TIKI KHUYÊN ĐỌC

ĐÁNH GIÁ TỪ TIKI.VN:

"Mọi việc ở đời có bao giờ diễn ra như ta vẫn tưởng, nhưng biết làm sao. Cuộc đời đem cho ta cái gì thì ta phải nhận cái đó và chỉ còn cách làm cho chúng tốt đẹp nhất mà thôi."

Cuộc đời của Pi mở đầu với lời chào ấn tượng của tác giả, Yan Martel và hành trình tưởng như bế tắc khi ông mò mẫm đi tìm một câu chuyện cho sự nghiệp của mình. Lời chào ngắn ngủi ấy giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh ra đời của cuốn sách và chẳng cần thắc mắc gì nhiều đến bối cảnh của câu chuyện. Và như thế, một Ấn Độ từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước sống dậy cùng Pi, cùng vườn thú Poddicherry và cùng những ngày thơ ấu rối rắm và kỳ lạ.

Bạn đang xem: Cuộc đời của pi sách

Piscine Molitor Patel, hay bị gọi nhầm thành Pissing cho đến khi cậu tự đặt cho mình biệt danh Pi - con số 3,14 huyền thoại. Ngẫu nhiên thay, cái tên ấy cùng những biến cố sau này đã biến cuộc đời Pi trở thành huyền thoại. Mà ngay cả nếu không phải huyền thoại thì Pi đã là một cậu bé kỳ lạ, đứa trẻ lớn lên cùng những người bạn trong vườn thú và có niềm tin mạnh mẽ vào Thượng đế. Chắc hẳn trên thế giới này, Pi là cậu bé duy nhất theo đến ba tôn giáo: Hindu, đạo Hồi và đạo Cơ đốc. Trong con người Pi, tôn giáo cũng như dân tộc, như quốc tịch và nếu như chúng ta đều tôn thờ Thượng đế thì tại sao lại không thể tin theo nhiều đạo.

Gandhi đã dạy, mọi tín ngưỡng đều là chân lý. Tôn giáo là để giúp chúng ta giữ được nhân phẩm của mình chứ không phải để hạ nhục nó.

Sự thật đã chứng minh rằng chính niềm tin tôn giáo có phần kỳ dị trong mắt người khác ấy của Pi đã giúp cậu sống sót và tồn tại mà vẫn giữ được sự tỉnh táo, thông minh và cứng rắn sau biến cố tưởng như có thể vắt kiệt mọi sinh mạng sống.

Piscine Molitor Patel, tên thường gọi là Pi, quốc tịch Ấn Độ, là người sống sót duy nhất trong vụ đắm tàu Tsimtsum ngày 2 tháng 7 năm 1977, đã lênh đênh trên biển suốt 227 ngày với xuồng cứu hộ và một con hổ Bengal tên là Richard Parker. Nói như Ravi - anh trai của Pi, thì là "Phiêu lưu đang vẫy gọi", chỉ có điều 227 ngày phiêu lưu này cũng là 227 ngày đấu tranh và giành giật sự sống trên bề mặt mênh mông của Thái Bình Dương.

Cuộc Đời Của Pi là một cuốn sách nhỏ, không quá dày và không nổi bật với bìa sách màu xanh biển mênh mông có đàn cá làm nền cho chiếc xuồng cứu hộ. Pi và Richard Parker nằm trên hai đầu của chiếc xuồng ấy, lặng lẽ và tuyệt vọng với cái chết rình rập quanh mình.

"Lí do sự chết cứ bám riết lấy sự sống như vậy ko phải là vì nhu cầu sinh học - đó là sự ghen tị. Sự sống đẹp đến nỗi sự chết đã phải lòng nó, một mối tình tư vị đầy ghen tuông quắp chặt lấy bất cứ thứ gì nó có thể động đến."

Pi và Richard Parker tồn tại bên nhau, duy trì sự sống cho nhau và khuất phục nhau. Pi cho Richard Parker đồ ăn, thức uống để sống. Richard Parker cho Pi lý do để không buông mình tuyệt vọng nhưng cũng chẳng hề hi vọng (thật khó để giữ cho mình hy vọng sau chuỗi ngày dài cô đơn trên biển cả mờ mịt). Cứ thế, cặp đôi đồng hành lăn qua lăn lại giữa lằn ranh sống chết, quật qua quăng lại giữa bão biển và những cơn đói mặn chá để trở về và chia ly không một lời từ biệt.

Cuộc Đời Của Pi, hay đúng hơn, là câu chuyện Pi Patel tự thuật về cuộc đời mình và Yan Martel là người ghi lại cảm xúc, hành động, khát vọng sống, Trong câu chuyện ấy không có phép lạ, không có điều kỳ diệu, Pi chỉ có đức tin và lời cầu nguyện để giữ lại cái phần người cho chính mình.

"Khi chính cuộc sống của ta bị đe dọa, ý thức thương cảm bị cùn đi bởi một thèm khát sống đầy ích kỷ". Và, trong một phiên bản nhân hóa đáng tin hơn thì câu chuyện của Pi kỳ lạ, hoang đường, trần trụi đến tàn khốc khi mô tả bản năng của con người qua hình ảnh những con vật. Nhân hóa ấy hợp nhất Pi - một cậu bé ăn chay 16 tuổi với đức tin vào Thượng đế, cầu nguyện ba lần một ngày - với Richard Parker - một con hổ Bengal nặng 450 pound mạnh mẽ, tàn bạo và hoang dã.

Khi trang sách khép lại, những gì còn lại cho người đọc hẳn không nhiều, bởi, câu chuyện về sinh tồn trong tuyệt vọng vốn không còn xa lạ trong phim ảnh, sách báo nữa. Yan Martel đã hoàn thành trọng trách của một người kể chuyện, còn Pi - đã trưởng thành và sống hạnh phúc cùng gia đình nhỏ của mình - không còn là huyền thoại xa vời mà chỉ như một dấu ấn mờ mịt trong muôn ngàn sinh mạng đang tồn tại trên thế giới này. Đến cuối cùng, đâu là thực, đâu là ảo giác? - Chắc chẳng quan trọng nữa rồi. Pi vẫn sống cùng niềm tin đa tôn giáo, cùng triết lý kỳ lạ về con người và sự sống, cùng gia đình nhỏ bên người vợ xinh đẹp và hai đứa con - Một cái kết có hậu cho người đã mất đi tất cả trong cuộc phiêu lưu đáng sợ nhất đời mình.

Giải thưởng: Giải Man Booker năm 2002. Giải thưởng văn học dịch Hội Nhà văn Hà Nội. Giải thưởng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam

Sau vụ đắm tàu bi thảm, Pi, cậu bé 16 tuổi con một giám đốc sở thú cùng gia đình đi Canada, thấy mình là kẻ sống sót duy nhất trên một chiếc xuồng cứu nạn nhỏ bé dập dềnh giữa Thái Bình Dương. Cùng với một con ngựa vằn đau khổ (gẫy một chân), một con linh cẩu lông đốm độc ác liên tục kêu yip yip, một con đười ươi cái nôn ọe vì say sóng và đặc biệt một con hổ Bengal nặng 450 pound, Pi đã lang thang trên đại dương suốt 227 ngày, hy vọng rồi tuyệt vọng, trải qua những điều hài hước nhất, kinh khủng nhất, hoang tưởng nhất, đáng sợ nhấà một con người có thể gặp trong đời. Trí tưởng tượng không giới hạn, vốn hiểu biết dày dặn, sự trải nghiệm sâu rộng, nghệ thuật kể chuyện bậc thầy, đó là những yếu tố đã giúp Yann Martel viết nên một trong những cuốn sách đáng đọc nhất của văn học thế giới đương đại.

"Cuộc đời của Pi là hắc ảo thuật song hành cùng hiện thực, một ngụ ngôn tinh tế và công phu về đức tin dưới nhiều tầng lớp" - Irish Time

"Nếu thế kỷ này sản sinh ra một tác phẩm kinh điển để lại cho hậu thế, Martel là một ứng cử viên nặng ký" - The Nation

"Những người nào tin rằng nghệ thuật hư cấu đang hấp hối hãy để họ đọc Yann Martel cho họ mở rõ con mắt" - Canongate

"Có một chút gì như là truyện biển, lướt nhẹ qua chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, còn lại tràn đầy là thiên tài kể chuyện đã làm nên tiểu thuyết của Martel"

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Cuộc đời của Pi (Life of Pi) được viết bởi nhà văn người Canada Yann Martel, xuất bản lần đầu tiên năm 2001. Cuốn sách kể về Piscine, một cậu bé có đức tin mãnh liệt vào Chúa dẫu hành trình cuộc đời còn nhiều chông gai.


Xuất phát từ trí tưởng tượng nhưng Yann Martel đã mang đến cho độc giả một câu chuyện rất thật, chuyến tàu vượt Thái Bình Dương trong 227 ngày đó đã diễn ra. Nhờ lối kể chuyện thành công, Cuộc đời của Pi đã chiến thắng Giải thưởng Man Booker năm 2002 ở hạng mục tiểu thuyết.


Đôi nét về tác giả Yann Martel và tiểu thuyết Cuộc đời của Pi

Yann Martel sinh năm 1963 tại Salamanca, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do công việc của cha mẹ nên ông sớm đã được đi nhiều nơi, thời thơ ấu vì thế mà gắn liền với nhiều quốc gia như Costa Rica, Pháp, Ấn Độ, Iran và Mexico.

Trưởng thành trong gia đình có cha mẹ là công chức, Martel sớm nhận được những điều kiện giáo dục tốt. Từ năm 1979 đến năm 1985, ông liên tiếp theo học và hoàn thành chương trình học tại Trường Cao đẳng Trinity, Đại học Trent và Đại học Concordia.

Tuy tốt nghiệp Đại học với tấm bằng Triết học nhưng ảnh hưởng từ người cha Nicole Martel, nhà ngoại giao đồng thời là nhà thơ tài năng, Martel đã dấn thân vào văn chương khi tròn 27 tuổi. Trước khi quyết định gắn mình với viết lách, ông đã từng làm nhiều việc vặt như thủ thư, người trồng cây, rửa bát thuê, nhân viên bảo vệ và nhân viên ở bãi đỗ xe.

Năm 1990, Những sự kiện có thật đằng sau vụ Roccamtions Helsinki của Yann Martel xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Malahat. Tác phẩm gồm bốn câu chuyện, kể về người đàn ông mắc bệnh AIDS, tài năng soạn nhạc của người gác cổng, chín bức thứ của quản giáo gửi cho mẹ và cuộc đối thoại giữa chàng trai trẻ với bà của mình.

Sáu năm sau, Yann Martel cho xuất bản với Bản ngã (Self), tiểu thuyết đầu tay trong sự nghiệp sáng tác. Câu chuyện trong cuốn sách là lời kể của nhân vật, một thanh niên đã tường thuật lại ba mươi năm đầu tiên của mình với quá trình phục hồi sau chấn thương nặng.

Thế nhưng, Bản ngã lại không được đánh giá cao và gây tiếng vang như Những sự kiện có thật đằng sau vụ Roccamtions Helsinki. Khoảng thời gian sau đó, Yann Martel im hơi lặng tiếng hơn tiếng rất nhiều, ông không cho xuất bản thêm cuốn sách nào.

Mãi đến khi Cuộc đời của Pi, tiểu thuyết thứ hai của nhà văn xuất bản năm 2001, Yann Martel chính thức vụt sáng trên văn đàn thế giới. Để làm được điều đó, ông đã đến Ấn Độ để tìm hiểu và khám phá cuộc đời mình sẽ đi đến đâu.

“Mọi việc ở đời có bao giờ diễn ra như ta vẫn tưởng, nhưng biết làm sao. Cuộc đời đem cho ta cái gì thì ta phải nhận cái đó và chỉ còn cách làm cho chúng đẹp nhất mà thôi.”

Trích dẫn trên là lời mở đầu của tác giả, nó gây ấn tượng vì giống như cảnh báo về những trang sách sắp xuất hiện. Đó có thể là câu chuyện mà chúng ta không thể tưởng tượng được, biến cố không thể ngờ đến nhưng chỉ còn cách chấp nhận và vượt qua.

*
Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi

Cuộc đời của Pi kể về cậu bé Piscine Molitor Patel, hay còn gọi là Pi. Pi khác với những đứa trẻ cùng trang lứa, cậu sinh ra và lớn lên trong vườn bách thú Poddicherry, nhờ vậy mà Pi có niềm say mê tôn giáo và động vật học.

Vì có biến cố xảy ra nên gia đình cậu phải bán vườn bách thú, di cư từ Ấn Độ đến Canada trên một con tàu Nhật Bản Tsimtsum. Đây là chuyến đi đáng nhớ và kinh hoàng nhất trong cuộc đời của Pi, do tàu bị đắm mà tất cả thành viên trong gia đình đã ra đi.

Giờ đây, hành trình di cư của gia đình đã trở thành chuyến phiêu lưu của Pi cùng những con vật còn sót lại như linh cẩu, đười ươi, ngựa vắn và hổ. Cậu cùng chúng sống nương tựa nhau, trải qua gần ba trăm ngày lênh đênh trên biển Thái Bình Dương.

Trôi dạt vô định trên Thái Bình Dương, sống sót qua cái đói cái khát đã là một thử thách, Pi còn phải đối đầu với những con thú ăn thịt. Trong nghịch cảnh, cậu không chỉ phải đảm bảo cho sinh mạng của mình mà còn có các con vật khác.

*
Tiểu thuyết viết về hành trình của Pi cùng chú hổ Richard Parker

Trước sự đe doạ của chú hổ Richard Parker, kẻ mạnh nhất trên thuyền, Pi đã thu phục nó để có thể chiến đấu với những con vật còn lại. Những ngày sau, chú hổ đã dần dần giết chết các con thú khác ở trên thuyền để làm miếng mồi ngon cho mình.

Sau khi đã vượt qua được những thách thức sóng gió trên biển, con thuyền của Pi cũng đã cập được bến bờ. Richard Parker, chú hổ đã bỏ Pi để trở về với rừng xanh, còn Pi thì về với xã hội loài người.

*
Lời trích dẫn trong Cuộc đời của Pi

Cuộc đời của Pi là những lời do chính nhân vật Pi Patel tự thuật và được tác giả Yann Martel ghi chép lại. Đó là lí do tại sao khi cầm cuốn sách này trên tay, độc giả có cảm giác như đang lạc và chốn phiêu lưu cùng Pi và chú hổ, như chính mình cũng đang phải giành giật giữa sự sống và cái chết.

Câu chuyện về niềm tin của con người

Cuốn tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề về tôn giáo, đức tin của con người vào Chúa nhưng nó đã được Yann Martel lồng ghép một cách tinh tế vào cuộc phiêu lưu trên biển của Pi. Từ đó, để nhân vật cũng như độc giả tự suy nghiệm ra rằng Chúa luôn hiện diện ở mọi người, luôn hướng đôi mắt về phía con người.

“Câu chuyện sẽ khiến cho anh phải tin vào Thượng đế.”

Chính Pi đã kể cho nhà văn nghe hai câu chuyện, về những loài vật và sự tàn nhẫn, máu lạnh của đồng loại. Điều này đặt ra cho Martel và độc giả nhiều thắc mắc và suy ngẫm, thực sự ta có tin vào sự hiện diện của Thượng đế hay không.

Tuy nhiên, câu chuyện mà Pi kể lại với những điều tra viên người Nhật lại khác với những người Martel được nghe. Từ nguyên nhân vụ đắm tàu đến chuyến hành trình phiêu dạt, tìm cách sống sót trên vùng biển mênh mông, rộng lớn.

Pi Patel, một người theo ba tôn giáo, một người ăn chay nhưng khi bị đẩy vào nghịch cảnh lại ra tay giết chết đồng loại để lấp đầy chiếc bụng rỗng. Pi đã giết chết tên đầu bếp và người thủy thủ, bản năng sinh tồn trỗi dậy khiến cậu phải giết đồng loại để tìm con đường sống cho chính mình.

*
Cuộc đời của Pi là câu chuyện về niềm tin của con người

Không ai sống sót qua vụ đắm tàu ngoài Pi, thông tin câu chuyện bởi vậy cũng khó xác thực đúng sai. Tất cả đều phụ thuộc vào niềm tin con người, lựa chọn tin vào câu chuyện ly kì, thú vị của những loài vật hay câu chuyện máu me, khốc liệt của loài người.

“Câu chuyện nào hay hơn, chuyện có các con vật hay là chuyện không có các con vật?”

Như Pi nói, Thượng đế thích câu chuyện thứ nhất hơn. Bởi Ngài tin vào con người, tin rằng đồng loại sẽ không máu lạnh mà tàn sát nhau như vậy. Còn chúng ta, hoàn toàn có thể tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

Nhân vật chính có niềm tin mãnh liệt vào Thượng đế trong suốt hành trình của mình. Bởi anh tin rằng, Người đã giúp mình vượt qua những chông gai, bão tố và sóng gió ở trên biển suốt 227 ngày.

*
Cuốn tiểu thuyết Cuộc đời của Pi xuất sắc đạt giải Man Booker

Thật khó tưởng tượng số phận của Pi sẽ ra sao khi trôi dạt vào hòn đảo ăn thịt người, cùng một con hổ chưa được thuần hóa và một chú linh cẩu hung dữ. Niềm tin của Pi vào Thượng đế chưa bao giờ lung lay, ngay cả khi bị đẩy vào đường cùng ngõ cụt.

Thế nhưng, cũng có lúc Ngài không ở cạnh Pi. Đó là khi một anh chàng ăn chay mộ đạo xuống tay giết những con cá và chú rùa, hay là thời khắc kết thúc sinh mạng của người đầu bếp trên tàu. Cốt để lấy thịt ăn, duy trì mạng sống cho bản thân.

Tuy đã thành công thuần hóa chú hổ nhưng kỳ thực, con hổ dữ tợn đó cũng chính là tấm gương phản chiếu con người Pi. Quay trở về thời ấu thơ, lúc Pi muốn nhìn cận cảnh con hổ đang được nuôi ở trong vườn thú nhà mình, cha anh cũng đã nói rằng:

“Con hổ này không phải bạn con. Khi con nhìn vào mắt nó, con đang thấy cảm xúc của chính con phản chiếu lại.”

Bản chất của hổ là loài động vật ăn thịt và khát máu, và nó đã phản chiếu được một phần nào con người của Pi. Đâu đó trong sâu thẳm của anh chàng này cũng như vậy, chỉ đến lúc bị đặt vào hoàn cảnh ngặt nghèo thì bản năng sinh tồn mới trỗi dậy.

Cuộc đời của Pi được chuyển thể thành phim

Năm 2012, Cuộc đời của Pi đã được đạo diễn Lý An chuyển thể thành phim. Tác phẩm điện ảnh này đã tái hiện chân thực những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hùng vĩ, cùng với đó là màu nước xanh biển khơi tuyệt đẹp.

*
Poster chính thức của Cuộc đời của Pi

Với thời lượng hơn hai tiếng, Cuộc đời của Pi do đạo diễn Lý An sản xuất đã mang đến những thước phim chân thực, khắc hoạ hành trình cũng như nội tâm, đức tin của Pi trong chuyến hành trình lênh đênh trên biển.

Một năm sau khi công chiếu, Cuộc đời của Pi đã xuất sắc giành bốn tượng vàng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85. Các hạng mục mà phim chiến thắng là Đạo diễn xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất.

Xem thêm: Chuyên Đề: Học Cách Làm Vịt Nướng Lá Mắc Mật Đơn Giản Tại Nhà

Câu chuyện về cuộc đời của Pi đã cho chúng ta hiểu rằng, khi con người đã có niềm tin thì không thể nào bị hoàn cảnh đánh bại. Niềm tin luôn là bước chân đầu tiên, dù ta không thể nhìn thấy toàn bộ chiếc cầu thang.