Mắt kính không chỉ là một đồ dùng cần thiết đối với những người cận thị hoặc viễn thị mà còn là phụ kiện làm đẹp cho mọi người. Tuy nhiên khi gặp sự cố gọng kính bị gãy, nhiều người vẫn không biết khắc phục và sửa chữa như thế nào. Dưới đây là tổng hợp những cách sửa gọng kính bị gãy đơn giản và một số lưu ý khi thực hiện.

Bạn đang xem: Cách sửa kính gãy gọng

*

I. Những sự cố thường gặp khi dùng kính

Rất nhiều người thị lực tốt muốn sử dụng kính như là một phụ kiện làm đẹp vì đeo kính thực sự khiến ngoại hình có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, cố ý sử dụng kính khiến mắt bị cận thì rất nguy hiểm vì nó không chỉ gây cảm giác vướng, tăng độ cận hay gặp biến chứng mà trong thời gian dùng kính các bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề phát sinh. Cụ thể là:

Tròng kính bị trầy xước hay bụi bẩn bám đầy cần phải vệ sinh liên tục
Gọng kính bị gãy chốt, mất ốc, hư bản lề
Gọng kính bị lỏng, rộng và dễ tuột xuống mũi
Gọng kính bị gãy đôi hoặc bị vỡ khung

*

II. Cách khắc phục gọng kính bị gãy cực kỳ đơn giản và dễ làm

1. Sử dụng keo dán và giấy để nối gọng kính

1.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịKeo dán loại tốt có khả năng kết dính tốt
Giấy bìa tạp chí, giấy bóng
Cây kéo1.2. Thứ tự các bước thực hiệnDùng khăn sạch lau cẩn thận bề mặt gọng kính bị gãy.Cắt giấy bìa hoặc giấy bóng thành nhiều dải dày mỏng khác nhau và có độ rộng tương tự với chiều rộng của cầu kính.Quấn các mảnh giấy vừa cắt vào vị trí bị gãy của gọng kính để cố định.Dùng keo dán bôi vào những miếng giấy vừa quấn.Sau khi keo dán khô cứng, tiếp tục dán lần lượt các miếng giấy khác.Lặp lại các bước trên đến khi vết gãy trên gọng kính được cố định chắc chắn.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng từ 1 đến 2 tháng nếu không có những va chạm khác sau khi thực hiện. Bên cạnh đó, độ thẩm mỹ của kính sẽ giảm đi do sử dụng giấy dán để cố định vết gãy ở gọng.

*

Cách làm này đòi hỏi nhiều dụng cụ và sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng thao tác khi thực hiện. Tuy nhiên nhờ vậy, gọng kính cũng bền hơn và có thẩm mỹ hơn so với những cách làm khác.

2.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịMáy khoan loại nhỏ
Giấy nhám, giấy sáp
Cuộn chỉ khâu, kim
Keo dán loại tốt
Dây thun
Cồn hoặc nước tẩy sơn móng tay
Vài thanh gỗ mỏng
Băng gạc
Kéo
Rượu

*

2.2. Thứ tự các bước thực hiện

Bước 1: Dùng khăn sạch lau cẩn thận bề mặt kính. Nên dùng khăn chuyên dụng hoặc loại khăn không có xơ vải để lau mắt kính để tránh làm kính bị trầy xước. Dùng giấy nhám để làm sạch cũng như làm nhám vị trí gọng kính bị gãy để dán.

*

Bước 2: Cố định hai mảnh với nhau. Cắt một que khuấy gỗ bằng khoảng cách giữa hai bên thái dương. Che tròng kính bằng giấy sáp nhằm tránh trầy xước. Quấn dải cao su trên một đầu thanh gỗ để cố định và gắn hai mảnh vỡ với nhau. Thực hiện các động tác tương tự ở đầu bên kia.

*

Bước 3: Đổ keo dán vào chỗ gãy với lượng keo vừa đủ để đảm bảo phần đứt gãy được nối lại chắc chắn và không bị hở. Dùng keo dán từ từ và gọn gàng để tránh hiện tượng nổi bong bóng. Đảm bảo khớp nối được gắn khớp và không có khoảng hở.

*

Bước 4: Chọn mũi khoan nhỏ phù hợp với độ dày của gọng và khoan hai đầu gọng kính. Lấy dao đánh dấu ở hai bên khớp nối và khoan cẩn thận một lỗ ở hai bên gọng kính sao cho các lỗ khoan đối xứng để có thể quấn dải chỉ quanh khớp lõi.

*

Bước 5: May một dải chỉ qua hai lỗ khoan để cố định hai mặt gãy của kính. Dùng keo dán lấp đầy các lỗ khoan, cắt các sợi chỉ dư và để keo khô từ 1 đến 2 giờ.

Bước 6: Để tăng độ chắc chắn cho mối nối, bạn có thể thực hiện bước này. Giữ sợi chỉ và kéo 2 đến 3 vòng qua mối nối từ trước ra sau. Nhỏ keo dán xung quanh mối nối và để khô từ 10 đến 15 phút. Không sử dụng kính trước 24h sau khi sửa chữa.

*

3. Dùng nhiệt nóng và đinh ghim để cố định gọng kính

So với hai cách làm trên, đây là cách làm đơn giản và ít tốn vật liệu nhất cũng như không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho gọng kính nhựa và đòi hỏi sự khéo léo để tránh làm kính bị hỏng trong khi dùng nhiệt nóng.

3.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịNước sôi
Đinh ghim3.2. Thứ tự các bước thực hiệnBước 1: Đun nồi nước sôi, dùng nhiệt làm mềm hai đầu phần đầu gọng kính bị gãy.

*

Bước 2: Khi nước sôi, giữ phần đầu nối bị gãy của kính một khoảng cách đủ gần để hơi nóng làm mềm gọng.

*

Bước 3: Gắn đinh ghim vào một đầu nối và đẩy ngay vào đầu nối bên kia khi mảnh nhựa vẫn còn nóng và mềm.

*

Lưu ý: tuyệt đối không hơ gọng kính với lửa vì dễ gây cháy gọng kính cũng như gây nguy hiểm cho người thực hiện.

III. Trường hợp nào không được tự sửa chữa gọng kính bị hỏng?

1. Gọng kính bị gãy chốt hoặc mất ốc

Ốc vít của kính thường có kích cỡ rất nhỏ nên rất khó để tìm được các loại ốc vít khác để thay thế. Vì vậy, trường hợp gọng kính bị mất ốc vít thì bạn cần mang ra cửa hàng uy tín để được sửa chữa và xử lý.

Nếu gọng kính bị gãy chốt, bạn không được sử dụng keo dán 502 để xử lý vì keo dán sẽ khiến các khớp nối dính chặt vào nhau và không thể sử dụng linh hoạt được. Sau khi xử lý tạm thời, bạn nên tìm đến những địa chỉ sửa chữa gọng kính uy tín để thay chốt mới.

2. Gọng kính bị vỡ khung

Trường hợp gọng kính bị gãy vỡ khung thì bạn cần thay một chiếc kính mới vì đây là lỗi khá lớn, dù có sửa chữa được thì cũng không giữ được tính thẩm mỹ ban đầu của kính. Bên cạnh đó, nếu bạn không quá quan tâm về tính thẩm mỹ thì có thể mang đến thợ sửa kính để hàn lại vết gãy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho gọng kính làm từ kim loại.

3. Kính bị gãy ở nhiều vị trí

Trong trường hợp kính bị gãy ở nhiều vị trí thì hầu như không còn cách khắc phục gãy gọng nào có thể hỗ trợ cho kính của bạn. Chi phí để hàn kính bị gãy nhiều chỗ cũng khá đáng kể. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn rất nhiều mẫu gọng kính có giá phải chăng mà có chất lượng tốt.

IV. Những lưu ý khi sửa kính cận bị gãy gọng

Để tránh làm kính hỏng nặng hơn khi sửa chữa kính bị gãy tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

Không sửa gọng kính làm từ Titanium, nhựa lưu huỳnh hoặc làm từ hợp kim nhôm. Đối với những gọng kính làm từ những vật liệu trên bạn nên mang kính đến các cửa hàng để nhờ sửa chữa hoặc thay kính mới.Khi sửa gọng kính bị gãy làm bằng nhựa bằng phương pháp nung nhiệt, bạn không nên dùng nước quá nóng để ngâm kính dưới nước và không hơ kính với lửa.Mắt kính làm từ kim loại bị gãy chỉ có thể sử dụng cách đầu tiên để chỉnh sửa. Quá trình sửa kính nên cẩn thận, nhẹ tay, tránh làm bong mối hàn kính. Bạn nên dùng khăn mềm bọc vào phần bản lề kính rồi thực hiện chỉnh sửa.Đối với các loại gọng kính hàng rẻ tiền, hàng chợ loại dưới 100.000đ hay chất lượng nhựa tổng hợp không đảm bảo nguồn gốc thì không nên thực hiện sửa gọng gãy. Nhiều trường hợp gọng kính quá dòn sẽ dễ nứt vỡ nếu bị tác động ngoại lực.

*

V. Gọng kính bị gãy có thay mới được không?

Tại nhiều cửa hàng mắt kính, dịch vụ sửa chữa, hàn gọng kính kim loại khá đắt hàng. Giá một lần sửa chữa không giống nhau, tùy vào chất liệu gọng kính trong khoảng từ 100.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ/lần.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu gọng kính đẹp và giá cả phải chăng. Vì vậy, nhiều người lựa chọn mua mắt kính mới thay vì sửa chữa.

Khi thay gọng kính mới, nếu kính của bạn sử dụng đã lâu thì nên đo và cắt lại kính mới. Nếu tròng kính còn mới và vẫn đúng độ thì bạn chỉ cần thay gọng mới có tương thích với tròng cũ là được.

Trên đây là tổng hợp những phương pháp sửa chữa gọng kính bị gãy đơn giản và dễ thực hiện cũng như một vài lưu ý khi thực hiện phương pháp sửa mắt kính. Mắt kính Shady hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sửa gọng kính bị gãy cũng như lựa chọn thay mắt kính phù hợp.

Gọng kính bị gãy là việc xảy ra trong quá trình sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Lý do phải sửa gọng kính?

Việc va chạm mạnh hoặc sử dụng trong thời gian lâu dài mà không bảo quản đúng cách. Đều có thể gây nên những vấn đề hư hại cho mắt kính.

Kính có thể xuất hiện các tình trạng như kính bị cong, móp hay bị gãy phần trục và càng gọng.

*

Sai lầm của nhiều người là sử dụng keo dán sắt 502 để làm biện pháp khắc phục tình hình. Nhưng điều này có thể khiến vấn đề thêm nghiêm trọng. Đặc biệt với những loại gọng được làm bằng nhựa.

Do đó, khi phát sinh vấn đề hãy liên hệ hoặc đến các cơ sở, cửa hàng trung tâm mắt kính. Để được hỗ trợ hàn và khắc phục các tình trạng trên.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều vấn đề hư hại gọng kính mà bạn cần phải lưu ý như sau:

2. Những trường hợp cần sửa gọng kính

2.1.Gọng kính bị lệch, rộng hoặc bị cong và móp méo:

Điều này xảy ra khá phổ biến với các loại gọng bằng kim loại. Với chất liệu chắc chắn, song theo thời gian các vấn phát sinh như gọng bị lệch, rộng so với ban đầu vẫn có thể diễn ra.

Do các tác động làm rơi, va chạm mạnh. Hay thói quen ngủ không tháo kính cũng có thể dẫn đến việc gọng kính bị bóp, méo.

Đây là điều đặc biệt cần lưu ý nếu bạn sử dụng gọng bằng kim loại nhôm. Bởi nhôm có tính bền khá tốt, nhưng lại rất mềm, dễ bị biến dạng. Nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

Tại đây ta có hai cách sửa chữa. Trường hợp đối với những loại gọng nhựa, bạn có thể ngâm trong nước nóng. Đợi gọng mềm hơn và bắt đầu nắn, bóp, điều chỉnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy sấy thay thế, trong thời gian khoảng từ 20 – 30s.

Đối với những loại gọng kính bằng kim loại, cách sửa chữa sẽ khác hơn một chút. Bạn nên sử dụng các loại kìm chuyên dụng để sửa chữa.

Song, nên dùng khăn mền để bao phủ bề mặt tròng kính, để tránh bị trầy xước phần tròng kính.

2.2. Khớp nối hoặc càng kính bị gãy

Nếu không lưu ý bảo quản đúng cách. Việc va chạm mạnh có thể dẫn đến tình trạng phần khớp nối hoặc càng kính bị gãy.

Do đó hãy luôn lưu ý bảo quản gọng kính cẩn thận trong hộp. Tránh làm rơi vỡ.

2.3. Các phụ kiện như ốc, đệm mũi, lò xo bị rơi mất hoặc bị méo mó

Các phụ kiện như ốc có thể bị rơi ra trong quá trình sử dụng. Tương tự với phần đệm mũi và lò xo.

Lúc này bạn có thể sử dụng các loại kìm chuyên dụng để giải quyết vấn đề ốc bị lỏng. Một số cửa tiệm còn có tặng kèm các loại kìm vít chuyên dụng. Giúp người dùng có thể thoải mái điều chỉnh khi cần.

Phần đệm lò xo đóng vai trò nâng đỡ, giúp phần mũi không bị gọng tì đè gây vết lằn. Do đó, nếu phần này bị lỏng và rơi ra. Bạn có thể dùng keo đính nhằm cố định lại hoặc liên hệ với cửa hàng, trung tâm mắt kính để được hỗ trợ.

2.4. Mắt kính bị rơi ra hoặc vỡ, xước, rạn nứt

Phần tròng kính làm bằng nhựa có ưu điểm là rất nhẹ, tuy nhiên lại rất dễ bị trầy xước hay mờ dần theo thời gian.

Ngược lại, tròng kính bằng thủy tinh không gặp vấn đề trên. Nhưng có thể xảy ra hiện tượng vỡ tròng nếu va chạm quá mạnh. Do đó người dùng nên bảo quản cẩn thận để tránh hư hại.

Nếu phát sinh vấn đề hư hại và bạn muốn giải quyết tại nhà? Cùng bỏ túi ngay cho mình những cách sau nhé!

3. Những cách sửa gọng kính bị gãy đơn giản:

3.1. Dán gọng kính

*

Nguyên liệu cần có: giấy báo,kéo và keo dán.

Cách khắc phục rất đơn giản đối với trường hợp khi kính bị gãy phần cầu nối. Bạn chỉ cần dùng kéo cắt giấy sao cho độ rộng bằng với phần khung.

Phần giấy này sẽ có chức năng thay thế phần bị gãy và làm cầu nối. Do đó bạn chỉ cần dùng keo dán cố định phần giấy này với hai phần khung kính. Và chờ cho phần keo khô lại.

Cách sửa chữa này rất đơn giản, song tính thẩm mỹ không cao. Bên cạnh đó cũng không đảm bảo được độ bền lâu dài.

3.2. Nung nóng gọng kính.

Lưu ý cách này chỉ sử dụng được trong trường hợp đó là gọng nhựa. Các bước rất đơn giản.

Đầu tiên bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, rồi hơ phần cầu nối bị đứt gãy lúc hơi nước nóng bốc lên.

*

 Tại phần khớp nối hãy đính hai thanh ghim giúp cố định. Khi phần gọng chịu đủ nhiệt và mềm ra thì chỉ việc đính hai phần này lại với nhau.

*

Việc sửa chữa tại gia vốn không khó, nếu bạn có đủ kiên nhẫn. Song nếu gọng kính được làm bằng những nguyên liệu như titanium hay nhựa lưu hình… thì việc bạn cần làm là đem đến các trung tâm mắt kính để được hỗ trợ sửa sản phẩm. Tránh cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy chi phí sửa chữa một gọng kính sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

4. Giá sửa gọng kính bị gãy

Thông thường việc sửa chữa, hàn gọng kim loại sẽ rơi vào mức giá tầm 100.000 cho một mối hàn.

Nếu nguyên liệu bằng titanium thì mức giá có thể rơi từ 150.000 – 200.000 đồng, tùy trường hợp.

Nhiều bạn đặt mối lưu tâm về vấn đề nên sửa chữa hay mua mới. Bởi lo ngại vấn đề chi phí. Tuy nhiên để có thể lựa chọn mẫu mắt kính yêu thích như cái cũ lại không hề dễ. Do đó, mọi người vẫn có xu hướng tìm cách sửa chữa gọng cũ.

Xem thêm: Sự Thật Nam Huỳnh Đạo : "Không Phải Môn Sinh Của Ông Ấy Té, Tôi Mới Tin"

Tại Minh Nhã, chúng tôi miễn phí bảo hành trọn đời cho các sản phẩm mắt kính tại cửa hàng. Các vấn đề như: thay ve mũi, rớt ốc vít, gãy mối hàn, lò xo , vệ sinh kính… đều được hỗ trợ chăm sóc chu đáo.

Bên cạnh đó cửa hàng cũng cung cấp các loại sản phẩm gọng kính với sự đa dạng về màu sắc, mẫu mã, thiết kế,…