Thay đất cho cây trong chậu giúp tái tạo dinh dưỡng đầy đủ cho cây trồng để ra hoa và đơm trái. Cùng Smart Garden tìm hiểu ngay cáccách thay đất cho cây trong chậu đơn giản nhanh chóngsau.

Bạn đang xem: Cách thay đất cho cây mai


Thay đất cho cây trong chậu hay thay chậu cho cây?

Thay đất cho cây trong chậu không phải là việc dễ dàng mà nó đòi hỏi người làm phải khá tỉ mỉ, khó khăn hơn rất nhiều với việc thay chậucho cây. Thay đất cho cây trong chậu là cách duy nhất đảm bảo rằng cây trong chậu vẫn sẽ cho hoa và quả tốt sau một thời gian dinh dưỡng trong đất đã dùng hết. Nếu bạn lựa chọn thay chậu cho cây thì nó chỉ giúp cây có không gian sinh trưởng tốt hơn chứ không đảm bảo được chất lượng của hoa hoặc quả. Ngoài ra bạn cũng không thể đổi chậu to hơn mãi được, một là đánh đất ra trồng ngoài vườn, hai là giữ nguyên kích thước chậu và ưu tiên thay đất cho cây.

*

Thay chậu to hơn chỉ cần lấy chậu cũ làm khuôn cho cây và vẫn giữ nguyên đất cũ

*

Những cây bonsai thường sẽ mãi trong một chiếc chậu và chỉ có thay đất mới tăngtuổi thọcủa chúng

Nên thay đất cho cây trồng trong chậu khi nào?

Thay đất cho cây trồng trong chậu nên vào cuối mùa đông. Tuy nhiên những người am hiểu cho rằng không nhất thiết phải là mùa này mùa nọ mà phụ thuộc vào chu kì ra hoa đơm quả của cây. Theo cách hiểu logic thì thay đất cho cây trồng trong chậu nên tránh làm vào khoảng thời gian cây cần sử dụng nhiều năng lượng cho việc sinh sản. Thường vào mùa đông cây tiêu tốn ít năng lượng nhất, và ta bắt đầu thay đất để tái tạo dinh dưỡng, phục vụ quá trình trao đổi chất tăng lên vào mùa xuân hè. Ngoài ra ta cũng không nên thay đất khi cây bị bệnh.Không giống như thay chậu với mục đích để cây có không gian sinh trưởng, lý do thay đất của đại đa số những người trồng cây là do đất bạc mầu và thời gian dài sử dụng phân bón hóa học khiến đất tích tụ muối độc hại.

*

Ngoài ra bạn cũng nên nhớ rằng không phải cây nào cũng cần thay đất hoàn toàn mà chỉ cần tái tạo lớp mùn dinh dưỡng bề mặt. Xới nhẹ lớp đất phía trên cùng với độ dày từ 3 – 5 cm, cẩn thận để tránh làm tổn thưỡng bộ rễ, rồi thay thế bằng lớp đất mùn hữu cơ đã chuẩn bị sẵn. Những loại cây điển hình có thể áp dụng cách này là thực vật mọng nước như nha đam, xương rồng, phỉ thúy. Một số cây bắt buộc phải thay đất, đó là các cây ra hoa bản to như hồng và lily,hay cây cảnh đơm quả như quất. Ngay cả những cây bonsai cũng cần thay đất vì cây cả đời luôn ở trong chậu cảnh.

Các bước thay đất cho cây trồng trong chậu

Bước 1 - Chuẩn bị

Tìm một địa điểm thích hợp để thay đất cho cây trong chậu vì công việc này sẽ khá là bừa bộn. Bạn nên chọn khu vực rộng rãi như ngoài sân, ngoài vườn và chọn ngày đẹp trời để tiến hành. Nếu bắt buộc phải làm trong nhà, hãy lót bàn hay sàn nhà bằng giấy báo để có thể dọn dẹp dễ dàng ngay sau đó.

Đừng quên chuẩn bị nguyên liệu đất trồng mới, chậu cây mới, kéo cắt tỉa cành và các loại phụ kiện tướicây trong chậu.

Bước 2 – Tách cây ra khỏi giá thể cũ

Giá thể cũ hay đất trồng cũ đã bạc mầu hay nhiễm độc dư lượng muối, đã đến lúc cần tách cây ra khỏi lớp đất cũ. Tuy nhiên trước hết hãy tách cây ra khỏi chậu trước. Đôi lúc bạn sẽ gắp phải vấn đề với việc rễ của cây đã chiếm hết chỗ trống trong chậu tạo nên những vùng tương tự như chân không tại thành chậu, khiến việc lấy cây ra khỏi chậu rất vất vả. Điều này hay xảy ra với chậu làm bằng nhựa tổng hợp.

Một số trường hợp rễ cây bị kẹt lại, hãy cẩn thận nếu mạnh tay có thể làm hỏng bộ rễbên trong. Với chậu nhựa thì hãy dùng tay nắn thành chậu để các vựa đất tách khỏi thành chậu. Chú ý không được dùng dao hay vật nhọn thọc vào thành chậu để tách đất vì có thể làm thủng chậu và đứt rễ. Nếu rễ kẹt tại lỗ thoát thì nên loại bỏ hẳn đoạn rễ đó.

Bước 3 – Làm sạch bộ rễ

Những tảng đất dày sẽ là trở ngại lớn nhất trong bước này. Có 2 việc bạn cần làm trước đó là tách lớp đất cũ ra khỏi bộ rễ và kiểm tra để loại bỏ những đoạn rễ đen, mục.

Nhiều người áp dụng phương pháp xối nước để tách đất bám trên rễ. Cách này sẽ nhanh và an toàn hơn. Không làm tổn thương nhiều tới bộ rễ nhưng sẽ tốn nhiều nước và sẽ không hợp lý khi bạn phải thay đất cho nhiều chậu cây.

*

Bạn có thể tách đất được như này?

Cách nhiều người hay áp dụng nhất là dùng búa gõ nhẹ vào lớp đất ngoài để tạo vết nứt rồi bóc tách dần các mảng đất bám trên rễ cây. Đôi lúc những chùm rễ non sẽ bị đứt, đó là điều không thể tránh khỏi. Bạn bắt buộc phải có những điều chỉnh như cắt tỉa cành lá để giảm tải cho bộ rễ tổn thương.

Không nên cắt những bộ rễ còn nguyên vẹn, cây sẽ tốn thêm năng lượng để tái tạo bộ rễ. Chỉ nên cắt những đoạn rễ hỏng, màu xám đen hoặc mục rữa.

Một số búi rễ mọc thành tảng dầy quá lâu trong chậu cũ, mà nếu để nguyên mà chuyển sang chậu mới thì khả năng chỗ rễ đó vẫn luẩn quẩn trong không gian chật chội. Hãy nhẹ nhàng kéo và bóc tách những đoạn rễ đó như kéo sợi len ra khỏi búi len dày mà không làm đứt dây.

Trong trường hợp bộ rễ quá dầy (như trong hình trên), thì bắt buộc phải loại bỏ bộ rễ. Hãy ước lượng để cắt giảm 1/3 độ bao phủ của rễ trong chậu cũ và đồng thời cắt giảm luôn 1/3 độ bao phủ của cành và lá cây.

Bước 4 – Cố định cây trong chậu mới

Bộ rễ có thể coi như một dạng xúc tu của cây. Khi chuyển đổi đất trồng, bộ rễ vốn phát triển thuận theo điều kiện đất của chậu cũ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ trong điều kiện đất trồng mới. Có 3 vấn đề bạn cần phải lưu ý khi bắt đầu “chuyển nhà” cho cây.

Thứ 1: Mật độ đất trồng không cần phải quá đặc, thậm chí càng tơi càng tốt để khi tưới cây sau này chỉ đủ để làm ẩm đất và không tạo thành các điểm úng ngập cục bộ gây thối rễ bên trong. Nhiều người muốn đất ôm lấy bộ rễ nên cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng cách nén đất càng chặt càng tốt và đó là một sai lầm lớn. Khi lấp đất vào trong chậu, bạn xúc đất đến đâu thì cứ đổ đến đó và không cần phải lấp kín hay nén xuống.

Thứ 2: Mật độ đất trồng giảm đi thì khả năng chịu gió bão sẽ giảm đi, cây dễ bị bật gốc và đứt rễ nếu để ngoài ban công gió to. Hãy che chắn cẩn thận.

Thứ 3: Giảm lượng nước tưới 1 lần nhưng tưới nhiều lần hơn khi bạn thay đất cho cây. Giảm lượng để tránh nước rửa trôi dinh dưỡng do khả năng thoát nước tăng lên, tưới nhiều lần hơn vì đất sẽ khô nhanh. Hãy điều chỉnh việc tưới nước hợp lý sau khi thay đất cho cây sau khoảng 2 – 3 tháng.

Nên nhớ giữ lại chậu cây cũ, rửa sạch bằng xà phòng nếu bạn vẫn giữ được chậu nguyên ven trong quá trình thay đất. Bạn có thể tái sử dụng chậu cho lần thay đất sau nếu chắc chắn không có vi khuẩn, nấm mốc hay mầm cây dại bên trong.

Để khả năng sống của cây cao nhất và tăng sức chịu đựng, hãy cắt tỉa bớt cành lá đi, quan trọng là áng chừng mức độ tổn hại của bộ rễ để có thể điều chỉnh số lượng lá và cành hợp lý.

Sau 2 - 3 tuần, đất trong chậusẽ tự động co lại và đặc hơn do trọng lực và rễ hút nước. Lúc này hãy bổ xung thêm đất thịt mới vào chậu mà không sợ hiện tượng nước úng cục bộ.

Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng, nó mang cả tâm hồn của dân tộc. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm.

Nhưng sau những ngày chơi Tết, cây mai như vắt kiệt sức để bung nở những cánh hoa vàng rực rỡ nhất cho ngày Xuân, sau đó bắt đầu kiệt sức, yếu đi và cần được chăm sóc để cây mai vẫn phát triển, sinh trưởng tốt và năm sau lại cho hoa đúng theo ý mình. Hãy cùng gdtxdaknong.edu.vn tìm hiểu ngay kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng sau Tết Nguyên đán 2022 để Tết năm sau hoa mai vàng lại vẫn nở rực rỡ nhé!

Mục lục:

Cách chăm sóc cây mai vàng sau Tết theo từng tháng trong năm đúng cách

1. Tỉa cành cây

2. Vệ sinh cây mai

3. Thay đất cho cây mai

Quy trình chăm sóc mai sau Tết

Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6

Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12

gdtxdaknong.edu.vn Shop chuyên bán decal và phụ kiện trang trí Tết uy tín tại Tp
HCM

*
Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng

Cách chăm sóc cây mai vàng sau Tết từng tháng trong năm đúng cách

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng sau Tết Nguyên đán hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm bởi đây là loại cây có sức sống rất mãnh liệt, nhưng để cây hoa mai vàng phát triển tốt nhất và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc chúng. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng đúng cách, sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền mua mai mới chơi Tết mà vẫn có cây mai đẹp ưng ý. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm dành cho bạn.

1. Tỉa cành cây

Tỉa cành cây cần được thực hiện sớm, thời gian tốt nhất là trước ngày 15 và chậm nhất là ngày 20 tháng giêng âm lịch. Tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của cây mai mà bạn chọn cách tỉa cho phù hợp, có thể tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Và thông thường sẽ phải cắt bỏ 1/3 cành mai.

Sau đó chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu cành mai có dấu hiệu không phát triển nhiều bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì, có thể dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cho cây nhanh phát triển.

Khi cây hồi sức thì cần đưa cây ra nắng sẽ giúp cây mai ra lá và chồi nhanh hơn, thời điểm này khá nhạy cảm do cây mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Do đó, sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày bạn pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu, phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi lá cây vừa già.

Tỉa cành cho cây mai là hết sức quan trọng, sẽ giúp tạo lại tán lá cho cây - chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ. Một lưu ý nhỏ cần nhớ là tỉa đều các cành, bởi nếu cành nào không được tỉa sẽ bị nấm bệnh và tất nhiên hoa không ra nhiều bằng các cành được tỉa. Và một đều nữa là cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì càng kích thích sự phát triển tốt hơn của hoa mai vàng sau Tết.

*
Tỉa cành cho cây mai là hết sức quan trọng, sẽ giúp tạo lại tán lá cho cây

2. Vệ sinh cây mai

Sau khi hoàn thành việc tỉa cành cho cây mai thì bạn cũng đừng quên vệ sinh cho cây thường xuyên. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy vòi nước phun mạnh vào cây để làm bong tróc sạch rêu, nấm mốc. Hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây (dùng túi ni long che phần gốc lại, tránh làm cây tổn thương), và đặc biệt chú ý những chỗ có nhiều nấm mốc. Sau khi phun được khoảng 10 phút nếu thấy cây vẫn chưa sạch nấm mốc, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây sẽ “tạm biệt” được nấm mốc ngay thôi.

*
Sau khi hoàn thành việc tỉa cành cho mai thì bạn cũng đừng quên vệ sinh cho cây thường xuyên

3. Thay đất cho cây mai

Bạn không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai Tết, khoảng hai ba năm sau khi mai sử dụng và sinh trưởng trên loại đất đó thì nên thay thế bằng loại đất mới. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng. Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp chất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt nhé.

Lưu ý:

Khi vừa thay đất, tuyệt đối không bón phân vì khi đó bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ cũng đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

*
Thay đất cho cây mai nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng

Quy trình chăm sóc mai sau Tết

Chăm sóc mai vàng trong một năm không phải là một kỹ thuật đơn giản, vì nó liên quan đến nhiều mặt như nhu cầu dinh dưỡng, bệnh, sâu, nấm,... của cây trong từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe, tính chất của cây trồng, độ tuổi,... nếu bón phân, phun thuốc không đúng thì chất lượng và hiệu quả của phân, thuốc đối với cây không tăng lên, mà đôi lúc còn làm cho cây phát triển mất cân bằng, dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị chết cây. Quy trình chăm sóc mai vàng sau Tết được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6

Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt Tết thì cây đã bị suy yếu nên sau Tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây. Đầu tiên ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.

Thay đất: trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng (lưu ý không nên cắt quá sát).

Trộn đất theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt... nếu có thêm phân động vật đã mục trộn chung vào thì càng tốt sẽ giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bón phân: chúng ta cần xác định rằng ở giai đoạn này là giai đoạn phục hồi và giúp cây mai phát triển, nên cần lưu ý bón phân sao cho cành lá phát triển sum suê nhất có thể vì thế nên ưu tiên bón nhiều phân lân.

Cây mai có thể vươn rễ đi khắp nơi để tìm nguồn dinh dưỡng tuy nhiên khi trồng trong chậu chúng ta phải thường xuyên bón phân định kỳ mỗi 2 tuần/lần. Các loại phân được khuyến cáo là phân hữu cơ nếu sử dụng phân vô cơ phải tuân theo liều lượng nhất định tránh cây bị xót.

Tưới nước: cây mai đặc biệt thích nước sông, nước mương, nước ruộng các loại nước này chứa nhiều dưỡng chất cho cây mai phát triển... nếu không có thể tưới nước giếng. Khi trời nắng ngày tưới nước hai lần, trời mát tưới ngày một lần tuỳ theo độ to của gốc mà tưới lượng nước cho phù hợp.

Không khí: các nhà vườn trồng mai chuyên nghiệp luôn đặt cây mai ở trên cao hẳn so với mặt đất. Để tạo không khí lưu thông thường xuyên giảm các loại bệnh nấm mốc thường xuất hiện trên cây mai.

Ánh sáng: cây mai rất thích ánh sáng trực tiếp vì vậy hạn chế đặt cây mai vàng ở dưới tán lá cây khác hoặc gần các bức tường. Định kỳ mỗi 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để cho cây mai phát triển đồng đều.

Lưu ý: nên thường xuyên quan sát cây mai xem đất có bị ướt hay quá khô không. Kiểm tra xem trên lá, thân có biểu hiện lạ hay không để xử lý kịp thời. Tại các nhà vườn người ta thường phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích định kỳ 1 tháng/lần chứ không đợi đến lúc cây có bệnh mới tiến hành điều trị.

*
Chăm sóc mai vàng trong một năm không phải là một kĩ thuật đơn giản, vì nó liên quan đến sự phát triển và vụ hoa cho Tết năm sau

Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12

Giai đoạn này cây đã khoẻ mạnh, cành lá càng xum xuê vì thế chế độ dinh dưỡng rất cao. Vì thế chúng ta nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.

Từ tháng 6 đến tháng 9: đây là giai đoạn cây mai bắt đầu phân hoá nụ vì thế chúng ta nên bón phân Lân (DAP) để cho các nụ to khoẻ hơn.

Đây cũng trùng thời điểm mùa mưa cây thường bị các bệnh như đốm lá, rỉ sắt có thể sử dụng các thuốc đặc trị như Insuran, Ridomin để phun định kỳ 1 tháng/lần.

Từ tháng 9 đến tháng 12: các nụ hoa đã bắt đầu hình thành nhiều cây bắt đầu ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này không nên bón các loại phân Ure hay Lân sẽ khiến cây bị ức chế và trổ hoa trước Tết.

Nên bón các loại phân có nồng độ Kali cao sẽ khiến nụ hoa mập khi ra hoa nhiều và màu sắc sặc sỡ hơn. Đến khoảng cuối tháng 11 ta bắt đầu tiến hành cắt trụi hết lá để cây tập trung dinh dưỡng cho nụ.

*
Giai đoạn từ tháng 6 – tháng 12 cây đã khoẻ mạnh, cành lá càng xum xuê vì thế chế độ dinh dưỡng rất cao

gdtxdaknong.edu.vn Shop chuyên bán decal và phụ kiện trang trí Tết uy tín tại Tp
HCM

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp đến rồi, bạn đã chọn được ý tưởng trang trí nhà cửa ngày Tết, nhưng chưa tìm được địa chỉ bán phụ kiện trang trí Tết ưng ý? Thế thì đừng chần chờ mà đến ngay gdtxdaknong.edu.vn shop bạn nhé!

gdtxdaknong.edu.vn Shop là cửa hàng chuyên bán sỉ và lẻ đồtrang trí Tếtnhư decal dán kính trang trí Tết, đèn lồng, đèn led, hoa mai giả, hoa đào giả, dây đồng tiền, câu đối, quả cầu hoa,... Shop nhận thiết kế decal trang trí Tết theo yêu cầu, luôn cập nhật nhiều mẫu trang trí ngày Tết mới nhất và tiện lợi nhất cho khách hàng dễ dàng tự trang trí tại nhà và các vật dụng trang trí ngày Tết được thiết kế thành các set đồ trang trí Tết trọn gói siêu tiết kiệm.

*
gdtxdaknong.edu.vn Shop là cửa hàng chuyên bán sỉ và lẻ đồ trang trí Tết uy tín tại Tphcm

Đội ngũ thiết kế và nhân viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp luôn cho ra mắt các ý tưởng trang trí Tết Nhâm Dần mới lạ và độc đáo nhất. Các gói phụ kiện trang trí ngày Tết, năm mới giá rẻ, dễ dàng trang trí ngày Tết tại nhà. Giao hàng toàn quốc - và thanh toán sau khi nhận hàng, shop giao hàng nhanh chóng trong ngày tại các quận Tp
HCM.

Là một địa chỉ bán đồ trang trí uy tín và có thâm niên tại Tp
HCM, gdtxdaknong.edu.vn Shop luôn cam kết chất lượng sản phẩm đồ trang trí Tết như decal trang trí Tết, tranh treo tường và phụ kiện trang trí Tết được thiết kế in ấn trên chất liệu và mực in cao cấp, đảm bảo sản phẩm luôn đạt giá trị thẩm mỹ cao, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

Công việc chăm sóc cây mai vàng sau Tết Nguyên đán trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho cây mai tích luỹ chất dinh dưỡng, tạo nụ hoa để cho những hoa vàng thật đẹp vào Tết năm sau, mang đến may mắn, phú quý và không khí sắc xuân ngập tràn cho gia đình phấn khởi vui tươi hơn.

Xem thêm: Phân Bón Npk Là Hỗn Hợp Của, Phân Bón Nitrophotka (Npk) Là Hỗn Hợp Của

Nhân dịp năm mới xuân Nhâm Dần 2022 gdtxdaknong.edu.vn kính chúc quý khách hàng một năm mới có đường công danh thuận lợi, tài vận khả quan, vợ chồng hòa hợp và sức khỏe dồi dào.