Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.

Bạn đang xem: Tác dụng của hương trầm

Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.

Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm.

TS Lê Lương Đống, Sức Khỏe & Đời Sống

Trầm hương được làm từ nhựa cây nhũ hương Ấn Độ Boswellia, thường mọc ở các vùng núi khô hạn của Ấn Độ, Châu Phi và Trung Đông. Trầm hương có mùi gỗ và cay nồng, có thể hít, hấp thụ qua da hoặc dùng như chất bổ sung. Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe được khoa học chứng minh, cũng như 7 lầm tưởng phổ biến về trầm hương.


Trong Y Học Truyền Thống, trầm hương mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện bệnh viêm khớp và hệ tiêu hóa, giảm hen suyễn và chăm sóc răng miệng, thậm chí có thể chống lại một số loại ung thư. Cụ thể:

1.1. Giảm viêm khớp

Trầm hương có tác dụng chống viêm, nhờ đó giảm sưng do viêm khớp. Các nhà nghiên cứu tin rằng, trầm hương có thể ngăn chặn quá trình giải phóng leukotrienes (những hợp chất có thể gây viêm).

Trong đó, terpenes (bao gồm axit boswellic) được xem là hợp chất chống viêm mạnh nhất của trầm hương. Một nghiên cứu năm 2014 trên chuột cho thấy, cả axit boswellic dạng uống và bôi đều làm giảm sự mất sụn và viêm niêm mạc khớp.

Ở người, chiết xuất trầm hương có thể giảm các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong một đánh giá năm 2018, trầm hương liên tục cho thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động tốt hơn giả dược. Nhưng nhìn chung thì hầu hết các nghiên cứu có chất lượng thấp và cần phải tìm hiểu thêm.

Trong một nghiên cứu tiếp theo, tình nguyện viên đã dùng 169,33 mg chiết xuất nhựa cây nhũ hương 2 lần mỗi ngày trong 120 ngày. Kết quả cho thấy chất bổ sung giúp làm giảm viêm, đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp gối từ nhẹ đến trung bình, mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một nghiên cứu khác cho thấy dầu oliban (tên gọi khác của trầm hương) làm giảm đau nhức xương khớp khi thoa lên da trong 6 tuần. Tuy nhiên, khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc tham gia thể thao của người bệnh vẫn không có cải thiện đáng kể.

Kết hợp trầm hương với các chất bổ sung khác cũng có thể mang lại hiệu quả, ví dụ:

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy bổ sung 350 mg curcuminoid (chất trong củ nghệ) và 150 mg axit boswellic (nhũ hương Ấn Độ) 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm đau nhức xương khớp. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao hơn so với dùng curcumin đơn lẻ hoặc chỉ dùng giả dược.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, các nhà nghiên cứu đã thử điều trị cho chuột bằng chiết xuất nhựa cây nhũ hương với liều lượng 180mg/kg. Kết quả, trầm hương làm giảm chứng viêm nhưng không hiệu quả như các loại thuốc tiêu chuẩn.

Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết luận trầm hương có tác dụng gì, đặc biệt là đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.

1.2. Cải thiện chức năng đường ruột

Đặc tính chống viêm của trầm hương cũng có thể giúp đường ruột hoạt động ổn định. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, kết hợp trầm hương với các loại thảo mộc khác giúp giảm đau bụng, đầy hơi, thậm chí giảm trầm cảm và lo lắng ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, uống 250mg trầm hương dạng thuốc viên hàng ngày trong 6 tháng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở những người bị IBS.


trầm hương

Nhựa cây nhũ hương đặc biệt có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất nhũ hương hàng ngày trong 4 tuần đã cải thiện các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ. Nghiên cứu trên chuột bị viêm đại tràng cho thấy, tinh chất này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu có quy mô nhỏ hoặc không được thực hiện ở người. Do đó vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.

1.3. Cải thiện bệnh hen suyễn

Trong nhiều thế kỷ qua, Y Học Cổ Truyền đã dùng trầm hương để điều trị viêm phế quản và hen suyễn, cụ thể:

Trầm hương cũng có ảnh hưởng đến các Th2 cytokines, một tác nhân gây viêm và sản xuất chất nhầy quá mức ở những người bị hen suyễn.Trong một nghiên cứu nhỏ, bổ sung 500 mg chiết xuất nhựa cây nhũ hương mỗi ngày có thể giảm tần suất hít thuốc hen suyễn của người bệnh trong suốt 4 tuần.Ngoài ra, khi người tham gia nghiên cứu uống 200mg chất bổ sung làm từ trầm hương và trái bầu nâu (Aegle marmelos) thì sẽ giảm các triệu chứng hen suyễn hiệu quả hơn giả dược.Trong một nghiên cứu khác, các triệu chứng hen suyễn ở chuột được cải thiện nhờ axit boswellic, một thành phần trong nhựa trầm hương.

1.4. Duy trì sức khỏe răng miệng

Trầm hương có thể cải thiện vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Nguyên nhân là do các axit boswellic trong trầm hương có đặc tính kháng khuẩn mạnh, nhờ đó ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng miệng.

Trong một nghiên cứu, chiết xuất trầm hương có hiệu quả chống lại Aggregatibacter actinomycetemcomitans, một loại vi khuẩn gây bệnh nướu răng.Trong một nghiên cứu nhỏ khác, tình nguyện viên được nhai kẹo cao su có chứa trầm hương trong 5 giờ và lấy các mẫu nước bọt mỗi giờ, kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn đã giảm dần.

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng của trầm hương đối với sức khỏe răng miệng.

1.5. Đặc tính chống ung thư

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy axit boswellic trong trầm hương có thể ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan. Chất này cũng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành DNA, nhờ đó hạn chế sự phát triển của khối u. Cho đến nay, các nghiên cứu đã cho thấy trầm hương có khả năng chống lại các tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, da và ruột kết.


trầm hương

Trầm hương cũng có thể giúp giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Trong một nghiên cứu về những bệnh nhân đang được điều trị khối u não, dùng 4.500mg chiết xuất axit boswellic mỗi ngày đã giúp giảm phù não (tích tụ chất lỏng trong não), đồng thời giảm liều lượng thuốc phải dùng của người bệnh.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.


Mặc dù trầm hương có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải tất cả đều được khoa học chứng minh rõ ràng. Xung quanh chủ đề trầm hương dùng để làm gì, có 7 tác dụng của trầm hương chưa đủ bằng chứng công nhận:


Ngăn ngừa bệnh tim: Trầm hương có tác dụng chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm thường gặp trong bệnh tim. Một số nghiên cứu đã đề xuất tác dụng bảo vệ tim của trầm hương, nhưng vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa.Thúc đẩy làn da mịn màng: Dầu trầm hương được coi là một phương thuốc trị mụn và chống nếp nhăn tự nhiên hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh dầu trầm hương có tiềm năng chăm sóc da, nhưng rất ít nghiên cứu khác chứng minh được công dụng này.Cải thiện trí nhớ: Các nghiên cứu cho thấy dùng liều lượng lớn trầm hương có thể giúp tăng cường trí nhớ ở chuột. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn ở người.Tăng cường khả năng sinh sản: Các chất bổ sung từ trầm hương có thể tăng khả năng sinh sản ở chuột, nhưng hiện tại vẫn có rất ít nghiên cứu về vấn đề này.

Xem thêm: Các Loại Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Chính Hãng, Giá Tốt 04/2023, Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Giảm Tiết Acid Dạ Dày


Trầm hương

Tóm lại, trầm hương được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền để điều trị nhiều loại bệnh lý. Mặc dù an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng trầm hương vẫn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở bà mẹ mang thai và người đang sử dụng một số loại thuốc. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi dùng trầm hương dạng viên nang, viên nén hoặc trong các loại kem dưỡng da, tinh dầu hít.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
gdtxdaknong.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.