Trẻ sơ sinh thường gắn liền với bỉm và tã điều này là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh về da ở vùng mông và bẹn của bé, nhẹ thì chỉ bị hăm gây ngứa khó chịu, nặng thì mần đỏ, nổi nốt đỏ đau dát, ba mẹ hãy tham khảo các nguyên nhân gây ra và cách trị hiệu quả bên dưới nhé.

Bạn đang xem: Thuốc bôi hăm cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hăm ở trẻ nhỏ, mẹ tham khảo hai nguyên nhân chính sau:

Thói quen vệ sinh

Có nhiều mẹ thường có thói quen đóng bỉm cho con qua đêm, đến hết ngày hôm sau chỉ khi bé đi ị hoặc mẹ tắm cho bé mới bỏ bỉm, tã đi và thấy việc mình làm như vậy là hết sức bình thường. Và thường có thói quen thay bỉm chỉ là việc bỏ bỉm này đi và mặc cho bé bỉm mới mà không cần vệ sinh gì cho bé cả.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc trẻ em hàng đầu thế giới thì với những trẻ sơ sinh trong từ 1 - 2 tháng đầu ba mẹ nên thay bỉm, tã cho bé sau khi sử dụng 2 - 3 tiếng. Tất nhiên là chúng ta sẽ phải thay luôn ngay sau khi bé đi ị thối.

Với những bé lớn hơn thì ba mẹ nên đóng bỉm vào ban đêm khi bé ngủ, sáng ngày hôm sau là mẹ cần tháo bỉm và vệ sinh sạch sẽ mông và bẹn bé ngay.

Da bé dị ứng với bỉm, tã đang dùng

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuy nhiên có một số trẻ lại tỏ ra nhạy cảm với một số dòng bỉm tã đặc biệt, nếu ba mẹ vẫn thường xuyênvệ sinh sạch sẽ cho bé và dùng cho bé loại bỉm chất lượng, chính hãng rồi mà bé vẫn bị hăm thì mẹ nên thử xem xét đổi loại bỉm cho bé.

Cách trị hăm cho trẻ hiệu quả

Tương ứng với hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm ở trẻ mà mẹ xử lý và chữa trị cho bé.

Đầu tiên mẹ hãy xem xét lại thói quen vệ sinh của mình cho bé, nếu chưa đúng như khuyến cáo của các chuyên gia thì mẹ nên thay đổi.

- Bỉm, tã cho bé nên thay sau khi sử dụng từ 2 - 3 giờ với trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, dần dần mẹ sẽ điều chỉnh phù hợp với thói quen vệ sinh của bé.

- Khi thay tã, bỉm mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt rửa sạch bằng sữa tắm cho bé và lau khô trước khi đóng bỉm lại

- Với những trẻ đã bị hăm mẹ cần bôi thuốc trị hăm cho bé trước khi đóng bỉm mới cho bé.

- Theo kinh nghiệm của mình thì lá trà xanh rất tốt cho việc vệ sinh và trị hăm cho trẻ, như bé nhà mình mỗi buổi sáng khi thay bỉm mẹ thường đun lá chè tươi lấy nước rồi để ấm và rửa vệ sinh cho bé. Sau 2 - 3 ngày rửa liên tục mông và bẹn bé sẽ hết ngứa, hết mần đỏ và không còn bị hăm nữa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần tìm mua được lá chè tươi sạch, không chứa thuốc bảo vệ thực vật nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Ngoài ra để trị hăm hiệu quả và phòng chống bị hăm cho trẻ ba mẹ nên tham khảo thêm các loại Kem dưỡng da, chống nẻkhác.

Một số loại kem trị hăm cho bé hiệu quả

Khi bé đã bị hăm ngoài việc thay đổi thói quen vệ sinh và thay bỉm, tã phù hợp với bé mẹ cần sắm ngay thuốc trị hăm đê thoa, bôi lên phần bị hăm cho bé nhưng bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đã rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé và lau khô mông, bẹn của bé rồi.

*

Kem hăm Sudocrem giúp làn da dịu nhẹ.giảm sưng tấy nhanh chóng

Hai loại kem trị hăm hiệu quả nhất thị trường hiện nay phải kể đến đó là kem hăm Sudocremkem hăm
Bepanthen
(nhiều mẹ gõ nhầm thành kem trị hăm penaten). Ngoài ra nếu da trẻ bị dị ứng với hai mẫu kem trị hăm này thì ba mẹ có thể thử cho bé dùng kem hăm Chicco của Ý, hoặc kem hăm Bubchen của Đức.

Hy vọng với những chia sẻ và các loại kem trị hăm mà MBMart đang cung cấp sẽ giúp được mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn để bé dễ chịu, ngủ ngon hơn.

Hăm tã xảy ra ở đa số trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có số tuổi dưới 24 tháng. Hăm có thể khiến bé yêu có cảm giác khó chịu, khóc quấy, cáu gắt,… khiến bố mẹ lo lắng. Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng Kids
Plaza tìm hiểu kem chống hăm cho bé loại nào tốt nhất 2023 nhé.


Nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, bệnh hăm da xảy ra từ kích ứng bỉm tã, cha mẹ quấn bỉm cho bé quá chặt, không thường xuyên thay bỉm khiến da bé bị ẩm ướt liên tục. Bên cạnh đó, môi trường chất thải ( phân và nước tiểu ) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ bị bệnh hăm da còn có vài nguyên nhân khác như mẹ và bé dùng thực phẩm lạ, chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị đi rửa dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida,…

Có nên dùng kem trị hăm cho bé không? 

Có nên dùng kem trị hăm cho trẻ sơ sinh? Bé bị hăm da sẽ cảm thấy ngứa rát, trên da xuất hiện những mụn đỏ, sau đó lan rộng ra các vùng da khác. Lúc này, phụ huynh nên sử dụng kem trị hăm cho bé để cải thiện tình trạng này.

Kem trị hăm giúp tạo ra một lớp “hàng rào” bảo vệ làn da non nớt của bé khỏi các tác nhân gây hăm như vi khuẩn, nấm, độ ẩm… Bên cạnh đó, kem chống hăm cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, xoa dịu các vết hăm, mẩn đỏ.

Khi chọn kem trị hăm hiệu quả nhất, phụ huynh nên chọn sản phẩm có thành phần được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất với tỉ lệ hợp lý. Những sản phẩm này phù hợp với làn da trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi và cả những trẻ có làn da nhạy cảm. Cha mẹ cũng nên ưu tiên các sản phẩm có chất kem thân nước trong dầu để tránh tình trạng nhờn rít, bết da, khiến bé khó chịu khi sử dụng.

*
Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Điều trị và phòng ngừa hăm tã cho trẻ

Điều trịGiữ bé khô thoáng là cách chữa trị hăm tã hữu hiệu nhất.Thường xuyên thay tã cho bé – đừng để bé mặc những chiếc tã ướt và bẩn.Thoa thuốc mỡ để tạo lớp cản giữa da của bé và chất thải, nguyên nhân gây ra kích ứng da và nhiễm trùng. Có thể sử dụng loại kem có chứa oxít kẽm trắng – chúng tạo lớp dày hơn keo chứa dầu, giữ lại trên da lâu hơn và bảo vệ da tốt hơn, và không phải thoa lại mỗi lần thay tã.Thay vì dùng khăn để lau, hãy thử sử dụng nước ấm chứa trong chai xịt để lau vùng mặc tã cho bé mà không phải chà xát nhiều. Khi cần lau rửa cho bé kỹ hơn, bạn nên sử dung khăn mềm hoặc miếng bông và lau hết sức nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng xà phòng dạng nhẹ, không mùi. Sau đó để da bé khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy ở chế độ thấp. Bạn cũng có thể để bé nằm chơi không tã một lúc trong cũi hoặc trên thảm chơi, có thể để một tấm hút nước bên dưới bé nếu có.Trong những trường hợp nổi mẩn nghiêm trong do men nấm, bạn có thể sử dụng loại kem trị nấm thông thường, tuy nhiên nếu kỹ tính, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn nên đưa bé đi bác sĩ ngay nếu bé bị hăm tã nhiều ngày hoặc đi kèm với lở loét diện rộng.Phòng ngừa hăm tãGiữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da. Trước khi mặc bỉm nên sử dụng 1 lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã ( chứa Acid Linoleic và Vitamin E ) tạo lớp màng bảo vệ.Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ p
H trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.Phòng tránh tiêu chảy, ăn thức ăn ít axit, lưu ý khi uống thuốc kháng sinh có tác động đến một điều gì đó đến thành phần nông dân chất thải gây hăm tã.

Kem chống hăm cho bé loại nào tốt?

1. Kem trị hăm cho bé Chicco

Với nhiều thành phần hoạt chất, kem chống và trị hăm Chicco có thể đồng thời ngừa hăm và trị hăm hiệu quả. Kem chứa kẽm oxit giúp làm săn da, làm liền vùng da bị tổn thương. Chứa panthenol (tiền vitamin B5) giúp kích thích quá trình tái tạo và phục hồi da, bảo vệ cho da bé không bị hăm tiếp. An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: Không chứa cồn và chất tạo màu, không hương liệu, không parabens, không gây kích ứng, dị ứng da. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn với da nhạy cảm, được cơ quan quản lý tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và hơn 100 quốc gia chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh.

*
Kem trị hăm cho bé Chicco

2. Baby Sebamed Diaper Rash Cream

Baby Sebamed Diaper Rash Cream được coi là giải pháp hoàn hảo nhất xua tan nỗi lo lắng hăm tã ở con yêu. Baby Sebamed Diaper Rash Cream được đặc chế với công thức chứa đến 35% chất béo tự nhiên giúp dưỡng ẩm và làm dịu da cho bé, mang đến sự yên tâm tuyệt đối cho mẹ. Sản phẩm được đánh giá cao về độ an toàn, chống hăm hiệu quả cho bé.

Chiết xuất hoa cúc: làm dịu da, dưỡng da ẩm mượt, mềm mại, chống kích ứng da. Người La Mã xưa thường sử dụng hoa cúc để làm dịu những vết thương, trầy xước… trên da và thúc đẩy da nhanh lành vết thương hơn. Titanium Dioxide: có khả năng tạo lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại hay những chất có thể tấn công da – nguyên nhân gây viêm da.

Mẹ nên sử dụng kem chống hăm của Đức Sebamed cho bé sau khi tắm và lau khô người cho trẻ. Chỉ cần bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị hăm và không cần rửa lại với nước. Mẹ cũng có thể dùng kem chống hăm Sebamed như một loại kem dưỡng ẩm cho bé tại vùng da mặc tã để ngăn ngừa triệu chứng hăm.

*

Kem Baby Sebamed Diaper Rash Cream

3. Kem chống hăm Desitin

Kem chống hăm Desitin là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ chứa Vitamin E và chiết xuất từ lô hội, giúp ngăn ngừa và chữa lành một cách hiệu quả các vết hăm tã cho bé. Sản xuất từ các thành phần tự nhiên, an toàn sản phẩm này có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Desitin có chứa các thành phần oxit kẽm – đây là chất khá cần thiết và thường xuyên được sử dụng trong việc phòng và điều trị hăm tã. Dạng kem mịn màng của Desitin cho phép bạn có thể bôi lướt nhẹ nhàng lên làn da của bé mà không cần thiết phải chà xát mạnh để kem có thể kết dính.

Desitin có hai dòng kem Desitin phổ biến là: Kem có hộp màu xanh và dòng kem có hộp màu tím. Khi bé chưa bị hăm tã, chưa xuất hiện những triệu chứng phát ban thì bạn có thể sử dụng kem phòng hăm tã cho bé với hộp màu xanh Khi bé đã xuất hiện những tình trạng hăm tã đầu tiên, bạn nên chuyển sang cho bé dùng kem Desitin màu tím. Dòng này có chứa những chất mang hoạt tính mạnh hơn nên không nên sử dụng hàng ngày.

4. Kem trị hăm Bubchen

Đây là mẫu kem hăm được nhiều bà mẹ tin dùng cho bé trong mùa đông này với chất liệu tự nhiên hương hoa cúc với giá thành tiết kiệm,an toàn cho bé, được nhập khẩu từ Đức. Được các bà mẹ chuyên gia khuyên dùng. Với 2 dung tích 20ml và 150ml.

*

Kem trị hăm Bubchen

5. Kem chống hăm A+D

Kem chống hăm A+D là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, sản xuất tại Canada. Sản phẩm này được sản xuất với công thức đặc biệt bao gồm vitamin A, D và lanolin và đủ nhẹ nhàng để sử dụng hàng ngày, giúp cân bằng làn da nhạy cảm cho bé. Thành phần chính của kem là Lanolin (15,5%) giúp điều trị các vùng da bị hăm rất hiệu quả với thời gian điều trị kéo dài chỉ trong 7 ngày. Bên cạnh đó, thành phần chính thứ 2 là Petrolatum (53.4%) tạo lên một lớp màn bảo vệ làn da nhạy cảm của bé yêu giúp bé không bị tác động của vi khuẩn làm bé bị hăm.

6. Kem chống hăm Sudo

Kem chống hăm Sudo là sản phẩm có xuất xứ từ Anh chứa những thành phần tự nhiên an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại kem diệt khuẩn an toàn, không có mùi. Ngoài tác dụng trị hăm đỏ bởi tã, bỉm giấy cho bé thì Sudocrem còn có tác dụng bôi khi bé/người lớn bị bỏng nhẹ, không bị vết thương hở, bỏng nước sôi, bỏng ống bô xe máy,bôi vào các vết côn trùng đốt như muỗi, kiến để tránh không cho vết thương loang rộng & tấy đỏ,bảo vệ da khi bị cháy nắng & bôi vào các vết trầy xước,bôi chữa trĩ hoặc trứng cá cho người lớn.

7. Kem chống hăm Bepanthen

Kem chống hăm Bepanthen là sản phẩm có xuất xứ từ Đức được dùng cho bé từ sơ sinh trở lên. Bepanthen có dạng mỡ hoàn toàn phù hợp cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Sản phẩm này được sử dụng để điều trị, làm lành, làm dịu và bảo vệ mông bị kích thích của trẻ sơ sinh, trong khi cho phép da thở để ngăn chặn hăm.

Xem thêm: Pin sạc dự phòng energizer ue10004, sạc dự phòng energizer ue10004 10

Thành phần của Bepanthen gồm có Dexpanthenol (hoặc tiền vitamin B5) cung cấp các yếu tố cần thiết cho sự tái sinh của da. Ở dạng tế bào, Dexpanthenol nhanh chóng chuyển đổi sang pantothenic acid, đóng một vai trò quan trọng như là một thành phần của coenzyme A. Trong quá trình hoạt động, nó thúc đẩy tái tạo tế bào và sửa chữa biểu mô da. Bên cạnh đó, thành phần chất béo có chứa tá dược, X PROTEGIN bảo vệ mông của em bé từ sự tấn công bên ngoài (nước tiểu, phân, ma sát).