Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lýkhá phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ người mắcbệnh ngày càng cao và đối tượng của bệnh cũng rất đa dạng, từ trẻ nhỏ đến ngườilớn. Vậy, ai có nguy cơ mắcbệnh trào ngược dạ dày thực quản,phương pháp điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngượcdạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thayđổi chuyển lạnh vào mùa đông thì trào ngược dạ dày lại tái phát và trở nặng.

Bạn đang xem: Trào ngược dịch dạ dày

1.Thế nào là bệnh tràongược dạ dày?

Trào ngược dạ dày- thực quản còn được gọi là tràongược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịchdạ dày lên thực quản.Trào ngược dạ dày thực quảncó thể sinh lý, chức năng(không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý cóthể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Có các nguyên nhân từ thực quản, từ dạ dày và cácảnh hưởng từ cơ quan khác trong cơ thể

Nguyên nhân do thực quản bao gồm: Suy cơ thắt dướithực quản, thoát vị hoành.

Nguyên nhân tại dạ dày: Ứ đọng lại thức ăn tại dạdày, áp lực ổ bụng tăng đột ngột.

Một số nguyên nhân khác như: Stress làm tăng tiếtcortisol, thói quen ăn uống không lành mạnh, những yếu tố bẩm sinh, béo phì..

3. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản thường có các biểuhiện như: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; Buồn nôn, nôn; Đau, tức ngực; Khónuốt;Khản giọng và ho; Miệng tiết ra nhiều nước bọt; Đắng miệng. Ngoài rangười bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêuhóa

4.Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?

*

Nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Việcchẩn đoán trào ngược dạ dày thông thường không dựa trên các thăm dò hay xétnghiệm nào, mà dựa chủ yếu trên các triệu chứng của người bệnh trên cơ sở đãloại trừ các triệu chứng đau ngực nguy hiểm hay các bệnh lý khác của đường tiêuhóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm dohay xét nghiệm giúp chẩn đoán trào ngượcdạ dày thực quản.

Cácxét nghiệm chẩn đoán trào ngượcdạ dày thực quảnbao gồm:

-Nội soi dạ dày thực quản

-Kỹ thuật đo p
H - trở kháng thực quản 24 giờ

-Đo áp lực và nhu động thực quản

-Làm xét nghiệm Peptest

Tuynhiên không phải ai cũng cần đến thực hiện các phương pháp này.

5.Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

Khiđược chẩn đoán trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các biệnphápđiều trị trào ngược dạ dày thực quảnbao gồm: Thay đổi lối sống,điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

*

BN đến khám bệnh vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại phòng khám yêu cầu Bệnh viện Bãi Cháy.

6. Tại saotrào ngược dạ dày thực quản dễ táiphát vào mùa lạnh?

Khithời tiết chuyển lạnh làm giảm độ dày của lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc nên dạdày dễ bị tác động và tổn thương hơn. Thêm nữa không khí lạnh kích thích hàmlượng histamin trong máu tăng, dịch acid dạ dày tăng tiết nhiều hơn làm cho dạdày co bóp mạnh.

Nhiềungười có chế độ ăn uống và ủ ấm cơ thể chưa khoa học, trong đó có thói quenuống rượu hoặc hút thuốc lá vì nghĩ có thể giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên đây lànhững chất kích thích có hại đến đường tiêu hóa.

Thêmnữa thời tiết chuyển lạnh, nhiều người lại có xu hướng ăn thức ăn có nhiều giavị, cay nóng, lượng thực phẩm ăn cũng nhiều hơn và vô tình tạo gánh nặng cho dạdày… đây là những yếu tố dẫn đến trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh.

Ngoàira, giai đoạn chuyển mùa lạnh lại là thời điểm sức đề kháng cơ thể cũng bị giảmcàng dễ phát sinh và tái phát bệnh trào ngược dạ dày.

7.Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây biến chứng nguy hiểm

Tràongược dạ dày thực quản dễ xảy ra các biến chứng nếu như không được phát hiện và điều trịkịp thời.

Viêmhọng mạn tính: Khi lượng dịch vị acid trào ngược lên vùng hầu họng dễ gây viêmnhiễm với các triệu chứng: ho, vướng đờm ở cổ. Nếu không giữ ấm vùng cổ khi rangoài đường tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.

Nhiềungười chỉ uống thuốc trị viêm họng bằng kháng sinh thông thường mà không chú ýđến trào ngược dạ dày thì hiệu quả điều trị cũng không đạt kết quả cao.

Viêmthanh quản, phế quản: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, kèm theo aciddạ dày trào lên dẫn đến người bệnh trào ngược dạ dày dễ bị viêm thanh quản.Bệnh gây rát họng, mất tiếng, khàn tiếng… do khi ngủ là thời điểm acid tiết ranhiều gây trào ngược ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Bệnhnếu không được kiểm soát tốt thì viêm thanh quản, phế quản dễ bị tái phát thànhmạn tính.

Nhữngbiến chứng khác: Trào ngược dạ dày thực quản tái phát và biến chứng nặng hơn với cáctriệu chứng: đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn, nuốt vướng, nghẹn cổ... Đây làbiểu hiện của biến chứng loét thực quản, hẹp thực quản.

8.Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Dạdày dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi và chuyển lạnh. Vì vậy, bệnh nhânmắc trào ngược dạ dày thực quản cần sử dụng thuốc điều trị phù hợp theo chỉ dẫncủa bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợplý góp phần giúp giảm tối đa trào ngược dạ dày thực quản tái phát:

-Nên ăn uống điều độ, khoa học, chia nhỏ bữa ăn và ăn đa dạng có nhiều chất xơ.Tránh ăn quá no hay để dạ dày quá đói. Không nên ăn đồ ăn chua, cay…

-Nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thức khuya.

-Tránh xa khói thuốc lá vì nó chứa rất nhiều độc tố đối với cơ thể như nicotin,hắc ín, formaldehyde, cyanid… làm ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóavà hô hấp.

-Nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và cổ.

-Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng thích nghi với thay đổi củathời tiết.

-Nếu có dấu hiệu bệnh nên đi khám và sử dụng thuốc điều trị sớm, tránh để bệnhnặng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, nhưng chủ yếu là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự di chuyển lên trên cơ hoành của túi acid dịch vị (ở những người thoát vị hoành). Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.


Mục lục

Hiểu thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán trào ngược dạ dày

Hiểu thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là khi các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương và biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp. Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất qua triệu chứng ợ nóng và trớ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, còn được biết là GERD (Gastroesophageal reflux disease), là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê từ MSD, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch vị là do suy giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa này phần lớn đến từ thực phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ bị trào ngược dạ dày, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm gồm:

Thức ăn nhiều mỡ, chocolate Cafein Thức uống có gas Rượu bia

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bằng cách uống thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp nhằm chữa lành tổn thương của thực quản. Đối với trường hợp thực quản bị tổn thương nặng hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc (kháng trị) bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật.(1)

*

2. Các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có 5 cấp độ, tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần:

Cấp độ 0: Tải lượng của acid lên thực quản không đủ nhiều để làm tổn thương hoặc viêm loét thực quản. Ở cấp độ này, triệu chứng ợ nóng của người bệnh không rõ ràng, có thể bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý thông thường. Cấp độ A: Đây là cấp độ phổ biến nhất của bệnh với 90% trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thuộc cấp độ này. Thực quản của người bệnh trào ngược cấp độ A bị tổn thương nhẹ do acid, gây ra những triệu chứng nóng rát xương ức, ợ chua, cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn nhưng không cản trở nhiều. Cấp độ B: Người bệnh có triệu chứng trào ngược dạ dày như khó nuốt, cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn rõ ràng hơn do thực quản bị viêm nhiễm, có những vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm, có thể hội tụ gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Cấp độ C: thực quản phải liên tục tiếp xúc với acid trào ngược quá nhiều, dẫn đến việc hình thành vết loét. Màu sắc và tế bào lót ở vùng thấp của thực quản cũng vì thế mà bị thay đổi, có thể gây ra Barrett thực quản. Người bệnh sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn hoặc nôn ra máu và đau tức vùng ngực. Cấp độ D: Với cấp độ D, tình trạng tổn thương ở thực quản đã lan rộng. Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở cấp độ C xuất hiện với tần suất cao và liên tục , đi kèm với sụt giảm sức khỏe thể chất. Cấp độ D của trào ngược dạ dày cũng là giai đoạn dễ phát triển thành ung thư nhất.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ nóng và ợ trớ là những triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bệnh cũng kèm theo những dấu hiệu lâm sàng khác giúp bạn nhận diện bệnh chính xác hơn. Hơn nữa, để tránh kéo dài tình trạng bệnh vì nhầm lẫn triệu chứng với hiện tượng sinh lý thông thường, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản để có thể kịp thời thăm khám và điều trị bệnh với bác sĩ chuyên khoa.(2)

1. Ợ nóng, ợ trớ

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất là ợ trớ, ợ nóng có thể kèm ợ chua, ợ hơi. Đây cũng là những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý.

Người bệnh cảm nhận được dấu hiệu ợ nóng khi cảm giác đau, nóng rát sau xương ức, có thể di chuyển lên cổ, thường xảy ra sau ăn hoặc cúi người ra trước.

Dấu hiệu khác của trào ngược dạ dày thực quản ợ chua, ợ hơi thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau ăn. Khi ợ lên, người bệnh cảm nhận được vị chua trong miệng. Ợ chua, ợ hơi thường đi kèm với ợ nóng.

Ợ trớ là biểu hiệu của trào ngược, có xu hướng xảy ra nhiều và rõ rệt hơn bình thường khi bạn gập, cúi người, sau ăn no hoặc uống nhiều nước và có thể xảy ra khi ngủ làm người bệnh thức giấc.

*

2. Buồn nôn, nôn

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này cũng xuất hiện khi người bệnh nằm ngay sau khi ăn. Buồn nôn được nhận biết rõ ràng nhất với cảm giác bị nghẹn thức ăn ở cổ, gây khó chịu cho người bệnh.

Buồn nôn và nôn là một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường bị nhầm lẫn với hiện tượng bội thực, cũng xuất hiện khi người bệnh ăn quá no dẫn đến cảm giác khó chịu và buồn nôn. Vì thế, khi bạn gặp triệu chứng này kéo dài, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa vì đây có thể là một biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản.(3)

3. Đắng miệng và hôi miệng

Đắng miệng và hôi miệng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật gây ra. Tình trạng acid trào ngược lên thực quản thường có lẫn dịch mật. Dịch mật lẫn acid trào lên thực quản do sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày dẫn đến van môn vị mở to bất thường. Từ đó, dịch mật bị trào ra và lẫn vào acid dạ dày.

4. Đau tức vùng thượng vị

Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở ngực và các vị trí xung quanh. Dấu hiệu này được lý giải bởi việc acid trong quá trình trào ngược lên dạ dày đã gây ra sự kích thích lên đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó, dẫn đến những cơn đau ở khu vực thượng vị. Ở một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, cơn đau này có thể lan rộng ra cánh tay hoặc lưng.

5. Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là một tình trạng mà bạn nên chú ý nếu hiện tượng tiết nước bọt diễn ra bất bình thường vì đây cũng là một biểu hiện trào ngược dạ dày. Bạn cần cảnh giác khi nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường, vì đây là phản xạ của cơ thể khi acid trào ngược lên thực quản. Nhằm trung hòa acid trong dạ dày, cơ thể sẽ để nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.

6. Khó nuốt

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khó nuốt thường xảy ra nhiều ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản mức độ B trở lên. Tình trạng thực quản lúc này đã chịu những tổn thương nhất định khi phải tiếp xúc với acid dạ dày liên tục. Do vậy, sự tổn thương thực quản sẽ dẫn đến sưng tấy niêm mạc thực quản, thậm chí gây phù nề. Đây chính là lý do khiến người bệnh có cảm giác bị nghẹn, vướng ở cổ, dẫn đến khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.

7. Khàn giọng và ho

Acid dạ dày trào ngược cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản của người bệnh. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có bao gồm khàn giọng và ho liên quan đến sự tổn thương của dây thanh quản. Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp tình trạng khó nói, khàn giọng do sự viêm phù nề của dây thanh quản. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ gây ho.(4)

Bên cạnh những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản được nêu trên, bạn cũng có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu lâm sàng khác như

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với người lớn: Đối với người lớn bị trào ngược dạ dày, người bệnh dễ bị mắc phải hoặc dễ tái phát những bệnh liên quan đến tai mũi họng, hầu, thanh quản hoặc phế quản – phổi như viêm xoang mạn, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…. Hơn nữa, người có bệnh sử bị hen suyễn cũng dễ bị bùng phát bệnh hơn người khác. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với trẻ em: Ở trẻ em, phụ huynh có thể biết được trẻ đang bị trào ngược dạ dày thông qua những biểu hiệu nôn, ọc sữa qua đường mũi và miệng. Chậm tăng cân, có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu máu kéo dài nằm ở mức đáng báo động.

*

Chẩn đoán trào ngược dạ dày

Khi bạn đã nhận biết được bệnh thông qua những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, theo quy trình thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ trào ngược dạ dày của bạn, đồng thời phân loại trào ngược dạ dày có đi kèm với viêm thực quản hay không.

1. Nội soi tiêu hóa trên

Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc cùng với phạm vi mà nó lan rộng để biết được mức độ tổn thương của thực quản.

Có hơn 60% trường hợp ca bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi, còn được gọi là trào ngược không viêm. Bác sĩ nên phân loại đúng tình trạng để đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.

*

2. Chụp X Quang thực quản

Phương pháp chẩn đoán chụp X quang thực quản được thực hiện khi dựa trên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.

3. Đo áp lực nhu động thực quản

Đo áp lực nhu động thực quản dùng để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản. Đo áp lực nhu động thực quản thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.

*

4. Đo p
H, trở kháng thực quản 24H

Đo p
H +- trở kháng thực quản 24H được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hàng đầu trong việc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, p
H hầu họng. Công cụ này giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.

Hầu hết, bác sĩ sẽ tập trung vào bệnh sử của người đến khám và dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau tức ngực, ợ nóng và ợ trớ để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.

Xem thêm: 25+ mẫu gương bàn trang điểm treo tường đẹp, top mẫu gương bàn trang điểm

*

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.