Địa lý là môn học lý thú nhưng do bị coi là môn phụ, phương pháp dạy học khô khan nên nhiều học sinh còn yếu môn này. Muốn học tốt môn Địa lý 8 có một số phương pháp dưới đây.

Bạn đang xem: Giải bài tập địa lý 8

1. Một số phương pháp giúp học tốt môn địa lý 8

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Kết quả môn địa lý không cao có thể do quá nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không được sắp xếp khoa học nên khó nhớ. Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này là dành thời gian hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học. Việc này giúp xây dựng khung kiến thức dần dần sau mỗi bài. Cuối kỳ sẽ có ngay đề cương ôn tập hiệu quả.


*

Mẫu sơ đồ tư duy giúp hệ thống kiến thức dễ dàng


Phương pháp hệ thống kiến thức được nhiều chuyên gia sử dụng nhất là vẽ sơ đồ tư duy. Đó là một sơ đồ cây, vẽ bằng nhiều màu sắc, ghi lại những từ khóa, những kiến thức quan trọng một cách ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, gắn gọn cũng phải đi đôi với dễ hiểu, dễ nhớ và dễ liên tưởng. Nhìn vào sơ đồ này, các em sẽ hình dung lại bài học, hình dung được hệ thống những kiến thức đã học dễ dàng hơn.

Cụ thể, chương trình địa lý 8 có 2 phần chính: Phần 1 là thiên nhiên con người ở các châu lục, phần 2 là địa lý Việt Nam. Trong phần 1 chia thành 2 chương: Châu Á; thống kết địa lý tự nhiên và địa lý các châu lục. Mỗi chương có nhiều bài, trong từng bài lại có các ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, các em đã hình dung được những nội dung cơ bản mà mình cần ghi nhớ để vẽ thành sơ đồ.

Tạo không gian học tập thoải mái


*

Góc học tập cũng rất quan trọng để giúp các em tập trung


Không gian học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm hứng học tập. Một góc học tập trang trí đẹp, đặt những món đồ yêu thích, đủ rộng rãi, đủ ánh sáng sẽ giúp các em học tập tốt hơn. Điều quan trong nhất, không gian cần đảm bảo yên tĩnh, không ồn ào khiến học sinh không tập trung được.

Chuẩn bị bài mới ở nhà

Để hiểu và nhớ kiến thức thày cô giảng trên lớp thì học sinh nên đọc bài mới trước. Đọc bài trước ở nhà để biết sơ qua những gì sẽ học, liên kết nó với phần kiến thức trước đó. Khi đọc trước cùng nên ghi chú những phần không hiểu để hôm sau nghe thầy cô giải thích.

Ghi nhớ các số liệu cần thiết

Vì có khá nhiều con số cần phải ghi nhớ khiến nhiều bạn sợ học địa lý và không thể học tốt được môn này. Tuy nhiên, để nhớ các số liệu đó tốt, các em học sinh có thể gắn nó với những ngày lễ hay ngày sinh nhật của người thân hoặc một ngày đặc biệt mà các em dễ ghi nhớ. Hơn nữa, trong một số trường hợp các em chỉ cần viết ra những số liệu tương đối không cần chính xác đến 100%.

Học với tâm trạng thoải mái

Khi học bài các em cần tinh thần thoải mái, không căng thẳng thì hiệu quả học mới cao. Do đó, đừng tự tạo áp lực cho bản thân, nghĩ rằng mình học không tốt, mình không thông minh bằng người khác. Tìm cách thư giãn, tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.

Khi đang học, nếu quá mệt, đầu óc căng thẳng mà vẫn chưa xong bài, các em không nên cố học nốt, hãy nghỉ 10-20 phút để não được nghỉ ngơi. Lúc đó cố ngồi học cũng không hiệu quả vì não quá tải, không thể tiếp nhận thông tin tốt được. Khi nghỉ ngơi có thể nghe bài nhạc vui, đọc truyện cười hay nhắm mắt thư giãn, sau đó học tiếp.

Địa lý là môn học lý thú nhưng do bị coi là môn phụ, phương pháp dạy học khô khan nên nhiều học sinh còn yếu môn này. Muốn học tốt môn Địa lý 8 có một số phương pháp dưới đây.

1. Một số phương pháp giúp học tốt môn địa lý 8

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Kết quả môn địa lý không cao có thể do quá nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không được sắp xếp khoa học nên khó nhớ. Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này là dành thời gian hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học. Việc này giúp xây dựng khung kiến thức dần dần sau mỗi bài. Cuối kỳ sẽ có ngay đề cương ôn tập hiệu quả.

*
Mẫu sơ đồ tư duy giúp hệ thống kiến thức dễ dàng

Phương pháp hệ thống kiến thức được nhiều chuyên gia sử dụng nhất là vẽ sơ đồ tư duy. Đó là một sơ đồ cây, vẽ bằng nhiều màu sắc, ghi lại những từ khóa, những kiến thức quan trọng một cách ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, gắn gọn cũng phải đi đôi với dễ hiểu, dễ nhớ và dễ liên tưởng. Nhìn vào sơ đồ này, các em sẽ hình dung lại bài học, hình dung được hệ thống những kiến thức đã học dễ dàng hơn.

Cụ thể, chương trình địa lý 8 có 2 phần chính: Phần 1 là thiên nhiên con người ở các châu lục, phần 2 là địa lý Việt Nam. Trong phần 1 chia thành 2 chương: Châu Á; thống kết địa lý tự nhiên và địa lý các châu lục. Mỗi chương có nhiều bài, trong từng bài lại có các ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, các em đã hình dung được những nội dung cơ bản mà mình cần ghi nhớ để vẽ thành sơ đồ.

Tạo không gian học tập thoải mái

*
Góc học tập cũng rất quan trọng để giúp các em tập trung

Không gian học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm hứng học tập. Một góc học tập trang trí đẹp, đặt những món đồ yêu thích, đủ rộng rãi, đủ ánh sáng sẽ giúp các em học tập tốt hơn. Điều quan trong nhất, không gian cần đảm bảo yên tĩnh, không ồn ào khiến học sinh không tập trung được.

Chuẩn bị bài mới ở nhà

Để hiểu và nhớ kiến thức thày cô giảng trên lớp thì học sinh nên đọc bài mới trước. Đọc bài trước ở nhà để biết sơ qua những gì sẽ học, liên kết nó với phần kiến thức trước đó. Khi đọc trước cùng nên ghi chú những phần không hiểu để hôm sau nghe thầy cô giải thích.

Ghi nhớ các số liệu cần thiết

Vì có khá nhiều con số cần phải ghi nhớ khiến nhiều bạn sợ học địa lý và không thể học tốt được môn này. Tuy nhiên, để nhớ các số liệu đó tốt, các em học sinh có thể gắn nó với những ngày lễ hay ngày sinh nhật của người thân hoặc một ngày đặc biệt mà các em dễ ghi nhớ. Hơn nữa, trong một số trường hợp các em chỉ cần viết ra những số liệu tương đối không cần chính xác đến 100%.

Học với tâm trạng thoải mái

Khi học bài các em cần tinh thần thoải mái, không căng thẳng thì hiệu quả học mới cao. Do đó, đừng tự tạo áp lực cho bản thân, nghĩ rằng mình học không tốt, mình không thông minh bằng người khác. Tìm cách thư giãn, tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.

Khi đang học, nếu quá mệt, đầu óc căng thẳng mà vẫn chưa xong bài, các em không nên cố học nốt, hãy nghỉ 10-20 phút để não được nghỉ ngơi. Lúc đó cố ngồi học cũng không hiệu quả vì não quá tải, không thể tiếp nhận thông tin tốt được. Khi nghỉ ngơi có thể nghe bài nhạc vui, đọc truyện cười hay nhắm mắt thư giãn, sau đó học tiếp.

*
Học với tinh thần thoải mái

Ngoài các phương pháp học, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp các em học tốt hơn. Nhiều thực phẩm có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp các em nhớ bài hiệu quả, cải thiện kết quả học tập. Bạn có thể tham khảo trong phần tiếp theo.

2. Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng ghi nhớ

*
Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng ghi nhớ

Quả óc chó

Quả óc chó rất tốt cho cả trái tim và não của bạn. Tất cả các loại hạt nói chung đều là nguồn chất béo tốt cho sức khỏe. Quả óc chó đặc biệt có nhiều axit alpha-linolenic (ALA) – một loại axit béo omega-3 nổi tiếng. Trên thực tế, một nghiên cứu hoàn thành năm 2015 đã cho thấy mức tiêu thụ quả óc chó tăng lên giúp cải thiện số điểm kiểm tra nhận thức.

Cá hồi

Cá hồi là một nguồn axit béo omega-3 dồi dào, giúp làm giảm nồng độ beta-amyloid trong máu. Beta-amyloid là protein nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer.

Táo

Các nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy hợp chất quercetin trong táo có thể bảo vệ các tế bào thần kinh, chống lại quá trình oxy hóa. Quercetin ngăn ngừa tế bào trong não chế đi, liên quan đến quá trình oxy hóa và viêm tế bào thần kinh. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein, các chất dinh dưỡng, đặc biệt là choline và các loại vitamin B. Choline có trong lòng đỏ trứng gà, loại chất này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng, hành vi và bộ nhớ. Nó cũng hỗ trợ sự tỉnh táo và cải thiện hiệu năng nhận thức.

Xem thêm: Chi phí gửi hàng qua bưu điện rẻ, chi tiết, giá cước gửi hàng đi mỹ qua bưu điện

Ngũ cốc

Ngũ cốc như gạo nâu, yến mạch là loại thực phẩm rất tốt cho trí nhớ. Vitamin B1 có nhiều trong cơm (nấu bằng gạo không xay sát kỹ), các loại đậu, đỗ, vừng, lạc, lòng đỏ trứng, thịt (lợn, bò). Những loại thực phẩm này làm tăng lượng máu cung cấp oxy cho não, giúp não được cung cấp đầy đủ glucose để hoạt động tốt.