Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
*

VOV.VN - “Học sinh hiện nay học Toán một cách ngây ngô, nhìn từ ngọn xuống để tìm đáp án nhanh. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học Toán của học sinh".

Bạn đang xem: Thi trắc nghiệm môn toán


Mới đây, thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, đại biểu quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho hay, trong thời gian qua, các cử tri rất quan tâm tới vấn đề thi THPT quốc gia. Đặc biệt có nhiều ý kiến cho rằng thi trắc nghiệm đối với môn Toán chưa được yên tâm.

“Hình thức thi này là một trong những nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt với kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Ngoài ra còn tạo nên cách dạy và học, tư duy đối với môn này bị thay đổi. Thầy cô chỉ cần cho học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm sao cho đạt kết quả bằng các mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ cần khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác suất. Cách học này khiến học sinh bỏ qua các bước khi làm một bài toán và tư duy logic”, đại biểu Ánh nêu ý kiến.

*
Nhiều giáo viên dạy Toán cho rằng việc thi trắc nghiệm môn Toán sẽ làm hỏng tư duy logic của học sinh. 

Thầy Trần Mạnh Hùng, giáo viên dạy toán trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng không khỏi lo ngại về việc thi trắc nghiệm môn Toán. Theo thầy Hùng, tại Việt Nam, việc thi cử ảnh hưởng trực tiếp tới việc dạy và học. Mục tiêu lớn nhất của môn Toán là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, trình bày có quy trình, làm việc có đầu có đuôi, chính xác thì việc thi trắc nghiệm lại chỉ đề cao kết quả cuối cùng.


“Sau khoảng 3 năm áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán, hầu hết các giáo viên đều thấy môn Toán của học sinh đang "nát dần đều". Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, cấp 2, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp 3 lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển. Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học Toán của học sinh, những đặc điểm của môn Toán cũng mất đi”, thầy Hùng lo ngại.

Thầy Hùng cho rằng, không nên vì sự tiện lợi của hình thức thi trắc nghiệm mà làm hỏng cả quá trình học về lâu về dài. Nếu tiếp tục hình thức thi này, không chỉ môn Toán bị hỏng mà còn có thể tạo ra tính tùy tiện, vô trách nhiệm ở học sinh. Do đó, Bộ GD-ĐT cần có những đánh giá toàn diện hơn về việc thi trắc nghiệm môn Toán, lắng nghe ý kiến từ các giáo viên.

“Nhiều khi giáo viên muốn truyền tải những mục tiêu tốt đẹp của môn Toán, nhưng lại không thực hiện được. Nếu như dạy tuần tự theo hình thức tự luận trước kia, thì học sinh cũng cảm thấy gượng ép. Đây chính là khó khăn trong quá trình dạy và học khiến giáo viên cũng phải chạy theo, bản thân các thầy cũng phải nghĩ ra mẹo cho học sinh. Như vậy mục tiêu của môn học không đạt được. Việc thi Toán được áp dụng các mẹo nhận diện câu hỏi nhanh giống như thi bằng lái xe, gặp câu hỏi kiểu này thì chọn đáp án nào mà không cần biết nội dung là gì. Như vậy rất nguy hiểm”, thầy Hùng lo ngại.

Thầy Lê Đức Vĩnh, nguyên Tổ trưởng tổ Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đồng tình quan điểm không nên thi trắc nghiệm môn Toán. Thầy Vĩnh cho rằng cái được của thi trắc nghiệm là phổ kiến thức rộng, nhưng lại có rất nhiều hạn chế.

“Thi trắc nghiệm chỉ là sàng thô. Nhiều người vẫn nói rằng tại sao ở bậc phổ thông học sinh phải học tích phân, vi phân. Nhưng nếu không học như vậy thì khi học đại học về ngành kỹ thuật, kinh tế sẽ không thể học được. Nhất là khối ngành kinh tế, cần học về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi môn, hay xác suất thống kê... Nếu luyện thi theo kiểu nhận dạng, các thầy cô cũng sẽ biết cách đối phó để luyện thi để ra kết quả đúng hay không, nhưng lại không hiểu được bản chất. Toán học là chìa khóa của nhiều môn khoa học khác nên không thể thi theo hình thức này”, thầy Vĩnh nói.

Thầy Lê Đức Vĩnh cho rằng, ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, sở dĩ môn Toán cũng được thi trắc nghiệm và mang lại hiệu quả vì họ không đặt nặng vào kết quả của bài thi đó. Việc tuyển sinh không chỉ dựa vào kết quả thi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Còn tại Việt Nam, kết quả bài thi này được các trường CĐ, ĐH sử dụng luôn cho việc xét tuyển đầu vào. “Các nhà hoạch định chính sách của ta đang đi sai hướng. Với những môn cần sự tư duy, logic nhiều, thì không nên thi trắc nghiệm”, thầy Lê Đức Vĩnh nói./.

*

VOV.VN - Cách thi trắc nghiệm ở một số môn, trong đó có môn Toán, đang làm thui chột khả năng tư duy của học sinh, biến các em thành những “con vẹt” để có điểm số đẹp.
*

VOV.VN - Các nhà toán học chính thức kiến nghị Bộ GD-ĐT hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn toán trong kỳ thi THPT năm 2017
Nguyễn Trang/VOV.VN
Tag: thi trắc nghiệm môn Toán bỏ thi trắc nghiệm môn Toán thi THPT quốc gia


Hội Toán học đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán VOV.VN -Hội Toán học Việt Nam đề nghị hoãn áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán, tiếp tục thi theo hình thức tự luận như hiện nay.



Hội Toán học đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán

VOV.VN -Hội Toán học Việt Nam đề nghị hoãn áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán, tiếp tục thi theo hình thức tự luận như hiện nay.


*

Thi trắc nghiệm môn Toán đang “giết” khả năng tư duy của người học? VOV.VN - Cách thi trắc nghiệm ở một số môn, trong đó có môn Toán, đang làm thui chột khả năng tư duy của học sinh, biến các em thành những “con vẹt” để có điểm số đẹp.


Thi trắc nghiệm môn Toán đang “giết” khả năng tư duy của người học?

VOV.VN - Cách thi trắc nghiệm ở một số môn, trong đó có môn Toán, đang làm thui chột khả năng tư duy của học sinh, biến các em thành những “con vẹt” để có điểm số đẹp.


Các nhà toán học đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn toán VOV.VN - Các nhà toán học chính thức kiến nghị Bộ GD-ĐT hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn toán trong kỳ thi THPT năm 2017


Các nhà toán học đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn toán

VOV.VN - Các nhà toán học chính thức kiến nghị Bộ GD-ĐT hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn toán trong kỳ thi THPT năm 2017

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra phương án thi trắc nghiệm môn Toán đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Vậy thực hư ra sao? Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào? Hãy cùng gdtxdaknong.edu.vn theo dõi qua bài viết sau.
*
Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào?

1. Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào?

2. Cấu trúc đề thi môn Toán THPTQG

Mỗi đề thi trắc nghiệm môn Toán bao gồm 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Dưới đây là ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.


*
Ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán

3. Ưu điểm và hạn chế của việc thi trắc nghiệm môn Toán

Ưu điểm:

Có thể tin học hóa: Tất cả bài thi đều được chấm trên máy và trong tương lai có khả năng sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính.

Thành thạo máy tính Casio là một lợi thế: Với sự hiện đại của máy tính cầm tay như ngày nay thì việc giải các câu khó trong bài không còn là vấn đề khi bạn đã thành thạo máy tính Casio, không cần tính toán lâu, chỉ cần 30s nhập vào máy tính thì sẽ cho ra kết quả ngay.

Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí: Thi trắc nghiệm môn Toán vừa giúp rút ngắn thời gian thi, chi phí tổ chức (vì tổ chức thi tập trung), bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian coi thi, chấm bài, thời gian đợi kết quả và một số chi phí như: ăn ở, đi lại trong quá trình diễn ra kỳ thi.

Nhược điểm:

Thụ động trong cách làm bài: Đối với môn Toán, việc thi trắc nghiệm làm giảm tư duy của học sinh, không chỉ không đánh giá được cách làm, cách suy luận logic mà còn khiến học sinh trở nên máy móc, thụ động khi cứ lệ thuộc vào máy tính Casio và đánh bừa.

Áp lực về thời gian: Chuyển sang thi trắc nghiệm thì bài thi sẽ bị rút ngắn thời gian, thí sinh chỉ có 1,2 phút cho mỗi câu nên dẫn đến tình trạng đánh bừa, đánh đại.

Khó khăn trong việc biên soạn đề: Đối với những giáo viên vùng cao hay những giáo viên đã lớn tuổi, việc biên soạn đề gặp rất nhiều khó khăn vì không thành thạo máy tính, việc tổ chức thi trắc nghiệm sẽ khiến họ khó biên soạn đề vì quá nhiều câu hỏi và rất mất thời gian….

4. Thi trắc nghiệm môn Toán: Các chuyên gia nói gì?

Sau đây là một vài trích dẫn câu nói của các chuyên gia về thi trắc nghiệm môn Toán, cụ thể như sau:


*
Các chuyên gia nói gì về việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán

Trước ý kiến phản đối thi trắc nghiệm môn Toán, GS.TS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho rằng: “Cần phải nhìn vào mục đích của kỳ thi để đánh giá. Đây không phải là kỳ thi tuyển chọn nhân tài mà là kỳ thi THPT quốc gia. Việc sàng lọc chỉ mang tính chất phân loại: Loại này thì có thể vào đại học, loại này thì không đủ năng lực vào đại học. Còn nếu thi tuyển để chọn nhân tài thì đương nhiên không nên thi trắc nghiệm môn Toán".

GS.TS Lâm Quang Thiệp nói thêm “Chất lượng của hình thức thi trắc nghiệm được quyết định bằng chất lượng của đề thi, và đề thi khi đầu tư nhiều thời gian sẽ có thể làm tốt. Nhưng chất lượng thi tự luận lại phụ thuộc vào năng lực của người chấm thi. Đối với kỳ thi như thi THPT quốc gia, ta không thể có được đội ngũ 100% người chấm có trình độ chuyên môn cao để chấm được hàng triệu bài thi một cách chất lượng trong một thời gian ngắn. Do đó, thi trắc nghiệm với bài thi chấm bằng máy tính sẽ là lựa chọn phù hợp hơn”.

Đồng quan điểm với GS.TS Lâm Quang Thiệp, TS Phạm Xuân Thanh cũng khẳng định: “Không có chuyện thi trắc nghiệm làm mất đi tư duy logic Toán học của học sinh. Bởi lẽ, để xác định đáp án đúng cho các câu hỏi, nhất là những câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao thì buộc học sinh vẫn phải giải một số bước của bài toán nhưng không nhất thiết là trình bày đầy đủ theo trình tự từng bước như thi tự luận trước đây.


*
Một số ý kiến của chuyên gia Toán học về hình thức thi trắc nghiệm

Bên cạnh đó, lại có các ý kiến trái chiều như:

Thầy Trần Mạnh Hùng, giáo viên dạy toán trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói rằng: “Sau khoảng 3 năm áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán, hầu hết các giáo viên đều thấy môn Toán của học sinh đang "nát dần đều". Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, cấp 2, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp 3 lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển. Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học Toán của học sinh, những đặc điểm của môn Toán cũng mất đi”.

Thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng: “Có những em bị “ngộ máy tính”, khi làm bài môn Toán chỉ lăm lăm cái máy tính mà không biết mình đang làm gì. Thành quả các năm tiểu học và THCS bị phương pháp thi trắc nghiệm Toán cuốn bay hết”.

Theo ý kiến riêng của gdtxdaknong.edu.vn, trong thời kỳ hiện đại, việc tổ chức thi trắc nghiệm là phù hợp và tạo nhiều lợi thế cho sự phát triển đất nước, và trong tương lai, nếu có thể tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính nữa thì có thể nói đây là thành công vượt bậc mà không phải đất nước nào cũng có thể làm được.

Xem thêm: Tóc ngang vai tỉa đuôi - 8 kiểu siêu yêu mọi cô nàng đều muốn thử

Trên đây là một vài vấn đề xung quanh câu hỏi Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào? mà gdtxdaknong.edu.vn chia sẻ. Cám ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn ôn tập và thi thật tốt.

Từ khóa: hệ thống thi trắc nghiệm, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, hệ thống thi trắc nghiệm online, Bài thi trắc nghiệm, Bài thi trắc nghiệm trực tuyến, đề trắc nghiệm, làm bài thi trắc nghiệm online, ôn luyện thi trắc nghiệm, làm đề thi trực tuyến, làm trắc nghiệm online, làm bài trắc nghiệm online, ngân hàng đề thi trắc nghiệm, làm đề thi trắc nghiệm online

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá