Với hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh, và đa dạng các ngành đào tạo như: Truyền thông, Ngành kiến trúc, Khoa học môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin và truyền thông, Nghệ thuật và Thiết kế. Phần Lan chính là địa điểm thu hút du học sinh quốc tế hàng đầu hiện nay. Vậy chi phí du học Phần Lan là bao nhiêu và bạn phải chuẩn bị những khoản chi nào cho hành trình du học tại đây? Cùng VNPC khám phá qua bài viết sau đây bạn nhé!

*

1. Tổng quan chi phí du học Phần Lan

Trước đây Phần Lan miễn 100% học phí cho sinh viên theo học tất cả các chương trình đại học, sau đại học về 4 nhóm ngành luôn cần nguồn nhân lực trình độ cao là: Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Kinh tế, Kĩ thuật và Y tá. Vào tháng 10/2015, với mục đích đầu tư mạnh mẽ hơn cho giáo dục, tiếp tục mang đến cho học sinh, sinh viên những chương trình học chất lượng cao, chính phủ Phần Lan ra quyết định thu học phí sinh viên quốc tế kể từ kì nhập học tháng 8/2018.

Bạn đang xem: Du học phần lan 2015

Thông tin này khi được ban bố đã mang đến rất nhiều niềm tiếc nuối cho quý Phụ huynh và học sinh, sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh lớp 11 khi chỉ còn 1 năm nữa là các em đã đủ điều kiện nhập học tại Phần Lan.

Mức học phí tối thiểu được Chính phủ Phần Lan đưa ra là 1.500 Euro/năm, các trường sẽ dựa vào đó định ra chương trình học phí cụ thể cho từng khóa học.

So sánh với mức học phí ban đầu dự kiến là tối đa 5.000 Euro/ năm thì con số chính thức được đưa ra từ các trường là khá cao, nhìn chung là từ 5.000 – 18.000 Euro/năm cho từng khóa học cử nhân, thạc sĩ cụ thể. Có thể chi phí du học Phần Lan này sẽ khiến cho nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam chần chừ trên con đường chinh phục ước mơ.

Được báo chí trên khắp thế giới ca ngợi là “nền giáo dục thiên đường”, Phần Lan thu hút hàng hàng sinh viên quốc tế đến với các trường vào mỗi năm. Không đặt nặng thành tích thi cử, Xứ sở Ngàn hồ chú trọng về cách thức phát huy tố chất vốn có của mỗi học sinh, sinh viên thông qua hình thức đào tạo hiện đại với trọng tâm hướng vào tư duy mở rộng. Sinh viên khi tốt nghiệp các trường tại Phần Lan thì sẽ có triển vọng cùng cơ hội việc làm rộng mở trên khắp thế giới nhờ vào chất lượng bằng cấp đã được khẳng định qua thời gian.

2. Học phí các trường đại học Phần Lan

Những khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh có học phí tối thiểu là 1.500 Euro/năm và phổ biến ở khoảng 6.000 – 10.000 Euro/năm. Mức học phí cao nhất thuộc về Đại học Helsinki (10.000 – 25.000 Euro/năm) và thấp nhất là Đại học Vaasa (5.500 Euro/năm).

Tuy nhiên, học phí dành cho sinh viên quốc tế còn được giảm đi đáng kể nhờ vào chương trình học bổng hấp dẫn. Giá trị học bổng thường trong khoảng 10 – 80% học phí ở phần lớn trường đại học hoặc có thể lên đến 100% học phí tại một số trường như Đại học Aalto, Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Helsinki Metropolia, Đại học Karelia… Học bổng có thể được xét ngay từ năm nhất dựa vào kết quả thi đầu vào hoặc từ năm hai trở đi dựa trên thành tích học tập tốt của sinh viên sau từng năm.

Ngoài ra, một số trường đại học Phần Lan còn áp dụng chương trình giảm học phí dành cho sinh viên quốc tế xác nhận và đóng học phí năm đầu tiên trong thời gian quy định. Mức giảm này có thể lên đến gần 50% học phí như tại Đại học KHUD Arcada.

3. Sinh hoạt phí khi du học Phần Lan

Sinh viên quốc tế muốn xin visa du học Phần Lan cần chứng minh có ngân sách tối thiểu 6.720 Euro dành cho chi phí sinh hoạt trong vòng 1 năm tại nước này. Theo đó, mức chi tiêu trung bình của sinh viên là 560 Euro/tháng.

Kể cả chi phí chỗ ở, sinh viên thường cần khoảng 600 – 800 Euro một tháng. Con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn nữa tùy thuộc vào phong cách chi tiêu và nơi sinh viên sinh sống. Thủ đô Helsinki là một trong những thành phố sinh viên hấp dẫn nhất tại Phần Lan. Tuy nhiên sinh hoạt phí tại Helsinki cũng vào hàng đắt đỏ nhất, ở mức khoảng 810 – 980 Euro/tháng. Tiếp theo là Tampere khoảng 730 – 850 Euro/tháng, Jyvaskyla khoảng 700 – 750 Euro/tháng, Oulu khoảng 550 – 770 Euro/tháng.

Thực tế cho thấy, nếu sinh viên học tập tại những thành phố có mức sống vừa phải và có kế hoạch chi tiêu hợp lý thì có thể chỉ cần 310 – 525 Euro/tháng. Sinh viên quốc tế ở Hà Lan thường cũng chi tiêu ở mức thấp.Chi phí sinh hoạt bao gồm:

Chỗ ở

Tiền thuê nhà chiếm đến gần 50% tổng chi tiêu hành tháng của du học sinh Phần Lan. Tiền thuê có sự chênh lệch nhất định tùy vào loại nhà ở mà sinh viên lựa chọn. Ký túc xá hoặc nhà ở sinh viên là lựa chọn tiết kiệm nhất với giá thuê phòng đơn trong căn hộ dùng chung vào khoảng 160 – 380 Euro/tháng. Căn hộ chung cư có giá thuê khoảng 330 Euro/tháng. Còn sinh viên muốn sống một mình trong căn hộ studio có thể mất khoảng 420 Euro/tháng.

Nhiều chung cư ở Phần Lan giới hạn số lượng người ở trong một căn hộ nên thường chỉ khoảng 1/3 lượng sinh viên tìm được nhà ở dạng này. Số còn lại sẽ lựa chọn loại hình cư trú khác. Kết quả khảo sát từ Masterportal cho thấy, có đến 84% sinh viên hài lòng về nhà ở tại Phần Lan. Đây cũng là tỉ lệ cao nhất ở châu Âu về mức độ hài lòng của sinh viên với nhà ở.

Ăn uống

Du học sinh Phần Lan trung bình mỗi tháng chi khoảng 260 Euro để mua thực phẩm tại các siêu thị địa phương. Các siêu thị bình dân như Sale, Lidl, Alepa, K-Market thường được lựa chọn vì có nhiều ưu đãi về giá cả. Tự nấu ăn cho bản thân hoặc cùng nấu ăn với các sinh viên sống chung là cách tiết kiệm đáng kể chi phí ăn uống.

Một bữa ăn tại nhà hàng có giá khoảng 11 Euro cho những sinh viên muốn thưởng thức bữa ăn được phục vụ hoặc thỉnh thoảng thay đổi khẩu vị. Tại các nhà hàng tầm trung, bữa ăn đủ 3 món cho 2 người sẽ tiêu tốn hầu bao của bạn khoảng 60 Euro.

Đi lại

Khoảng 1/3 sinh viên chọn phương tiện giao thông công cộng để đi lại khi học tập tại Phần Lan. Vé tháng dành cho sinh viên có giá dao động từ 35 đến 50 Euro. Nếu muốn di chuyển bằng xe hơi, sinh viên có bằng lái có thể thuê xe với giá 230 Euro cho 5 ngày.

Chi phí khác

Ngoài những khoản trên, ngân sách bạn cần chuẩn bị khi du học Phần Lan còn gồm các chi phí khác như:

Lệ phí xin visa: khoảng 300 Euro
Phí hội sinh viên: khoảng 100 Euro/năm
Bảo hiểm y tế: khoảng 200 Euro/năm
Hoạt động xã hội: khoảng 100 Euro/tháng

Sinh viên quốc tế du học Phần Lan được phép làm thêm tối đa 25 giờ/trong kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Mức lương trung bình từ 6 – 15 Euro/giờ tùy công việc và nơi làm việc. Một số sinh viên tìm được những việc có thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh khá cao cho công việc bán thời gian và sinh viên cần đảm bảo làm thêm không ảnh hưởng đến học tập. Do vậy, đừng xem việc làm thêm là nguồn thu nhập chính mà bạn nên chuẩn bị ngân sách phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình du học Phần Lan của mình.

Cùng với chính sách hỗ trợ nhiều học bổng giá trị và cơ hội được ở lại làm việc sau học tập. Phần Lan là một đất nước đáng để tìm hiểm và ngâm cứu khi lựa chọn du học của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm 1 chương trình học tập phù hợp tại quốc gia này, liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Ngay từ ngày đầu sang Phần Lan mình đã tốn kha khá tiền cho việc di chuyển mà theo mẹ mình vẫn hay nói đùa là tiền để học khôn. Nên mình viết bài này hướng dẫn cho các bạn từ A-Z về cách đi lại ở Phần Lan để không bị bỡ ngỡ khi mới qua.


Bay đến Phần Lan và đi về ký túc xá

Mình sang Phần Lan từ năm 2015, thời đấy vẫn còn khá thiếu thốn thông tin về du học Phần Lan so với bây giờ. Nộp hồ sơ, thi cử và đậu vào trường chỉ mới là bước đầu. Sau khi nhận được thư mời nhập học, mình bắt đầu bước tiếp theo là xin giấy phép cư trú (residence permit) và mua vé để sang Phần Lan.

Vì là lần đầu bay quốc tế và mình học tại thành phố Jyvaskyla chứ không phải là Helsinki nên mình đã sợ phải tự di chuyển. Ngoài ra hành lý nhiều cũng là 1 trong những lý do khiến mình quyết định mua vé bay từ Sài Gòn đến Jyvaskyla với 2 chỗ chuyển tiếp là Singapore và Helsinki.

*

Tiền vé máy bay mắc hơn tầm 200e so với vé chỉ đi đến Helsinki và ngoài ra mình còn tốn 1 khoản là 60e cho tiền taxi vì không có xe bus từ sân bay Jyvaskyla về trung tâm thành phố.

Nếu như được chọn lại và có thông tin kỹ càng hơn, thì mình sẽ chỉ bay đến Helsinki rồi mua vé tàu đi đến Jyvaskyla. Tuy nhiên 1 khó khăn trong việc mua vé tàu là bạn phải có tài khoản ngân hàng ở Phần Lan, nên nếu bạn có quen ai để nhờ mua vé tàu thì bạn sẽ tiết kiệm được kha khá nha.

Tips hay: Nếu bạn vẫn không yên tâm và muốn bay thẳng đến nơi bạn học (Jyvaskyla, Vaasa, Turku…) thì cách tiện nhất là hãy liên lạc với người hướng dẫn của bạn, thường là 1 bạn sinh viên năm 2 tham gia chương trình tutor (người hướng dẫn). Nếu họ có xe hơi thì họ sẽ đón mình.

Bạn cũng nên tìm hiểu trước xem từ sân bay của thành phố nơi mình học có phương tiện công cộng hay xe bus không. Ví dụ như ở Turku thì sẽ có xe bus chạy thẳng từ trước sân bay đến trung tâm thành phố, khá là tiện.

Cách đi lại trong nước

*

Về các hãng phương tiện di chuyển ở Phần Lan, hệ thống được phân làm 2 loại là local transportation và di chuyển toàn quốc. Phổ biến nhất cho bus là Onnibus, Savonlinja, Matkahuolto còn tàu thì chỉ có VR.

Mỗi hãng thường khai thác các tuyến đường khác nhau. Ví dụ Savonlinja không có chuyến chạy lên Lapland hoặc Onnibus chỉ chạy đến Rovaniemi và đi lên nữa khu vực Ivalo thì bạn phải đi với Matkahuolto. Tiện nhất thì bạn có thể tìm trên Perille.fi để so sánh giá cả cũng được.

Nếu bạn di chuyển từ thành phố bạn đến sân bay thì đi tàu VR sẽ là cách tiện nhất. Thường tàu sẽ transit ở Tikkurila và chạy thẳng đến phía dưới sân bay và mình chỉ việc đi lên là đến khu check-in.

Đi bus cũng được nhưng bạn phải đến Kamppi và từ đó, phải di chuyển sang ga tàu để đi tàu ngược lên lại sân bay, khá là tốn thời gian và công sức nếu bạn đang mang vác hành lý cồng kềnh và bạn không ở tại Helsinki.

Cách đi lại ở địa phương nơi bạn ở

Trừ Helsinki có hệ thống Metro và tram, thì đa phần những thành phố còn lại chỉ có xe bus. Mình ko nhắc đến taxi vì giá taxi bên này khá là chát so với Việt Nam mình. Giá cho 1-4 người khi di chuyển đoạn đường tầm 6km là 25 euro ☹ Bên này hiện không có Uber hay Grab gì cả.

Bus thì mỗi thành phố sẽ có hệ thống bus riêng và giá cả cũng khác nhau tùy budget của thành phố dành cho phương tiện công cộng vào năm đó như nào. Như năm đầu mình sang thì vé tháng dành cho sinh viên ở Jyvaskyla là 51e 1 tháng.

Hiện tại thì nó là 38e 1 tháng, đã giảm khá nhiều so với lúc trước. Ở Turku thì bus là Foli hay ở Helsinki sẽ là HSL. Mỗi hệ thống bus như vậy đều sẽ có trang web hoặc ứng dụng trên điện thoại riêng để bạn có thể check trước giờ bus, tuyến đường bus đi cũng như nơi dừng và tên các trạm dừng và mua vé nếu cần.

*

Vé bus được chia làm nhiều loại vé gồm vé lượt, ngày, tháng, quý, năm. Bạn mua càng nhiều thì vé càng rẻ hơn. Nếu bạn là sinh viên và bạn lên kế hoạch di chuyển ổn định hàng tháng thì mình gợi ý là bạn nên mua vé tháng hay quý thay vì vé lượt. Sẽ tiết kiệm được hơn khá nhiều.

Ngoài ra nếu bạn đi chơi ở thành phố khác và dùng phương tiện công cộng nhiều thì mua vé ngày cũng là 1 lựa chọn khá tốt. Riêng đối với Helsinki có Metro và Tram, thì vé được tích hợp theo zone và được quy định về thời gian.

Bạn mua 1 vé di chuyển trong zone AB 1 lượt sẽ có thời gian là tầm 80 phút. Trong 80p đó bạn được quyền di chuyển bao nhiêu lần và với bất cứ loại phương tiện nào cũng được trong khu vực AB.

Ngoài ra, do bus được dùng chủ yếu bởi sinh viên nên thời gian biểu cho bus sẽ thay đổi vào đông và hè. Trong năm học thì tần suất của bus sẽ nhiều hơn so với giai đoạn nghỉ hè tùy từng thành phố. Ví dụ trong năm, tuyến bus số 12 sẽ chạy 3 chuyến 1 tiếng trong khi mùa hè thì sẽ là 2 chuyến trong 1 giờ đồng hồ.

Bí quyết mua vé xe buýt giá rẻ

Thường bạn mua vé càng sớm thì giá vé sẽ càng rẻ. Mình hay mua vé trước từ 1-3 tháng tùy hãng. Onnibus lâu lâu sẽ có những campaign giá 1e cho 1 chiều vé. Bạn nên đăng ký nhận tin quảng cáo của nó vì khi có campaign thì hãng sẽ gửi email về cho mình.

Mỗi hãng cũng có chính sách ưu đãi dành cho các nhóm đối tượng khác nhau riêng. Như Onnibus thì không áp dụng chính sách giá vé cho sinh viên nhưng VR, Savonlinja và Matkahuolto thì có. Tuy nhiên để được dùng ưu đãi này thì bạn cần phải có thẻ sinh viên với tem chứng nhận của năm đó.

Ví dụ mình làm thẻ sinh viên từ năm 2015, mỗi năm bạn sẽ được dán 1 cái tem mới với con số tương ứng để chứng minh bạn vẫn đnag là sinh viên. Một số trường đại học cũng có thẻ sinh viên bản electronic trên điện thoại.

Di chuyển từ Phần Lan sang quốc gia khác

Ngoài khối Bắc Âu, Nga và Estonia thì đa phần những nước còn lại, bạn nên di chuyển bằng máy bay. Trừ khi bạn có xe hơi và có thế chạy đường dài. Mình có nhiều bạn người Phần thường hay đi xuống các nước phía Nam bằng cách xách cả xe hơi theo, đi tàu biển sang Estonia rồi từ đó chạy xe qua các nước khác.

Bạn có thể đi tàu biển từ Phần Lan sang Estonia, Thụy Điển, Nga và Đan Mạch; chạy xe sang Thùy Điển hoặc Na Uy từ đường biên giới phía Bắc. Tàu biển thì có Viking Line và Tallink.

Xem thêm: Xe cub 50 màu trắng : nơi bán giá rẻ, uy tín, chất lượng nhất

*

Riêng mình thì mình thường bay từ Phần Lan sang Ba Lan và từ đó di chuyển bằng bus, tàu hoặc máy bay sang nước khác. Vé từ Phần Lan sang Ba Lan khá rẻ nếu bạn chọn đi vs Wizzair, 1 hãng hàng không của Hungary.

Điểm cộng là giá vé cực kỳ rẻ (Mình từng đi 2 chiều Phần Lan – Ba Lan với giá 20e đã bao gồm thuế và phí). Điểm trừ là hạn chế về hành lý, bạn chỉ được mang theo 7kg hành lý xách tay và đường bay không phải từ Helsinki mà từ Turku. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiết kiệm khu đi du lịch thì đây là tuyến đường bay khá hợp lý.Ngoài Wizzair thì còn có Ryanair cũng cung cấp các chuyến bay giá rẻ từ Phần Lan đi các nước khác với điểm xuất phát từ Tampere.Đây là link các hãng phương tiện di chuyển tại Phần Lan.Trang tìm kiếm tổng hợp https://www.perille.fi/en
Onnibus https://www.onnibus.com/home
Savonlinja https://www.savonlinja.fi/en/Tàu VR https://www.vr.fi/en

Tips hay khi sử dụng tàu/bus ở Phần Lan

Chú ý giờ bus/tàu nếu bạn di chuyển có nối chuyến. Hãy chừa đủ thời gian để di chuyển nếu bạn phải đi xa từ bến tàu sang bến bus chẳng hạn. Nhưng cũng đừng vì tiết kiệm mà chọn vé có nối chuyến quá lâu. Mình từng cố gắng tiết kiệm tiền bus nên đã phải ngủ ngoài trời ở cảng biển 1 đêm vào tháng 12 lộng gió khi đi tàu biển sang Thụy Điển vào năm đầu tiên.Nếu bạn mua vé đi từ thành phố bạn sang thành phố khác, hãy chắc chắn rằng vé bạn mua vào thời điểm có xe bus từ nhà bạn đến bến xe hoặc có ai đó đưa bạn ra. Mình cũng từng tiết kiệm tiền bus nên mua vé bus vào lúc 6h sáng trong khi chuyến bus sớm nhất từ nhà mình ra trạm bus là vào lúc 6h30 sáng :)) thành ra lại phải bỏ vé và mất thêm tiền.Hãy check trước tuyến đường, giờ và tên các chặng dừng nếu có hoặc chặng nối chuyến để không bị lỡ bus hay tàu và chắc là bạn đã ở đúng trạm tàu/bus. Một số thành phố có trạm tàu và bus ngay cạnh nhau. Tuy nhiên một số thành phố khác thì 2 nơi đó lại tách riêng ra và bạn sẽ phải di chuyển xa nếu chuyển tiếp giữa tàu và bus. Hầu hết các trang web đều đề khá đầy đủ thông tin về chuyến đi lúc bạn tìm vé. Bạn cũng có thể dung định vị GPS và đánh dấu trước trên bản đồ địa điểm của chặng dừng để theo dõi.Nếu bạn có ý định nuôi thú cưng và vác chúng đi cùng thì bạn nên tìm hiểu xem chuyến xe nào cho phép bạn mang thú cưng theo.