Bộ phim đã 13 lần được đề cử và giành được 3 giải Oscar năm 2009 cho danh hiệu Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Hóa trang kỳ diệu nhất và Kỹ xảo điện ảnh...

Bạn đang xem: Benjamin button có thật không


"The Curious Case of Benjamin Button" (Dị nhân Benjamin Button) được chuyển thể từ truyện ngắn năm 1922 của F. Scott Fitzgerald. Phim kể về Benjamin Button – một người khi mới sinh ra đã già như ông lão 80 và càng lớn lên thì càng trẻ lại. Bộ phim đã 13 lần được đề cử và giành được 3 giải Oscar năm 2009 cho danh hiệu Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Hóa trang kỳ diệu nhất và Kỹ xảo điện ảnh tuyệt vời nhất.

Dẫu được báo trước rằng đây là một bộ phim tuyệt vời không chỉ về nội dung mà còn về kỹ xảo và nghệ thuật hóa trang nhưng hết thảy người xem đều không thể ngờ rằng tất cả những gì họ nhìn thấy trên màn ảnh trong vòng 52 phút đầu, từ khuôn mặt Brad Pitt – diễn viên mà họ vô cùng yêu thích trong vai Benjamin Button – cho tới các cảnh quay phố xá, tàu bè, đại dương... đều chỉ là hình ảnh 3-D.

Đúng vậy! Trong 52 phút đầu của bộ phim, Benjamin Button ở độ tuổi 80, 70, và 60 hoàn toàn không phải là do Brad Pitt cải trang. Phần thân của Benjamin được thực hiện nhờ các diễn viên đóng thế, trong khi phần đầu và cổ được dựng hoàn toàn bằng máy tính rồi ghép vào. Vậy, quá trình này được thực hiện như thế nào?

Tạo hình Benjamin

Ban đầu, dựa trên khuôn mặt của Brad Pitt và thân người của các diễn viên đóng thế, các nhà điêu khắc tạo ra ba khuôn hình bằng silicon cho Ben rồi biến hóa để già đi theo các độ tuổi 80, 70, và 60 thông qua việc dựng lại mũi, làm da mỏng đi và nhăn nheo, kéo mắt và cơ xệ xuống, gắn tóc bạc, chấm đồi mồi... Một cách cầu kỳ, khuôn răng và lợi của Brad Pitt cũng được dựng lại rồi nhuộm màu cho phù hợp với từng độ tuổi. Đôi mắt – nơi thể hiện tâm hồn của nhân vật – là phần khiến các nhà tạo hình mất công sức nhất vì họ chỉ có thể lấy mẫu chuyển động cơ mắt của Brad Pitt chứ không thể lấy mẫu tròng mắt của anh. Hơn nữa, họ phải làm cho đôi mắt già nua này toát lên được tâm hồn trẻ thơ của Ben. Sau công đoạn điêu khắc, máy tính quét các khuôn hình này và lưu ở dạng dữ liệu mềm để tiếp tục xử lý.

Benjamin là Brad Pitt

Brad không trực tiếp đóng trong 52 phút đầu phim; tuy nhiên, tất cả khán giả đều cảm thấy Benjamin chính là Brad mà không thể là ai khác; từ cái cau mày, cho tới cái núm đồng tiền, mọi cử động của da mặt trên khung xương 100% đều là Brad. Điều này có được là nhờ công nghệ ghi hình kỹ thuật số tân tiến, ghi lại không chỉ mọi cử động trên khuôn mặt mà cả tâm trạng, cảm xúc của Brad Pitt. Brad được yêu cầu làm mọi cử động có thể với khuôn mặt của mình trong một phòng kín, đơn cử như: nhướn mày, rướn cổ, há miệng, liếc... Máy quay chất lượng cao sẽ ghi lại toàn bộ những cử động này ở dạng 4 chiều và đưa vào máy tính, phân tích nhỏ sự thay đổi trên từng “micromet” của khuôn mặt. Sau đó, các chuyên gia sẽ chọn những cử động phù hợp của Brad để dựng lại trên khuôn mặt già nua đã được số hóa của Ben.

Benjamin hợp nhất

Benjamin là sự kết hợp giữa một cơ thể thật và một cái đầu ảo. Các diễn viên đóng thế với cỡ người và độ tuổi khác nhau đã được sử dụng trong các cảnh quay để lấy phần thân cho phù hợp. Họ đội những chiếc mũ xanh quấn từ đầu tới hết cổ để sau khi quay xong, các nhà đồ họa có thể dễ dàng thay thế khuôn mặt trên máy tính. Công đoạn này vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ đồ họa tuyệt đỉnh.

Cắt ghép sao cho liền mạch một cái đầu với một cái thân luôn trong tình trạng vận động là điều đương nhiên phải đạt được, nhưng làm sao để không ai có thể nghi ngờ bất cứ điều gì mới là cái khó. Ở đây, ánh sáng được các chuyên gia coi là yếu điểm cần phải đầu tư nhiều công sức. Thân của các diễn viên đóng thế luôn chịu sự tác động và sự thay đổi liên tục của ánh sáng, ví dụ như: ban ngày, ban đêm, nắng, mưa, tuyết, ánh nến, bóng người, bóng đồ vật... Trong khi đó, những khuôn mặt trên máy tính lại đặt trong một môi trường tách biệt, hơn nữa silicon cũng không thể phản sáng giống như da người. Vì thế, các chuyên gia phải tạo ra sự phản sáng nhân tạo cho từng nếp nhăn trên mặt, từng “sợi tóc” trên đầu, và trong cả đôi mắt anh ánh sau cặp kính... của Ben trên máy tính.

Để thực hiện được 52 phút đầu, 155 chuyên gia của Digital Domain đã phải xử lý 402 cảnh quay, trong đó có 325 cảnh là ghép đầu, khởi điểm là cảnh Ben 80 ngồi trên chiếc bàn ăn nghịch thìa, sau đó đến cảnh Ben 70 đi tàu thủy với thuyền trưởng Mike và rời nhà khi ở độ tuổi 60. Cảnh anh đọc bức thư của Daisy ở đuôi tàu là cảnh cuối cùng có diễn viên đóng thế.

Benjamin trẻ hóa

Khi Ben nói với thuyền trường “Ồ, anh đã uống quá nhiều” thì đó cũng chính là lúc Brad Pitt chính thức rời khỏi phòng thu để trực tiếp diễn trong các cảnh quay. Khuôn mặt của anh được hóa trang bằng những màng silicon siêu mỏng, có khả năng tạo nếp nhăn tự nhiên theo chuyển động của các cơ. Ben càng trẻ bao nhiêu thì Brad càng ít phải hóa trang bấy nhiêu. Tuy nhiên, đến khi Ben trẻ hơn tuổi thật của Brad thì một lần nữa các chuyên gia đồ họa lại phải vào cuộc. Họ làm mờ các nếp nhăn trên mặt của Brad, xóa bọng mắt, làm sắc nét mi mắt, đồng thời chỉnh gọn hai bên quai hàm, sống mũi và làm căng da cổ... Cảnh Ben mới chào đời và lìa trần trong hình dạng trẻ sơ sinh sử dụng hai robot và việc các chuyên gia phải làm lúc này chỉ là xử lý trên máy tính để làm mềm cử động và tăng tính chân thực của hình ảnh. Ngược lại với lúc mới chào đời, ánh mắt của đứa trẻ khi Ben chuẩn bị lìa trần được các chuyên gia cố tình làm cho đờ đẫn để giống với ánh mắt của những người già bị lẫn.

Quang cảnh số hóa

Rất nhiều cảnh trong phim hoàn toàn không có thật và tất nhiên là chúng được dựng lên bằng đồ họa, từ cảnh ga tàu điện xưa cũ ở New Orleans năm 1917, đường phố Paris, rạp hát Majestic, cho tới cảnh tuyết rơi tại Murmansk Nga 1941, mặt trời mọc bên hồ Pontchartrain 1946... Trong ga tàu điện, chỉ có cái cổng và cánh cửa là thật; chính các nhân viên của Digital Domain đã được sử dụng làm diễn viên quần chúng, đi đi lại lại trong ga. Đáng ngưỡng mộ nhất là cảnh tàu Chelsea ra biển tham chiến một cách hoành tráng nhưng thực chất lại được quay trong studio. Các diễn viên phải diễn trong sự tưởng tượng với tấm màn xanh còn nhiệm vụ của các chuyên gia đồ họa là vẽ lên mọi quang cảnh xung quanh con tàu, từ việc nước biển chuyển động ra sao, tương quan giữa các con tàu khác như thế nào, đặt trong những bối cảnh thời tiết khác nhau như mưa, nắng, sương mù, bão tuyết, đêm ngày... Vụ va chạm khốc liệt giữa con thuyền Chelsea (thật) và chiếc tàu ngầm (ảo) là một thử thách mà các nhà đồ họa đã vượt qua một cách xuất sắc; bởi lẽ, họ phải vẽ sao cho chúng trông như đang chuyển động với vận tốc cực lớn (tương quan với môi trường xung quanh) để có thể đâm thủng và phát nổ trên biển y như thật.

Rất nhiều cảnh quay và nhân vật trong phim đã được dựng lên một cách công phu và tài tình như thế. Nhiều người ngay cả khi đã được “bật mí” những bí mật hóa trang và kỹ xảo trên vẫn không khỏi bối rối với câu hỏi “cảnh nào là thật, cảnh nào là giả” khi nghiền ngẫm lại bộ phim. Còn đối với đạo diễn David Fincher và đội ngũ kỹ thuật số Digital Domain, Dị nhân Benjamin Button là một kỳ tích bởi hơn 10 năm nay đã có rất nhiều nhà làm phim từng thử xây dựng nhưng đều thất bại, duy nhất đội của David là có thể đi đến đích cuối cùng với sự thành côngngoài sức tưởng tượng.

“Digital Domain lần đầu tiên cầm trong tay kịch bản phim vào cuối những năm 90 và khi ấy chúng tôi nghĩ khó lòng có thể dựng một bộ phim như thế”– Ed Ulbrich, một trong những người phụ trách kỹ xảo của Digital Domain, hồi tưởng lại. “Tuy nhiên, chúng tôi đã tự động viên lẫn nhau, truyền niềm tin cho nhau, và cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính tân tiến, chúng tôi đã tạo ra những thứ mà trên thực tế không hề tồn tại. Khi hoàn thành xong bộ phim này, không chỉ có Benjamin Button biến hình mà chúng tôi cũng thay đổi về chất. Chúng tôi được nâng lên một tầm cao mới khi đạt được những thứ mà từ xưa đến nay chúng tôi chưa dám và chưa thể làm được”.

Bộ phim về mảnh đời kỳ lạ của Benjamin Button kể về câu chuyện một người sống "ngược tuổi" - sinh ra đã già, lớn lên thì trẻ lại. Có điều ít ai ngờ rằng, câu chuyện ấy được truyền cảm hứng từ một căn bệnh có thật.

Sinh lão bệnh tử là quy luật mà bất kỳ sinh vật nào trên đời này cũng đều phải tuân theo. Chúng ta ra đời là những đứa trẻ, trưởng thành lên, rồi già và chết đi.Bạn đang xem: Cuộc đời kỳ lạ của benjamin button

Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến một người sinh ra thì già, qua thời gian lại dần trẻ lại? Thực ra, có một người đã tưởng tượng được điều ấy. Đó là nhà văn F. Scott Fitzgerald với tác phẩm "Mảnh đời kỳ lạ của Benjamin Button" (The Curious Case of Benjamin Button).

Dị nhân Benjamin - câu chuyện cảm động về cuộc đời của một ông lão "sống ngược tuổi"

Benjamin Button - một cậu bé sinh ra với thân thể và các chứng bệnh của một ông già. Mẹ qua đời, cha ruồng bỏ, Benjamin phải sống cả tuổi thơ trong viện dưỡng lão. Thoạt đầu, cậu phải ngồi xe lăn, sau này đi lại bằng nạng, và rồi tự đứng được trên đôi chân của mình.

Cuộc đời của Benjamin Button cứ như vậy mà tiếp diễn. Trong hình hài của một ông già gần đất xa trời, Benjamin gia nhập một đội tàu đánh cá, trải qua 2 cuộc Thế chiến hung hiểm. Thân thể ông qua thời gian ngày càng tráng kiện, trẻ trung, khác hẳn với thời thơ ấu.


*

Ông yêu say đắm Daisy - cô bạn hồi nhỏ thường ghé thăm viện dưỡng lão. Chuyện tình của họ dĩ nhiên không suôn sẻ, do khác biệt quá nhiều về ngoại hình. Họ đến được với nhau vào giữa cuộc đời, bằng một cuộc tình lãng mạn và cuồng nhiệt.

Nhưng rồi Benjamin buộc phải ra đi, vì số phận không cho phép ông được lớn lên cùng với con gái ruột của mình.

Đến cuối đời, ông mang hình dạng của một đứa trẻ, nhưng chẳng thể nhớ được mình là ai. Người ta đưa ông đến gặp Daisy - lúc này đã là góa phụ - vì toàn bộ nhật ký của ông đều nhắc đến bà.

Daisy đã chăm sóc ông suốt phần đời còn lại, và cuộc đời 84 năm của Benjamin khép lại trong vòng tay của Daisy, dưới hình hài của một đứa trẻ sơ sinh.


*

Về tổng thể, cuộc đời Benjamin Button là một câu chuyện buồn và giàu ý nghĩa. Nhưng tin được không, nguồn cảm hứng để
Fitzgerald viết lên câu chuyệnlại xuất phát từ một căn bệnh có thật: Hội chứng
Progeria.

Căn bệnh kỳ lạ khiến trẻ em sinh ra đã là ông lão là có thực

Hội chứng Progeria là một căn bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em, chỉ xuất hiện với tỉ lệ 1/8 triệu trẻ. Đây có thể hiểu là hội chứng "già trước tuổi" - khi các triệu chứng lão hóa xuất hiện ngay từ những năm đầu đời. Có người thậm chí đã gọi đây là "hội chứng Benjamin".


*

Tuy nhiên, khác biệt giữa những bệnh nhân mắc phải hội chứng với Benjamin Button, đó là căn bệnh chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tức là, bệnh nhân sẽ không thể trẻ lại như Benjamin, và thường chỉ sống được đến độ tuổi 15 - 16.

Hiện tại, bệnh nhân Progeria lớn tuổi nhất là Rupesh Kumar. Chàng trai người Ấn Độ năm nay 21 tuổi, chỉ nặng 20kg, nhưng cơ thể như của một ông lão 106 tuổi. Lý do là vì căn bệnh khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn bình thường đến 8 lần ngay từ khi ra đời.


*

Tình trạng của Rupesh ngày càng xấu đi, khi cơ thể có rất nhiều dấu hiệu bị lão hóa trong các khớp xương, đồng thời cái đầu liên tục lớn thêm với tốc độ đáng sợ.

Khi Rupesh lớn lên, hình hài kỳ lạ của cậu lại vô tình thu hút những du khách hiếu kỳ đến quan sát. Thậm chí theo lời cha cậu, đã có người ngỏ ý... mua lại Rupesh để trưng bày trong rạp xiếc. Tất nhiên, cha cậu đã từ chối.


*

Kumar không phải là trường hợp duy nhất mắc phải chứng bệnh này. Trước đó, người giữ "danh hiệu" bệnh nhân Progeria lớn tuổi nhất là Leon Botha - một họa sĩ và DJ người Nam Phi.

Một ví dụ khác là trường hợp của Harry Crowther - bệnh nhân người Anh 18 tuổi. Cũng không may mắc phải Progeria, thân hình cậu lão hoá nhanh gấp 5 lần người thường. Mạng sống bị căn bệnh quái ác bào mòn hàng ngày, nhưng Crowther đã luôn cố gắng vươn lên để sống một cuộc đời như người bình thường.

Hiện tại, cậu sở hữu một blog chia sẻ những câu chuyện của chính mình, nhằm truyền cảm hứng đến cho các bệnh nhân đồng cảnh ngộ.

Trường hợp giống với Benjamin Button gần đây nhất là cặp vợ chồng người Bangladesh vào năm 2016.

Đứa con trai họ ra đời với làn da nhăn nheo cùng các triệu chứng của một ông già, và được chẩn đoán mắc Progeria. May mắn cho bé, gia đình đã không hề chối bỏ, thậm chí ông Biswajit Patro - bố của bé - đã cảm tạ trời đất vì không để mất bé.

Người bố Biswajit Patro đã cảm tạ trời đất vì đã giữ lại mạng sống của bé

Hiện tại, nhờ các tiến bộ của công nghệ, y học cũng đã tìm ra một số loại thuốc giúp làm chậm lại quá trình lão hóa ở bệnh nhân, thậm chí đã có trường hợp hoàn toàn khỏi bệnh vào năm 2012.

Các chuyên gia tin rằng trong tương lai, các phương pháp trị bệnh sẽ được tiếp tục phát triển và phổ biến hơn, để mọi bệnh nhân được tiếp cận đến nó.


Ai đó đã nói rằng: “Nếu còn có kiếp sau, tôi muốn sống cuộc-đời-ngược. Sinh ra với thân thể một ông già, sống trong viện dưỡng lão và dần khỏe qua từng ngày cho tới khi rời khỏi đó với tiền lương hưu. Rồi bắt đầu làm việc trong suốt 40 năm và dành dụm đủ cho tuổi trẻ: tiệc tùng, ngao du quên sầu … rồi dần tới trường và trở thành một đứa trẻ và không phải chịu trách nhiệm gì cả. Cuối cùng tôi có thể tạm biệt cuộc đời này với một cơn cực khoái!”.Bạn đang xem: Cuộc đời kỳ lạ của benjamin button

Ý tưởng độc đáo ấy thực chất đã được F. Scott Fitzgerald nghĩ tới từ cả thế kỷ trước, khi văn hào này viết câu chuyện The Curious Case of Benjamin Button (tựa Việt là Trường hợp kỳ lạ của Benjamin Button). Tới năm 2008, đạo diễn David Fincher đã đưa cuộc-đời-ngược ấy của Benjamin Button lên màn ảnh rộng và giữ nguyên tên gốc. Một hành trình dài gần ba tiếng đồng hồ trên phim, xuyên qua suốt hai thế kỷ và cho người ta thấy rằng, hạnh phúc đích thực đôi khi không phải giữ được vẻ ngoài trẻ trung mà là được già đi, bên người mình yêu thương.

Trò đùa của tạo hóa

Khi viết câu chuyện về Benjamin sinh ra trong hình hài già cỗi và từ giã cõi đời trong vóc dáng một đứa trẻ, Fitzgerald đã được truyền cảm hứng từ một câu nói của một đại văn hào khác là Mark Twain: “Thật đáng buồn khi mà những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời này lại đến ở điểm khởi đầu còn những thứ buồn bã nhất lại chờ ta ở lúc cuối đời“. Nhưng câu chuyện trong The Curious Case of Benjamin Button lại minh chứng ngược lại ý của Mark Twain, rằng những gì tạo hóa sắp đặt về quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” chưa hẳn đã là một bi kịch.

Bộ phim được bắt đầu vào năm 2005, với bà cụ Daisy (Cate Blanchett thủ vai) đang gần đất xa trời trên giường bệnh và cô con gái Caroline (Julia Ormond). Trong lúc mạng sống chỉ còn được tính bằng giờ, bà nhờ con gái đọc lại một cuốn nhật ký với những trang giấy cũ kỹ đã hoen màu thời gian và chứa đầy những bưu thiếp từ khắp nơi trên thế giới. Cuốn nhật ký ấy ghi lại cuộc đời phi thường và bất thường của Benjamin Button (Brad Pitt), ngay từ khi ông mới lọt lòng …

Benjamin mất mẹ ngay từ khi vừa sinh và bị người cha giàu có bỏ rơi tại cửa một nhà dưỡng lão do sở hữu ngoại hình tựa một ông già 80 tuổi. May mắn cho Benjamin khi ông được người giúp việc da đen Queenie (Taraji P. Henson) cưu mang và coi ông như con ruột. Benjamin lớn lên trong nhà dưỡng lão bên cạnh những ông lão bà lão, nhưng thay vì ngày một già yếu như phần còn lại thì Benjamin lại càng ngày càng trẻ trung, hoạt bát. Duyên số đã giúp cậu bé trong hình hài một ông già ấy được gặp Daisy – một cô gái trạc tuổi cậu. Chính từ đây, cuộc đời Benjamin bước sang một ngã rẽ khác …


Benjamin Button có một cuộc đời độc nhất vô nhị.

Gói gọn trong chữ “Đẹp”

Đây là bộ phim thứ ba mà Fincher làm việc cùng Brad Pitt (sau Se7en và Fight Club) và cũng là phim Pitt diễn hay nhất. Nhân vật Benjamin Button trong nhiều giai đoạn của cuộc đời được thể hiện bởi nhiều diễn viên khác nhau và được ghép vào các nét của Brad Pitt nhờ CGI. Có thể nói, bộ phận hóa trang đã làm quá xuất sắc công việc của mình khi hóa trang Blanchett trong hình ảnh một bà già hay Pitt trong vóc dáng một cậu trai đôi mươi. Tại Oscar 2009, The Curious Case of Benjamin Button đã chiến thắng tại ba trong số tổng cộng 13 hạng mục được đề cử và tất cả đều thuộc về hình ảnh, hóa trang.


Bộ phận hóa trang đã làm xuất sắc trong việc thay đổi ngoại hình Benjamin theo thời gian.

Câu chuyện cổ tích về Benjamin Button như một mệnh đề phản lại ý tưởng của Mark Twain – tại sao khi con người đã đủ chín chắn trong suy nghĩ, đạt được những thành tựu trong cuộc sống thì lại dần gần đất xa trời? Benjamin được lớn lên trong viện dưỡng lão và dần quan sát những ông bà già quanh mình ra đi. Với cậu-nhóc Benjamin khi ấy, cái chết dường như là một thứ rất tự nhiên. Cũng chính ở điểm khởi đầu ấy, Benjamin được cảm nhận sự yêu thương từ “người mẹ” Queenie và hiểu được rằng, “đôi khi con người ta phải nhìn những người mình yêu quý ra đi để hiểu rằng họ quan trọng với ta đến nhường nào”.

Nhân sinh quan của Benjamin Button dần thay đổi khi cậu trẻ lại vừa có được công việc đầu tiên trong một con tàu của thuyền trưởng Mike (Jarred Harris). Kể từ đó, cậu dần biết mùi đời: từ ly rượu đầu tiên, người đàn bà đầu tiên cho tới tình yêu đôi lứa đầu đời qua mối tình với một người phụ nữ đã có chồng … Nhưng dù có đi đâu, cậu vẫn có thói quen lẩm bẩm “Chúc ngủ ngon, Daisy” và gửi cho cô vũ công ballet ấy bưu thiếp từ mọi nơi mình đặt chân qua.

Nếu ví cuộc đời như hai đầu con phố thì Benjamin đang rảo bước trải nghiệm nó từ phía cuối phố, trong khi Daisy bước nhanh từ đầu phố về phía trước với vẻ căng mọng của tuổi trẻ. Hai người gặp nhau ở giữa phố, cũng là điểm giao thoa của cuộc đời khi họ đều bước vào tuổi trung niên sau bao sóng gió và có ngoại hình tương xứng với nhau. Lúc này, Benjamin đã có cái nhìn khác về cái chết sau khi tham gia Thế chiến đệ nhị và nhìn những người đồng đội hy sinh. Anh yêu Daisy ở thời điểm đẹp nhất trong cuộc đời của cả hai người, và từng ngày chứng kiến bi kịch trớ trêu của tạo hóa dành cho anh. Nếu như những nếp nhăn ngày một xuất hiện nhiều trên gương mặt Daisy thì Benjamin lại càng ngày càng trẻ trung. Họ không thể khiến thời gian đứng yên ở thời khắc chạm mặt giữa con phố cuộc đời mà phải bước tiếp trong nuối tiếc …


Tình yêu của Benjamin và Daisy là thứ trường tồn.

Có rất nhiều thông điệp ẩn dụ được đưa ra trong The Curious Case of Benjamin Button, từ chiếc đồng hồ chạy ngược, hình ảnh chú chim ruồi xuất hiện vài lần trong phim (chim ruồi là loài chim duy nhất có thể bay ngược – ám chỉ quá trình trẻ hóa của Benjamin) hay cái tên Daisy gợi nhớ tới một tác phẩm khác của nhà văn Fitzgerald là The Great Gatsby. Nhưng thông điệp đẹp nhất lại được thốt lên bởi chính Benjamin Button: “Chúng ta được định nghĩa bởi những cơ hội – kể cả những cơ hội mà ta bỏ lỡ trong đời”.

Cuộc đời ai cũng chỉ có một lần, dù là ở hai thái cực khác nhau như Daisy với Benjamin. Do vậy, con người ta cần biết nắm bắt mọi cơ hội. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu hay làm lại cuộc đời, như hành trình của Benjamin ngao du thế giới khi đã ngoài 50 hay cách Daisy tìm lại niềm vui với nghề ballet qua việc dạy học. Thông điệp ấy được tinh tế gửi gắm qua câu chuyện tình trọn đời giữa Benjamin với Daisy, vượt qua khoảng cách trớ trêu của tạo hóa. Tình yêu là thứ duy nhất nguyên vẹn, giống như những câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

Bộ phim về mảnh đời kỳ lạ của Benjamin Button kể về câu chuyện một người sống "ngược tuổi" - sinh ra đã già, lớn lên thì trẻ lại. Có điều ít ai ngờ rằng, câu chuyện ấy được truyền cảm hứng từ một căn bệnh có thật.

Sinh lão bệnh tử là quy luật mà bất kỳ sinh vật nào trên đời này cũng đều phải tuân theo. Chúng ta ra đời là những đứa trẻ, trưởng thành lên, rồi già và chết đi.

Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến một người sinh ra thì già, qua thời gian lại dần trẻ lại? Thực ra, có một người đã tưởng tượng được điều ấy. Đó là nhà văn F. Scott Fitzgerald với tác phẩm "Mảnh đời kỳ lạ của Benjamin Button" (The Curious Case of Benjamin Button).

Dị nhân Benjamin - câu chuyện cảm động về cuộc đời của một ông lão "sống ngược tuổi"

Benjamin Button - một cậu bé sinh ra với thân thể và các chứng bệnh của một ông già. Mẹ qua đời, cha ruồng bỏ, Benjamin phải sống cả tuổi thơ trong viện dưỡng lão. Thoạt đầu, cậu phải ngồi xe lăn, sau này đi lại bằng nạng, và rồi tự đứng được trên đôi chân của mình.

Cuộc đời của Benjamin Button cứ như vậy mà tiếp diễn. Trong hình hài của một ông già gần đất xa trời, Benjamin gia nhập một đội tàu đánh cá, trải qua 2 cuộc Thế chiến hung hiểm. Thân thể ông qua thời gian ngày càng tráng kiện, trẻ trung, khác hẳn với thời thơ ấu.


Ông yêu say đắm Daisy - cô bạn hồi nhỏ thường ghé thăm viện dưỡng lão. Chuyện tình của họ dĩ nhiên không suôn sẻ, do khác biệt quá nhiều về ngoại hình. Họ đến được với nhau vào giữa cuộc đời, bằng một cuộc tình lãng mạn và cuồng nhiệt.

Nhưng rồi Benjamin buộc phải ra đi, vì số phận không cho phép ông được lớn lên cùng với con gái ruột của mình.

Đến cuối đời, ông mang hình dạng của một đứa trẻ, nhưng chẳng thể nhớ được mình là ai. Người ta đưa ông đến gặp Daisy - lúc này đã là góa phụ - vì toàn bộ nhật ký của ông đều nhắc đến bà.

Daisy đã chăm sóc ông suốt phần đời còn lại, và cuộc đời 84 năm của Benjamin khép lại trong vòng tay của Daisy, dưới hình hài của một đứa trẻ sơ sinh.


Về tổng thể, cuộc đời Benjamin Button là một câu chuyện buồn và giàu ý nghĩa. Nhưng tin được không, nguồn cảm hứng để
Fitzgerald viết lên câu chuyệnlại xuất phát từ một căn bệnh có thật: Hội chứng
Progeria.

Căn bệnh kỳ lạ khiến trẻ em sinh ra đã là ông lão là có thực

Hội chứng Progeria là một căn bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em, chỉ xuất hiện với tỉ lệ 1/8 triệu trẻ. Đây có thể hiểu là hội chứng "già trước tuổi" - khi các triệu chứng lão hóa xuất hiện ngay từ những năm đầu đời. Có người thậm chí đã gọi đây là "hội chứng Benjamin".

Tuy nhiên, khác biệt giữa những bệnh nhân mắc phải hội chứng với Benjamin Button, đó là căn bệnh chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tức là, bệnh nhân sẽ không thể trẻ lại như Benjamin, và thường chỉ sống được đến độ tuổi 15 - 16.

Hiện tại, bệnh nhân Progeria lớn tuổi nhất là Rupesh Kumar. Chàng trai người Ấn Độ năm nay 21 tuổi, chỉ nặng 20kg, nhưng cơ thể như của một ông lão 106 tuổi. Lý do là vì căn bệnh khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn bình thường đến 8 lần ngay từ khi ra đời.

Tình trạng của Rupesh ngày càng xấu đi, khi cơ thể có rất nhiều dấu hiệu bị lão hóa trong các khớp xương, đồng thời cái đầu liên tục lớn thêm với tốc độ đáng sợ.

Khi Rupesh lớn lên, hình hài kỳ lạ của cậu lại vô tình thu hút những du khách hiếu kỳ đến quan sát. Thậm chí theo lời cha cậu, đã có người ngỏ ý... mua lại Rupesh để trưng bày trong rạp xiếc. Tất nhiên, cha cậu đã từ chối.

Kumar không phải là trường hợp duy nhất mắc phải chứng bệnh này. Trước đó, người giữ "danh hiệu" bệnh nhân Progeria lớn tuổi nhất là Leon Botha - một họa sĩ và DJ người Nam Phi.

Một ví dụ khác là trường hợp của Harry Crowther - bệnh nhân người Anh 18 tuổi. Cũng không may mắc phải Progeria, thân hình cậu lão hoá nhanh gấp 5 lần người thường. Mạng sống bị căn bệnh quái ác bào mòn hàng ngày, nhưng Crowther đã luôn cố gắng vươn lên để sống một cuộc đời như người bình thường.

Hiện tại, cậu sở hữu một blog chia sẻ những câu chuyện của chính mình, nhằm truyền cảm hứng đến cho các bệnh nhân đồng cảnh ngộ.

Xem thêm: Đơn Vị Thi Công Uy Tín: Vải Bạt Dù Quân Đội Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 4/2023

Trường hợp giống với Benjamin Button gần đây nhất là cặp vợ chồng người Bangladesh vào năm 2016.

Người bố Biswajit Patro đã cảm tạ trời đất vì đã giữ lại mạng sống của bé

Hiện tại, nhờ các tiến bộ của công nghệ, y học cũng đã tìm ra một số loại thuốc giúp làm chậm lại quá trình lão hóa ở bệnh nhân, thậm chí đã có trường hợp hoàn toàn khỏi bệnh vào năm 2012.

Các chuyên gia tin rằng trong tương lai, các phương pháp trị bệnh sẽ được tiếp tục phát triển và phổ biến hơn, để mọi bệnh nhân được tiếp cận đến nó.