tiếp được ứng dụng phổ biến hơn cả. Chúng còn được gọi là phun phân tầng nhiên liệu (FSI) và sử dụng công nghệ EFi mới nhất. 

*
Hệ thống phun xăng trực tiếp trên xe máy

Hệ thống này ứng dụng kim phun đặc biệt ở áp suất cao để phun xăng trực tiếp vào buồng đốt giống như động cơ diesel. Đồng thời, hộp điều khiển sẽ kiểm soát sự hòa trộn không khí với nhiên liệu chính xác. Đặc biệt, quá trình này diễn ra trong buồng đốt nên giúp kiểm soát quá trình đốt cháy một cách tối ưu.

Phun nhiên liệu trực tiếp là hệ thống có nhiều lợi ích cho động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng. Chúng giúp cho động cơ làm việc mượt mà, chính xác hơn, ngay cả ở môi trường khắc nghiệt. Đồng thời, loại bỏ tắc nghẽn và khởi động lạnh một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu cùng như hạn chế tối đa lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường.

5. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phun xăng điện tử

Với hệ thống phun xăng điện tử EF có nhiều điểm nổi bật như có thể vận hành ngay sau khi khởi động, công suất cũng như momen xoắn của phun xăng EFI cũng được đánh giá cap. Bên cạnh đó, hệ thống phun xăng điện tử giúp kiểm soát lượng nhiên liệu cần thiết theo từng chế độ vận hành của động cơ, giúp xe vận hành ổn định và giảm khí thải ra môi trường.

Cụ thể những ưu điểm và hạn chế của hệ thống phun xăng điện tử như sau:

5.1 Ưu điểm

Hệ thống phun xăng điện tử có nhiều ưu điểm, điển hình như:

Tiết kiệm nhiên liệu động cơ: Hệ thống giúp tính toán chính xác lượng nhiên liệu cần thiết để sử dụng cũng như thời điểm phun, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu cho động cơ.Đốt cháy triệt để nhiên liệu: Nhờ cơ chế phun tự động mà lượng nhiên liệu được phun một cách chính xác, hòa khí ở buồng đốt cũng được đốt cháy triệt để giúp nhiên liệu được dùng hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn rất nhiều.Giảm ô nhiễm môi trường.Đảm bảo tính ổn định và kéo dài tuổi thọ của động cơ: Nhờ trang bị hệ thống cảm biến tự động mà hệ thống này có thể phân phối đồng đều nhiên liệu đến từng xi lanh, giúp động cơ hoạt động ổn định.Dễ dàng khởi động xe bao gồm cả khởi động lạnh: Theo đó, hệ thống này cho phép hoạt động ngay sau khi xe khởi động, từ đó, tiết kiệm thời gian làm nóng động cơ kể cả trong điều kiện thời tiết lạnh giá.Hệ thống tích hợp nhiều công nghệ cao
*
Phun xăng điện tử có nhiều ưu điểm nổi trội

5.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống phun xăng điện tử còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:

Một số trường hợp do cơ chế bơm mà xăng bị pha trộn, nhiễm tạp chất, gây nên tắc nghẽn và ảnh hưởng tới quá trình phun xăng của xi lanh. Chi phí bảo trì tương đối cao.Quá trình bảo dưỡng phức tạp.Một số cảm biến còn sai số về tín hiệu, ảnh hưởng tới quá trình cấp nhiên liệu cho quá trình vận hành của xe.

6. Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử

Những lỗi phổ biến đối với hệ thống này bao gồm:

Đèn báo phun xăng điện tử không tắt: Đây là một trong những lỗi khá phổ biến của hệ thống phun xăng điện tử. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết là đèn báo lỗi sẽ sáng trong vài giây khi công tắc máy bật ON. 

Các nguyên nhân dẫn đến lỗi trên thông thường do:

Cảm biến đã sử dụng trong thời gian dài, phát sinh hỏng hóc, mất tín hiệu tạm thời,…Kim phun bị tắc do bụi bẩn tích tụ, chất lượng xăng kém hoặc bộ phận lọc xăng bám quá nhiều bẩn.Do cháy bơm xăng hoặc tắc lọc xăng.Nguyên nhân do cảm biến bị hỏng, bẩn.Lỏng giắc cắm
*
Trong quá trình hoạt động, hệ thống có thể gặp nhiều lỗi

Thông thường, với nguyên do xuất phát từ cảm biến thì biện pháp khắc phục đơn giản là tháo hệ thống ra và vệ sinh cảm biến sạch sẽ. Những lỗi do nguyên do khác thì người dùng cần đưa xe đến trung tâm để được đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra, tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có phương hướng xử lý chính xác.

7. Các câu hỏi liên quan

7.1 Có nên vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử hay không?

Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Theo đó, quá trình vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử là việc làm cần thiết. Vệ sinh kim phun xăng giúp hạn chế tắc kim (vòi)phun, ngăn ngừa chết máy xe cũng như hạn chế hiện tượng xe bị giật mạnh mỗi khi tăng tốc dẫn tới các bộ phận trong động cơ nhanh bị bào mòn, từ đó tác động đến hệ thống phanh và lượng khí thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ hệ thống còn giúp quá trình nạp nhiên liệu diễn ra trơn tru, giúp đề máy dễ dàng, xe tăng tốc hoặc giảm tốc mượt hơn cũng như tăng tuổi thọ cho động cơ. Đặc biệt, hệ thống này sạch sẽ hạn chế tiêu hao nhiên liệu cũng như giảm thiểu tối đa lượng khí thải sản sinh ra môi trường. Với những lý do trên thì việc vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử là điều cần thiết và quan trọng.

*
Vệ sinh kim xăng là việc làm cần thiết

Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống phun xăng điện tử phụ thuộc vào lời khuyên từ hãng. Chi phí súc rửa kim phun xăng dao động từ 90 000 – 100 000 đồng. Trong khi đó, phí vệ sinh kim phun xăng điện tử Honda, Suzuki hoặc Vespa có giao cao hơn, giao động từ 150.000 – 200.000 đồng.

7.2 Giá bộ phun xăng điện tử là bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phun xăng điện tử khác nhau với các mức giá riêng. Tuỳ thuộc vào hãng sản xuất và loại sử dụng cụ thể cho từng loại xe mà giá giao động khoảng 700.000 – 2 triệu đồng. Tuỳ loại xe ga và xe số, xe ô tô,… thì mức giá sẽ khác nhau.

Một số loại phổ biến và mức giá tham khảo như sau:

Bộ phun xăng điện tử 16450-K15-601

720.000 VNĐ

Bộ phun xăng điện tử FI Xe JUPITER FI – BX0023

410.000 VNĐ

Bộ bơm xăng điện tử xe Vision

410.000 VNĐ

Bộ phun xăng điện tử HONDA SH MODE 125 (16450K60T71)

369.600 VNĐ

Bộ phun xăng điện tử xe SH 125 – 150 

410.000 VNĐ

7.3 Các dòng xe nào lắp hệ thống phun xăng điện tử?

Hiện nay có nhiều dòng xe lắp đặt hệ thống phun xăng điện tử, điển hình như:

Xe máy Vespa LXV 125ie 2010 được trang bị động cơ 125 phân khối với hệ thống phun xăng điện tử và công suất lên đến 10,7 mã lực.Xe máy SH 2005: Đây chính là chiếc Honda đầu tiên trang bị động cơ phun xăng điện tử PGM-FI thế hệ mới, hiện đại.Xe máy Exciter: Với phiên bản 150 phân khối thì xe Exciter mới được trang bị hệ thống phun xăng điện tử.Xe máy Winner X có dung tích bình xăng lên đến 4.5 lít và trang bị hệ thống phun xăng điện tử hiện đại.Xe ô tô: Hiện nay nhiều loại được trang bị hệ thống này, trong đó điển hình là hãng xe Vìnasst.
*
Hiện nay có nhiều dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử hiện đại

7.4 Hệ thống phun xăng điện tử và bộ chế hoà khí có gì khác nhau?

Bộ chế hoà khí và hệ thống phun xăng điện tử có những điểm chung và nhiều điểm khác biệt. điển hình dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Tiêu chí so sánh

Hệ thống phun xăng điện tử

Bộ chế hoà khí

Về khái niệm

Hệ thống phun xăng điện tử là hệ thống điều hành để điều khiển , tính toán lượng xăng mỗi khi xe hoạt động và thời điểm phun chính xác cho động cơ.

Bộ chế hoà khí được hiểu là dụng cụ có nhiệm vụ trộn xăng với không khí theo một tỷ lệ phù hợp để cung cấp hỗn hợp cho động cơ sử dụng. Chúng làm việc theo nguyên tắc cơ học.

Cách tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu

Nhiên liệu sẽ được đưa trực tiếp vào động cơ thông qua hệ thống áp suất cao.Chúng sẽ được phun với mức áp suất cao cùng định lượng chính xác được thiết lập bằng công cụ điện tử trong hệ thống phun xăng điện tử nên nhiên liệu được xé nhỏ, bay hơi và hoà trộn với không khí một cách đồng đều.Có chế làm việc là khi không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán sau quá trình nạp nhiên liệu. Xăng cũng được hút ra từ buồng phao thông qua giclơ xăng. Giclo sẽ xác định lượng xăng và lượng không khí hút vào phù hợp để có thể tạo ra hỗn hợp tối ưu nhất cho buồng đốt nhiên liệu.

Khi khởi động

Bộ phận điều khiển ECU nhận biết được động cơ đang quay nhờ tín hiệu được cảm biến truyền đến.Sau đó, ECU sẽ tính toán và điều khiển vòi phun để cung cấp một lượng nhiên liệu hỗn hợp để bắt đầu quá trình khởi động của động cơ. Khi bắt đầu quá trình khởi động xe, bướm gió sẽ đóng hoàn toàn để tạo ra hỗn hợp xăng đủ đậm. Sau khi khởi động, bướm gió sẽ được nới lỏng để tránh hỗn hợp quá đậm khiến tắt máy do ngộp xăng.

Khi tăng tốc

Quá trình phun xăng tự động nên không xảy ra hiện tượng chậm trễ.Trong một số trường hợp có thể một lượng xăng nhỏ cũng được phun thêm để hỗ trợ thêm. Khi tăng tốc thì hỗn hợp không khí và xăng sử dụng bộ chế hoà khí sẽ bị nhạt đi. Vì vậy, bộ chế hoà khí được trang bị thêm bơm tăng tốc giúp tránh trường hợp này. Khi xuất hiện tình trạng trên thì bướm ga sẽ mở đột ngột và xăng sẽ được phun ra từ bơm tăng tốc nhằm bù lại lượng xăng bị cung cấp trễ một cách tối đa.

Ưu điểm

Tiết kiệm nhiên liệu tối đa.Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.Có thể thích hợp với nhiều loại xe có mức tải trọng khác nhau.Xe dễ dàng khởi động, ngay cả ở điều kiện thời tiết giá lạnh.Cấu tạo bộ chế hoà khí khá đơn giản nên dễ dàng sửa chữa và thay thế.Giá thành cũng tương đối rẻ.

Hạn chế

Cấu tạo khá phức tạp nên khó khăn trong quá trình sửa chữa.Giá thành cao hơn.Có thể xảy ra hỗn hợp không khí – xăng quá đậm hoặc nhạt.Có thể sinh ra khí độc như HC, CO, NOx.Có thể không đồng đều hỗn hợp không khí – xăng mà các xi lanh nhận được.

7.5 Hệ thống phun xăng điện tử tiết kiệm được bao nhiêu nhiên liệu

Theo nhiều nghiên cứu và chứng minh, các loại xe máy tích hợp công nghệ phun xăng điện tử giúp tiết kiệm xăng từ 15 – 20% so với các dòng xe sử dụng bộ chế hòa khí thông thường. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của hệ thống phun xăng điện tử hiện đại. Hiện chúng đang được ứng dụng phổ biến.

Xem thêm: Cách dạy con trai 10 tuổi và những cách thức để con phát triển tốt nhất

*
Hệ thống phun xăng điện tử giúp tiết kiệm nhiên liệu

Phía trên là những thông tin cơ bản về hệ thống phun xăng điện tử. Tuỳ loại xe cũng như cơ chế hoạt động nhất định mà việc lựa chọn bộ chế hoà khí hay phun xăng điện tử loại nào sẽ có mức độ phù hợp riêng. Trường hợp người dùng cần trang bị hệ thống phun xăng điện tử hoặc bảo dưỡng, vệ sinh chúng thì hãy mang xe đến gara để được đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn và hỗ trợ chi tiết.