Hướng dẫn cách pha trộn phân bón gốc an toàn và hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón và có khoảng 20.000 tên phân bón khác nhau. Do đó, việc xuất hiện khá nhiều loại phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường là không thể tránh khỏi. Nhưng làm sao nhận diện, chọn lựa và sử dụng cho phù hợp với từng loại cây trồng, đảm bảo an toàn và hiệu quả là một bài toán khó cho người nông dân.

Bạn đang xem: Công thức phối trộn npk

*
Phân NPK thông thường có gốc Kali đỏ (Clorua kali).

Qua tìm hiểu và khảo sát một số chủng loại phân bón hiện nay trên thị trường cho thấy có rất nhiều công thức phân bón gốc như 30.9.9; 20.20.15, 20.10.10; 12.11.18… một số dạng có thêm sau đuôi chữ TE; S như 20.10.10+3S hay 30.9.9+TE…. Để sử dụng có hiệu quả và an toàn trước tiên cũng nên hiểu rõ các số và chữ viết trên bao phân, các chữ số là biểu thị hàm lượng % có được của chất đạm (N), lân (P) và kali (K), TE là các chất trung vi lượng, còn S là chất lưu huỳnh. Do đó, nguyên liệu dùng để sản xuất cũng đều xuất phát từ các hợp chất có chứa các chất đa lượng N, P, K, trung vi lượng Ca, S, Mg, Zn… nên chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào đây, còn dạng phân như thế nào thì tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và cách trộn màu nên không liên quan đến chất lượng.

*
Phân thông thưởng có thêm vi lượng và gốc kali đỏ (Clorua kali).

Với phân NPK, hiện nay vẫn có nhiều dạng như phân ba màu được trộn lẫn nhiều loại phân đơn lại với nhau và phân tổng hợp là phân được kết hợp nhiều chất dinh dưỡng trong một hạt phân. Và mỗi dạng phân như trên lại có giá bán khác nhau, nhiều khi chênh lệch từ 10-20% và mỗi màu khác nhau cũng có giá chênh lệch khác nhau.

*
Phân NPK có gốc kali trắng (Sunphat kali).

Như vậy, để có được phân bón gốc với các công thức trên mà vẫn đảm bảo đủ các hàm lượng dinh dưỡng, rẽ tiền nên tham khảo một số cách phối trộn từ các dạng phân có sẳn mà nông dân hay sử dụng như Ure (46% N), DAP (18%N và 46%P), Kali trắng (sunphat kali 50% K và 18% S), Kali đỏ (Clorua kali 60% K), còn TE có thể không cần thiết. Ví dụ: Để có được 100kg phân 30.10.10 cần thực hiện các bước sau: - Đầu tiên là tính hàm lượng lân (P) từ DAP, biết rằng DAP có 18%N và 46% P. Công thức tính sau: 100 kg DAP sẽ có 46 kg P. Vậy cần 10 kg P thì lấy (10 x 100)/46 được 21,7 kg DAP (làm tròn 22kg DAP). - Tính hàm lượng đạm (N). + Bước 1: Tính N có được từ 22kg DAP, biết rằng 100 kg DAP có 18% N, vậy 22 kg DAP sẽ có (22 x 18)/100 được 3,96 kg N (làm tròn 4kg N). + Bước 2: Tính lượng N còn lại từ Urea (lấy 30 – 4 = 26). Biết rằng Ure có 46% N. Công thức tính như sau: 100kg Ure sẽ có 46 kg N. Vậy cần thêm 26 kg N thì lấy (26 x 100)/46 được 56,5 kg Ure (làm tròn 57kg Ure); - Tính hàm lượng kali (K) từ kali đỏ, biết rằng KCl có 60%K. Công thức tính sau: 100 kg DAP sẽ có 46 kg P. Vậy cần 10 kg K thì lấy (10 x 100)/60 được 16,6 kg KCl (làm tròn 17kg KCl). Kết quả: Để có được 100 kg phân hỗn hợp 30.10.10 chỉ cần 57kg Ure, 22kg DAP và 17kg KCl với trọng lượng chung 99 kg (còn thiếu 1kg thì thêm chất độn vào). Với cách tính toán trên có thể phối trộn cho mọi công thức. Dưới đây là bảng phối trộn một số công thức phân bón gốc thường dùng.

*

Với bảng trên, để có hàm lượng dinh dưỡng sử dụng chỉ cần mua đủ lượng các loại phân Urea, DAP, Kali sẽ đáp ứng đủ nhu cầu lại rẽ tiền hơn, giảm chi phí bốc vác, vận chuyển và nguy cơ phân giả, kém chất lượng lại thấp hơn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hóa học với nhiều mẫu mã và hàm lượng khác nhau gây khó khăn cho bà con. Bên cạnh đó, giá phân bón ngày càng tăng cộng với phân kém chất lượng và tình trạng phân giả xuất hiện đã làm cho bà con nông dân hoang mang. Chính vì thế mà nhiều người dân đã tự chủ động mua các loại phân đơn về để tự phối trộn. Điều này giúp bà con có thể tiết kiệm được một phần chi phí, chủ động được công thức phân muốn phối trộn cũng như điều chỉnh lượng phân để bón theo nhu cầu của cây trồng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách phối trộn phân đơn thành công thức phân theo ý muốn và đảm bảo đủ dưỡng chất cho cây trồng.

*

Nông dân tự mình trộn phân đơn thành phân NPK để tiết kiệm chi phí

1. Cách phối trộn phân đơn thành phân hỗn hợp:

Công thức tính lượng phân đơn:

Công thức: A = R х TP

A: Lượng phân đơn cần tính (kg);

R: Tỉ lệ (%) dinh dưỡng nguyên chất có trong hỗn hợp cần phối trộn;

T: Tổng trọng lượng phân hỗn hợp cần phối trộn (kg);

P: Phần trăm dinh dưỡng có trong phân đơn (%).

20% Đạm 20 kg Đạm20% Lân 20 kg Lân15% Kali 20 kg Kali

Trọng lượng của mỗi loại phân đơn được tính như sau:

– Số kg phân Kali (K) = 15 х 10061 = 24,5 (kg)

– Số kg phân Lân (P) = 20 х 10046 = 43,45 (kg)

100 kg DAP 18% N (Đạm)

43,45 kg DAP ? % N (Đạm)

% N trong DAP = 43,45 х 18100 = 7,82%

% lượng N cần trộn = % N cần trộn – % N trong DAP = 20% – 7,82% = 12,18%

– Số kg phân Đạm (N) = 12,18 х 10046 = 26,47 (kg)

– Trọng lượng chất đệm = 100 kg – (24,5 kg + 43,45 kg + 26,47 kg) = 5,58 kg

Ví dụ 2: Chuẩn bị phối trộn 100 kg NPK với tỷ lệ 10N: 5P2O5: 10K2O, sử dụng phân SA 21% N, Super Lân 16% P2O5, và KCl 60% K2O. 

Trọng lượng của mỗi loại phân đơn được tính như sau:

– Số kg phân Đạm (N) = 10 х 10021 = 47,6 (kg)

– Số kg phân Lân (P) = 5 х 10016 = 31,3 (kg)

– Số kg phân Kali (K) = 10 х 10060 = 16,7 (kg)

– Trọng lượng chất đệm = 100 kg – (47,6 kg + 31,3 kg + 16,7 kg) = 4,5 kg

Như vậy, tổng lượng phân NPK trộn theo công thức NPK 10N: 5P2O5: 10K2O là 47,6 kg phân SA + 31,3 kg Super Lân + 16,7 kg phân KCl và 4,5 kg chất đệm = 100 kg.

Ví dụ 3: Lượng phân bón cho 1 ha cây khổ qua theo khuyến cáo là 300 kg Urê, 400 kg Lân Super và 240 kg Kali clorua, nhưng nhà vườn đã bón 100 kg NPK (16 – 16 – 8), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu?

– Số kg Urê có trong 100 kg NPK (16 – 16 – 8) = 16 х 10046 = 34,8 kg

– Số kg Super Lân có trong 100 kg NPK (16 – 16 – 8) = 16 х 10016 = 100 kg

– Số kg Kali clorua có trong 100 kg NPK (16 – 16 – 8) = 8 х 10060 = 13,3 kg

=> Vậy phải thêm 265,2 kg Urê + 300 kg Lân Super + 226,7 kg Kali clorua thì mới đủ lượng phân bón cho khổ qua như đã khuyến cáo.

2. Một số lưu ý khi trộn phân:

– Muốn phối trộn phân đơn thì bà con cần nắm vững công thức để tính ra được số lượng phân đơn cần dùng;

– Phải biết được đặc tính của loại phân mình đem phối trộn vì có một số loại không thể trộn lại với nhau;

– Chuẩn bị các trang thiết bị phù hợp cho việc phối trộn, đảm bảo an toàn cho người trộn cũng như môi trường xung quanh;

– Tránh trộn các loại phân mà làm cho tình trạng phân xấu đi hoặc làm giảm chất lượng của phân;

– Mỗi đợt trộn bà con nên trộn với lượng nhỏ, giúp cho phân được đồng đều tránh phân tầng, hạt nhỏ thì rơi xuống dưới nhiều còn hạt lớn thì nằm lớp trên.

Xem thêm: Top 5 Bộ Phát Wifi Mạnh Nhất Hiện Nay (2023), Nên Mua Bộ Phát Wifi Nào Tốt Nhất Giữa Tp

Khi bón cho cây trồng thì bà con nên xới đất xung quanh gốc cây để rễ thấm hút chất dinh dưỡng nhanh hơn và ưu tiên bón phân vào lúc chiều tối. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bà con được phần nào về cách phối trộn phân đơn thành phân hỗn hợp. Bên cạnh việc sử dụng phân vô cơ thì bà con nên kết hợp sử dụng các loại phân hữu cơ để giảm bớt được một phần chi phí hơn.