Lịch sử kiến trúc thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Kiến trúc là một trong những yếu tố đặc trưng cho mỗi nền văn hoá. Sau đây là 10 công trình kiến trúc độc đáo nhất thế giới.

Bạn đang xem: Công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới


1. Gardens by the Bay, Singapore

Đây là một khu vườn thực vật lớn ở Vịnh Marina, Singapore. Trải rộng trên 101ha, Gardens by the Bay được xem là thiên đường cho những người yêu thiên nhiên. Với thiết kế ấn tượng, gần gũi với thiên nhiên, công trình này đã đạt được nhiều danh hiệu kiến trúc uy tín của thế giới.

Gardens by the Bay là một phần trong chiến lược của Chính phủ Singapore nhằm biến đất nước này thành "thành phố trong vườn".

2. Toà nhà Linked Hybrid, Bắc Kinh, Trung Quốc

Được tạo thành từ 8 tòa tháp liên kết, khu phức hợp Linked Hybrid tượng trưng cho tầm nhìn về sự phát triển đô thị trong thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Để giải quyết sự tách biệt trong đời sống giữa các hộ gia đình và cả khu dân cư, các kiến trúc sư đã bố trí các lối đi lớn, rộng mở ở tầng trệt, hướng người đi bộ tập trung vào các khu vực công cộng như khu vườn, nhà hàng, cửa hàng…

Một góc bên ngoài toà nhà Linked Hybrid.

3. Toà nhà The Shard, London, Anh

Toạ lạc ở phía Nam của sông Thames, toà nhà The Shard có 72 tầng, cao 309,6m. Vào năm 2012, The Shard được xem là toà nhà cao nhất châu Âu.

Thiết kế của The Shard mang hình ảnh của các tháp chuông nhà thờ, công trình gồm 8 mặt tiền bằng kính góc cạnh. Cảnh vật xung quanh thành phố phản chiếu, bầu trời trong xanh và ánh nắng mặt trời chiếu vào làm cho The Shard trông như một viên pha lê.

Chỉ vài tháng sau khi mở cửa cho du khách tham quan, tháng 11/2012 toà nhà The Shard đã bị toà nhà Mercury City Tower ở Nga soán ngôi vị cao nhất châu Âu.

The Shard được kiến trúc sư Renzo Piano thiết kế thành một khu phức hợp đa chức năng gồm khu căn hộ, văn phòng, nhà hàng và khách sạn. Trên tầng 72 là tháp quan sát ngoài trời, tại đây du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh London ở độ cao 245m.

4. Metropol Parasol, Sevilla, Tây Ban Nha

Với không gian rộng khoảng 10.500m2 và cao 27m, Metropol Parasol được xem là công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới. Metropol Parasol nằm tại Quảng trường La Encarnación ở thành phố cổ kính Sevilla, do kiến trúc sư người Đức Jürgen Mayer-Hermannc thiết kế.

Về hình thái kiến trúc, Metropol Parasol gồm 6 cây nấm khổng lồ che nắng. Thiết kế này được lấy ý tưởng từ những mái vòm của nhà thờ chính toà Sevilla và hình dáng cây Sanh.

Tại công trình Metropol Parasol, có nhiều vấn đề gây tranh cãi như hình dáng bên ngoài, vị trí, việc trì hoãn xây dựng hay chi phí tăng cao.

Công trình gồm 1 tầng hầm và 3 tầng nổi. Tầng hầm là khu trưng bày đồ cổ. Tầng 1 là khu chợ trung tâm. Tầng 2 và tầng 3 là hai khu vực dành cho các ban công, nơi du khách có thể ngắm nhìn một góc thơ mộng nhất của thành phố Sevilla.

5. Toà tháp Burj Khalifa, Dubai, UAE

Có chiều cao hơn 829m trên sa mạc, toà tháp tráng lệ và cực kỳ ấn tượng Burj Khalifa được xem là toà nhà cao nhất thế giới. Toà nhà phức hợp này có 162 tầng, bao gồm khu căn hộ, văn phòng, nhà hàng, khách sạn và đài quan sát năm ở tầng 124.

Toà tháp Burj Khalifa nằm trong khu phức hợp Downtown Dubai, khu trung tâm tài chính của Dubai.

Toà tháp Burj Khalifa không chỉ gây ấn tượng bởi độ thẳng đứng ngoạn mục mà còn từ hình dáng của nó. Bề mặt được bao phủ bởi hàng triệu tấm kính, cấu trúc của toà nhà thu nhỏ từ chân đế hình chữ Y, với các khoảng lùi khoảng 213m.

6. Tháp đôi Petronas, Kuala Lumpur, Malaysia

Tháp đôi Petronas là tòa nhà chọc trời ở Kuala Lumpur, Malaysia. Nó cao 451,9m và từng là toà nhà cao nhất thế giới trong giai đoạn 1998 – 2003. Công trình được bởi kiến trúc sư Cesar Pelli lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo kết hợp với nét hiện đại.

Cầu Skybridge là cầu 2 tầng cao nhất thế giới với mỗi nhịp cầu dài 58m. Cây cầu có hệ thống bản lề và khớp mở phức tạp nhưng đảm bảo vững vàng bất chấp hai tòa tháp có thể bị di chuyển hay vặn xoắn.

Điểm ấn tượng của tháp đôi Petronas là hai toà tháp được nối với nhau bằng một chiếc cầu trên độ cao 170m có tên gọi Skybridge. Cây cầu dài 158m này nối hai toà tháp tại tầng 41 và tầng 42. Bao quanh tháp đôi là công viên nhiệt đới rộng lớn. Ngoài ra còn có trung tâm thương mại quy tụ hàng trăm thương hiệu thời trang cao cấp từ khắp các quốc gia trên thế giới.

7. Đền Taj Mahal, Agra, Ấn Độ

Được mệnh danh là “viên ngọc của nghệ thuật Hồi giáo ở Ấn Độ”, Taj Mahal được xây dựng bởi Hoàng đế Shah Jahan của Mughal. Thường bị nhầm lẫn là nơi ở của hoàng gia, địa danh nổi tiếng này được xây dựng như một lăng mộ cho nửa kia của Hoàng đế sau khi bà qua đời khi sinh đứa con thứ 14 của họ.

Vật liệu dùng để xây dựng đền Taj Mahal được lấy từ khắp Ấn Độ và châu Á.

Taj Mahal được coi là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc Mughal, đó là sự kết hợp của các thiết kế Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Ngôi đền bắt đầu xây dựng vào năm 1632 và hoàn thành vào năm 1643.

8. Nhà hát Opera Sydney, Sydney, Úc

Nhà hát Opera Sydney là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất của thế kỷ 20. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình vỏ sò hay những cánh buồm no gió ra khơi, trở thành địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới.

Nhà hát Opera Sydney được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1973, chia làm 3 giai đoạn thi công.

Nhà hát Opera Sydney do kiến trúc sư người Đan Mạch Jorn Utzon thiết kế. Nhà hát được xây dựng trên diện tích 1,8ha đất, kích thước dài 183m và rộng 120m. Cấu trúc của công trình gây ấn tượng bởi 3 hàng vỏ sò lồng vào nhau. Trong đó, có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, 6 quán bar và một số cửa hàng lưu niệm.

9. Toà tháp đôi Absolute World, Mississauga, Ontario, Canada

Nằm trong 5 tháp thuộc dự án Absolute World ở trung tâm thành phố Mississauga, Ontario, tháp đôi Absolute World là tổ hợp chung cư, có chiếu cao lần lượt là 50 và 56 tầng. Điểm đặc biệt của tháp đôi Absolute World là kiến trúc hình xoắn (xoắn 209 độ) từ chân lên đến đỉnh tháp, tạo cho công trình có đường nét uốn cong mềm mại.

Tháp đôi Absolute World có kiến trúc xoắn độc đáo.

10. Tượng Thống nhất, Gujarat, Ấn Độ

Đây là bức tượng khổng lồ của ông Sardar Vallabhbhai Patel, Phó Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ và là một trong những nhà hoạt động nổi bật của phong trào độc lập Ấn Độ. Bức tượng này nằm trên một hòn đảo trên sông đối diện với con đập Narmada, cách thành phố Vadodara 100km về phía Nam.

Tượng đài và phần đế xung quanh được xây dựng trên khu đất 20.000m2.

1. Tháp Eiffel (Paris - Pháp)Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng ở Paris – Pháp; được đặt theo tên của Gustave Eiffel_người từng là kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng tháp. Tháp Eiffel được xây dựng từ năm 1887 đến năm 1889 cho Hội chợ triển lãm thế giới năm 1889. Tháp có chiều cao 300m (nếu tính cả cột ăng-ten trên đỉnh là 324m), tương đương với một tòa nhà 81 tầng.

*
2. Đấu trường La Mã (Colosseum (Rome - Ý))Đấu trường La Mã hay còn gọi là giảng đường Flavian được xây dựng vào năm 72 sau Công nguyên. Được xây dựng từ đá núi lửa, đá vôi và bê tông gạch. Là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và là điểm thu hút khách du lịch lớn ở Rome. Vào thời điểm đó, đây là giảng đường lớn nhất với sức chứa 50.000 người và được sử dụng cho các buổi biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường,…Dù hiện nay đã bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, nhưng đây vẫn được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã còn sót lại.

*
3. Nhà hát Opera Sydney (Úc)Nhà hát Opera Sydney (người Việt hay gọi là Nhà hát Con Sò) được xây dựng vào năm 1958, là thiết kế của một kiến trúc sư người Đan Mạch. Là trung tâm biểu diễn nghệ thuật nằm ở Cảng Sydney – Úc. Năm 2007, nhà hát đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong những địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Nhà hát Opera Sydney có hình các con sò được cắt ra thành các bán cầu và sắp xếp đặc biệt; là tổ hợp gồm các khu nhà hát, studio tập diễn, sảnh chính, nhà hàng, quán bar và cửa hàng lưu niệm.

*
4. Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily (Saint Basil - Nga)Nhà thờ Saint Basil nằm ở Quảng trường Đỏ - Moskva là một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Nga. Được xây dựng từ năm 1555 đến 1561. Tòa nhà được xây dựng theo hình ngọn lửa đang lên, là một thiết kế độc đáo trong kiến trúc Nga. Vào giữa thế kỷ 16 và 17, nhà thờ này được Kito giáo Byzantine coi là biểu tượng của Thành phố Thiên đàng và được gọi tên tắt là Jerusalem.

*
5. Nhà thờ St Paul (Anh)Nhà thờ St Paul là tòa nhà mang tính biểu tượng nhất của Luân Đôn, nằm trên đỉnh đồi Ludgate_điểm cao nhất ở thành phố Luân Đôn. Nơi này nổi tiếng là một trong những công trình kiến trúc có mái vòm lớn nhất thế giới, cao gần 112 mét. Nhà thờ này giữ một vị trí quan trọng trong bản sắc dân tộc của người dân Anh. Nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của hoàng gia Anh và nhiều hoạt động khác.

*
6. Tháp đôi Petronas Towers (Kuala Lumpur – Malaysia)

*
Tháp đôi Petronas là tòa nhà chọc trời đôi, biểu tượng của thành phố thủ đô Malaysia. Hiện đây là tòa tháp đôi cao nhất thế giới. Điểm ấn tượng của tháp đôi này là hai tòa tháp được nối với nhau bằng một chiếc cầu trên cao, cây cầu này cao 170m và có chiều dài là 158m, nối hai tòa tháp tại tầng 41 và 42. Đứng trên cây cầu này có thể ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur, nhưng để đảm bảo an toàn cho cây cầu, số lượng người lên mỗi lần đều bị hạn chế.7. Tháp nghiêng Pisa (Ý)Tháp nghiên Pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa – Ý, là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc nhất ở Châu Âu. Công trình tháp được bắt đầu xây dựng vào năm 1173 và kéo dài hơn 300 năm. Tòa tháp bắt đầu nghiêng trong quá trình xây dựng, sau khi nền đất bị yếu một bên không thể chịu được trọng lực của cấu trúc. Tháp đã được trùng tu vào năm 2001 và mở cửa trở lại. Tháp hiện có độ nghiêng 4 độ, người ta ước tính rằng nó sẽ sụp đổ trong 75-100 năm tới.

*
8. Tòa nhà Empire State (New York)Tòa nhà Empire State là tòa nhà 102 tầng nằm trên Đại lộ ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Được xem là một biểu tượng văn hóa của Hoa Kỳ. Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Art Deco. Từng là tòa nhà cao nhất thế giới, được xây dựng và hoàn thành chỉ sau 410 ngày.

*
9. Tòa nhà Burj Khalifa (Dubai)Tòa nhà chọc trời Burj Khalifa nằm ở trung tâm thành phố Dubai – Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, có chiều cao 828 mét, hiện là công trình nhân tạo cao nhất thế giới. Tòa nhà được thiết kế dựa trên nguồn gốc kiến trúc Hồi giáo của khu vực, khu đại sảnh có hình chữ Y để tối ưu hóa không gian, nó chứa tổng cộng 57 thang máy và 8 thang cuốn.

Xem thêm: Mẫu bọc ghế da accent 2020 2021 giá rẻ tại tphcm, mẫu bọc ghế da accent đẹp 2022

*
10. Đền Taj Mahal (Ấn Độ)Đền Taj Mahal nằm ở bờ Nam sông Yamuna của Ấn Độ. Đây là một tòa nhà lăng mộ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng để tưởng nhớ người vợ yêu dấu của hoàn đế Mughal Shah Jahan. Tòa nhà có lăng mộ của vợ Hoàng đế Mumtaz Mahal và cũng là nơi lưu giữ lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan. Năm 1983, Taj Mahal được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nó được coi là một trong những kiệt tác được ngưỡng mộ trên toàn thế giới và là viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo của Ấn Độ.