Bạn có kế hoạch sinh em bé trong thời gian tới? Bạn muốn chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho em bé của mình sau này? Trước hết bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình, một sức khỏe tốt là điều kiện tuyệt vời cho em bé phát triển từ những bước đầu tiên.

Bạn đang xem: Thuốc bổ trước khi mang thai

*

1. Thời điểm dùng thuốc bổ trước khi mang thai

Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, một chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp bắt đầu từ giai đoạn này sẽ giúp cho trứng phát triển khỏe mạnh, thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ được khuyên dùng thuốc bổ ít nhất 3 tháng trước khi có thai để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này.

2. Liều lượng dùng thuốc bổ trước khi mang thai

Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO 2015), phụ nữ trước khi có thai cần cung cấp khoảng 1,1gam Omega 3 ( tối thiểu 200 mg DHA), 400mcg acid folic, 15-18mg sắt, 1000-1300mg canxi, 600IU Vitamin D mỗi ngày. Đây là hàm lượng được tính bằng tổng lượng các chất thu được từ thức ăn cộng với lượng các chất thu được từ thuốc bổ sung. Ngay khi có ý định mang thai, bạn hãy chú ý đến dinh dưỡng của mình để tạo tiền đề tốt nhất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

3. Lựa chọn thuốc bổ phù hợp

Để bổ sung thuốc bổ đúng cách trước khi mang thai, bạn nên tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ. Lựa chọn các chế phẩm bổ sung có uy tín, được kiểm định về chất lượng rõ ràng.

Tuyệt đối không lạm dụng việc bổ sung Vitamin cũng như thuốc bổ khi mang thai: các loại thuốc bổ, vitamin không phải uống càng nhiều càng tốt, bạn chỉ nên dùng theo liều lượng hướng dẫn và không tự ý uống thêm trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý một số loại Vitamin và Khoáng chất nếu chúng ta uống đồng thời sẽ làm giảm hiệu quả và khả năng hấp thu của nhau, ví dụ như canxi không nên uống cùng thời điểm với sắt. Bởi vậy, bà bầu nên tách biệt thời gian uống sắt và canxi thay vì uống đồng thời.

Khi sử dụng vitamin và thuốc bổ, các bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm có khả năng làm giảm công dụng của thuốc. Ví dụ như không uống viên sắt cùng sữa, trà, cà phê… Chỉ nên uống thuốc sau khi ăn uống những loại thực phẩm này ít nhất 1-2 tiếng.

Kiểm tra thông tin trên bao bì: Bạn nên lựa chọn các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp có chứa đầy đủ các loại vitamin, acid béo thiết yếu Omega-3 (DHA/EPA), khoáng chất phù hợp với thể trạng của bạn. Đặc biệt, khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ngoài ra một điểm chú ý rất quan trọng đó là nguồn gốc của sản phẩm: Các sản phẩm đã được cấp phép lưu hành tại nước sở tại (thể hiện qua số đăng ký lưu hành sản phẩm tại nước sở tại, là nước sản xuất, nếu là hàng nhập khẩu) ; có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Y Tế Việt Nam cho phép là những sản phẩm mà Nhà sản xuất cam kết chất lượng tại Việt Nam. Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm không được phân phối chính thức tại Việt Nam, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, không có nguồn gốc rõ ràng vì những vấn đề quản lý, trách nhiệm của nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm khi lưu hành tại Việt Nam… không được đảm bảo.

Tóm lại , việc bổ sung thuốc bổ trước khi chuẩn bị có thai sẽ là tiền đề tốt cho thai thi phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất từ trong bụng mẹ. Vì vậy, các bạn hãy tham khảo kỹ để biết cách lựa chọn cũng như sử dụng thuốc bổ đúng cách để có thể giúp ích và an toàn cho sức khỏe của mình.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Việc tìm hiểu các biện pháp giảm căng thẳng sẽ giúp ích cho bạn trong suốt thai kỳ và khi chăm sóc bé yêu trong năm đầu đời. Những gợi ý này không hề quá phức tạp, chỉ đơn giản là thở sâu, đi bộ hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn thích và cảm thấy thư thái khi thực hiện.

Tập yoga cũng là 1 hình thức giảm stress được đánh giá cao và có lợi cho quá trình chuẩn bị mang thai bằng cách đem lại sự cân bằng trong tâm trí thay vì lo lắng quá mức đến việc phải mau chóng có tin vui.

Thăm khám nha sĩ

Kiểm tra răng miệng để kịp thời điều trị vấn đề hiện có cũng nằm trong danh sách những điều cần làm khi chuẩn bị mang thai. Trong thời gian bầu bí, nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến lợi và răng. Thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng khi có em bé, chẳng hạn như nha chu, sâu răng.

Tích cực sinh hoạt vợ chồng

Nếu bạn không gặp bất kỳ vấn đề gì về khả năng sinh sản, đừng quá lo lắng đến chuyện gần gũi hay đè nặng việc phải nhanh có tin vui. Thay vào đó, hãy biến chuyện giường chiếu thành quãng thời gian thú vị để bạn và nửa kia có cơ hội thấu hiểu nhau nhiều hơn, tăng tần suất sinh hoạt vợ chồng đều đặn cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Chuẩn bị mang thai tuần 3

*

Bổ sung nước

Nước chiếm đến 60% tổng trọng lượng cơ thể. Theo các chuyên gia, việc giữ đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt cũng như giúp tăng dịch nhầy, bôi trơn cho những lúc gần gũi. Bạn nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy vào cân nặng và có thể tăng lên nếu thường xuyên phải hoạt động ngoài trời hoặc đổ nhiều mồ hôi.

Đạt cân nặng tiêu chuẩn

Chỉ số khối của cơ thể (BMI) cũng góp phần quyết định khả năng mang thai. Thừa cân hoặc quá gầy cũng sẽ cản trở hành trình bé yêu đến với bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cân nặng hiện tại của bạn cũng như biện pháp để cải thiện nếu chỉ số vẫn chưa đạt chuẩn.

Hạn chế thức uống chứa caffeine

Bạn có thói quen uống nhiều cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine mỗi ngày không? Nếu có thì đã đến lúc hạn chế sở thích này rồi đấy, bởi nếu bạn vẫn tiếp tục, thai nhi có nguy cơ thiếu cân sau khi chào đời.

Hai vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Ngủ đủ giấc và ngủ sâu

Một giấc ngủ sâu và đủ thời lượng sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng cũng như nhiều lợi ích khác. Đây cũng là đáp án không thể thiếu cho câu hỏi vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai!

Các nội tiết kích thích quá trình rụng trứng ở phụ nữ và quá trình trưởng thành của tinh trùng ở nam giới có liên kết với giấc ngủ. Ví dụ, nếu bạn là phụ nữ, việc thiếu ngủ lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến việc giải phóng hormone luteinizing, nội tiết tố có nhiệm vụ kích thích rụng trứng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Khi kinh nguyệt không đều, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để thụ thai hơn.

Tìm hiểu bệnh sử gia đình

Sức khỏe thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền. Trước khi có thai, bạn có thể muốn tìm hiểu bệnh sử những thành viên trong gia đình của cả hai vợ chồng và sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bé yêu có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tình trạng nào.

Chuẩn bị mang thai tuần 4

Nam giới cần chuẩn bị gì trước khi thụ thai? Hãy khuyến khích chồng đi kiểm tra sức khỏe


Mặc dù phần lớn quá trình mang thai khỏe mạnh có liên quan đến người phụ nữ, nhưng việc các quý ông kiểm tra sức khỏe cũng là ý tưởng hay. Khoảng 30% trường hợp vô sinh có thể bắt nguồn từ nam giới, do vậy hãy đảm bảo rằng nửa kia của bạn:

Không hút thuốc Có sức khỏe ổn định Không lạm dụng rượu bia Không gặp phải tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.

Tìm hiểu thói quen tốt và xấu cho mẹ bầu

Có rất nhiều điều mà bạn sẽ nghe được trước và trong khi mang thai rằng mẹ bầu nên hay không nên làm gì. Do đó, hãy tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc và tham khảo từ các trang báo có uy tín.

Một số thói quen tốt cho bà bầu gồm:

Tập kegel Uống đủ nước Vận động đều đặn Bổ sung vitamin và khoáng chất đều đặn Ăn đủ, vừa phải, không vì tâm lý ăn cho 2 người mà nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất không cần thiết.

Bổ sung vitamin C

Khi mang thai, bạn dễ mắc phải các bệnh vặt hơn thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc sổ mũi. Do vậy, hãy tăng cường hàng rào miễn dịch thông qua chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin C.

Xem thêm: How To Change Mibox 3C Mdz, Xiaomi Mi Box S Android Tv With Google Assistant

Thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai: bổ sung chất sắt

*

Trong quá trình chuẩn bị mang thai, cơ thể mẹ bầu cần sắt nhiều hơn bình thường để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất máu. Bên cạnh đó, sắt cũng là một trong những khoáng chất mà em bé sẽ lấy từ cơ thể người mẹ. Việc có quá ít sắt trong cơ thể khi bắt đầu mang thai có thể khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt và ảnh hưởng đến cả thời gian hậu sản.

Vì thê, chất sắt được coi là loại thuốc bổ cho vợ chồng trước khi mang thai (đặc biệt là người nữ) không thể thiếu. Để tăng cường bổ sung sắt, bên cạnh các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau lá xanh đậm, đậu… bạn có thể dùng viên uống bổ sung sắt bởi các ưu điểm nổi bật như sau:

Thành phần từ sắt hữu cơ, dễ dàng hấp thu vào cơ thể Tiện dụng, dễ uống, không có mùi khó chịu.