Chè thập cẩm tại mỗi vùng miền có hương vị khác nhau tạo nên những nét ẩm thực riêng biệt. Cùng tham khảo cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị nhé.

Bạn đang xem: Chè thập cẩm quảng ngãi

Chè thập cẩm là món ăn vặt được mọi người yêu thích. Mỗi vùng miền có một cách nấu chè thập cẩm khác nhau và mang nét đặc trưng riêng. Nguyên liệu chính làm chè thập cẩm Quảng Ngãi là các loại đậu, thêm vài cọng dừa khô và đậu phộng rang tạo cho món chè thơm và rất hấp dẫn. Cùng Mucwomen vào bếp và thực hiện cách nấu chè Quảng Ngãi thơm ngon nhé.


Nguyên liệu nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi

Đậu đỏ: 200gđậu xanh: 200g
Bột năng: 100g
Bột nếp hoặc bột mì: 100g
Đậu phộng: 50g
Nước cốt dừa: 1 lon
Bột trà xanh: 2g
Bột rau câu dẻo: 1 gói
Cơm dừa tươi: 50g
Đường trắng: 250g.Đậu phộng giàu chất dinh dưỡng ngoài tác dụng là chế biến trong ẩm thực mà còn là nguyên liệu tự nhiên cho một số bài thuốc dân gian hoặc làm đẹp.

Cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị

Bước 1: Nấu đậu đỏ

Đậu đỏ rửa sạch, nhặt hết những hạt lép, hạt úa, ngâm nước khoảng 3 – 4 tiếng cho hạt nở đều, khi đun nhỏ lửa sẽ nhanh chín hơn.


Cho đậu vào nồi với 600ml nước, vặn nhỏ lửa, nấu chín. Khi đậu mềm, cho đường cát trắng vào nấu cùng. Vặn lửa nhỏ, nấu thêm 15 – 20 phút rồi tắt bếp, cho đậu đỏ ra bát.

Ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B.

Bước 2: Nấu đậu xanh

Dùng đậu xanh đã bóc vỏ, ngâm với nước ấm khoảng 30 phút đến 1 tiếng để đậu nở mềm.

Bắc nồi lên bếp, đổ nước ngập khoảng 1 đốt ngón tay, nấu đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu tiếp khoảng 10 – 15 phút cho đến khi đậu chín thì cho 50g đường vào, khuấy tan.

Trong thời gian chờ đậu chín, chúng ta pha 1 thìa bột sắn dây + ½ chén nước, khuấy đều nguyên liệu, đến khi đậu xanh chín thì đổ vào nồi, khuấy đều. Hỗn hợp sẽ rất nhanh quyện lại với nhau, nấu đến khi nồi đậu xanh sôi trở lại thì tắt bếp, cho ra bát.

Trong khoảng 202g đậu xanh luộc chứa khoảng 212 calo.

Bước 3: Làm bột lọc bọc dừa (trân châu)

Bột lọc bọc dừa là nét độc đáo của món chè thập cẩm miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Dừa tươi cắt hạt lựu nhỏ.


Dùng bột sắn dây và bột gạo nếp cho vào âu lớn, thêm đường trắng. Đun sôi một ít nước, khi nước sôi đổ vào bát bột năng. Thêm nước từng chút một, trộn đều. Dùng tay nhào nhanh cho đến khi bột thành một khối dẻo, mịn, không dính tay. Chia bột thành từng viên nhỏ, cho dừa tươi thái hạt lựu vào bên trong, gói chặt, vo thành những viên tròn, mịn.

Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi, cho lần lượt từng viên trân châu vào nồi. Tiếp tục đun đến khi trân châu chín, chuyển sang màu trắng trong, có thể nhìn thấy dừa thì vớt ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra bát.

Trân châu nhân dừa là thành phần không thể thiếu trong các món chè ngon bởi vị dẻo dai của bột năng với nhân dừa giòn béo.

Bước 4: Làm thạch rau câu

Dùng 500ml nước + 5g bột thạch dẻo cho vào nồi. Chỉ cần thêm bột trà xanh và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn. Cho 20ml nước vào 5g bột trà xanh, khuấy đều cho nước tan.

Đun sôi một nồi nước thạch, vừa đun vừa khuấy để thạch không bị dính đáy nồi. Khi nước sôi, cho nước trà xanh + 50g đường vào. Hạ lửa nhỏ, nấu đến khi nước sôi trở lại, đường tan hết thì tắt bếp, cho ra bát. Chúng ta để thạch nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 – 2 tiếng cho đông lại. Khi thạch đã đông, cắt miếng vừa ăn.

Thạch trà xanh có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như: chống lão hóa, giải độc, giảm cân, tinh thần thoải mái, thể lực dồi dào, năng động.

Bước 5: Làm lạc (đậu phộng) rang

Lạc (đậu phộng) cho vào chảo rang giòn rồi tắt bếp. Vo sạch vỏ đậu phộng, và giã nhỏ.


Hạt đậu phộng là món ăn giàu dinh dưỡng, có thể rang, luộc hoặc thêm vào nhiều món ăn khác nhau.

Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức chè thập cẩm

Chúng ta cho đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, trân châu, đá bào vào cốc và rưới thêm một chút nước cốt dừa, bên trên rắc đậu phộng rang, dừa tươi nạo là có thể thưởng thức rồi.

Chè thập cẩm có độ ngọt vừa phải, nước chè không quá đặc cũng không quá loãng. Đậu xanh, đậu đỏ chín mềm, trân châu giòn giòn kết hợp với màu xanh của thạch trông đẹp mắt, thơm mùi nước cốt dừa rất hấp dẫn.

Lượng calo mà 1 cốc chè đậu thập cẩm cung cấp cho cơ thể khá lớn khoảng 500 calo.

Mucwomen vừa chia sẻ cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi đơn giản mà ngon. Cùng tham khảo cách làm món chè ngon này để giải nhiệt cho cả nhà mình nhé.

Chè thập cẩm là món ăn vặt rất được ưa chuộng vì vị ngon cũng như cảm giác mát mà nó mang lại. Trong thực tế có rất nhiều công thức nấu chè thập cẩm khác nhau tương ứng với các vùng miền. Công thức nấu chè thập cẩm ở Quảng Ngãi là một trong những cách nấu chè rất ngon và được nhiều người yêu thích cũng như tìm hiểu cách nấu. Qua bài viết này, gdtxdaknong.edu.vn xin chia sẻ cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị, thơm ngon đến quý bạn đọc.

Công thức nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị

Nguyên liệu chính là các loại đậu, thêm vài cọng dừa khô và đậu phộng rang tạo cho món chè thơm và rất khó quên. Cách thực hiện cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần quan sát tỉ mỉ thì chúng ta sẽ chuẩn bị được cho gia đình mình một bữa chè thập cẩm thịnh soạn để giải nhiệt mùa hè.

Nguyên liệu nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi

Nguyện liệu nấu chè thập cẩm dành cho 5 người ăn bao gồm:

Đậu đỏ: 250gr
Đậu xanh cà vỏ: 250gr
Bột năng: 125gr
Bột nếp (hoặc bột mì): 125gr
Đậu phộng: 75gr
Nước cốt dừa: 250ml
Bột trà xanh: 2.5gr
Bột rau câu dẻo: 1 gói
Cơm dừa tươi: 75gr
Đường trắng (hoặc đường phèn): 350gr
Một số nguyên liệu khác
*
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi

Cách nấu chè thập cẩm Quảng Ngãi

Để có một nồi chè thơm ngon thanh mát thì cần phải trải qua nhiều công đoạn nấu. Sau khi nấu các thành phần xong và kết hợp lại sẽ tạo nên món chè thập cẩm Quảng Ngãi ” ngon như lời đồn” cụ thể là các bước sau xin mời các bạn tham khảo:

Bước 1: Nấu đậu đỏ

Đậu đỏ rửa sạch sau khi lựa để lấy những hạt chất lượng thì ta ngâm nước khoảng 4 – 5 tiếng cho hạt đậu nở đều, khi ta đun nhỏ lửa sẽ nhanh chín hơn.

Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi đổ 1 lít nước, để nhỏ lửa và nấu chín. Khi đậu đỏ đã mềm, cho đường cát trắng vào tiếp tục nấu thêm 15 – 20 phút rồi tắt bếp, cho đậu đỏ ra bát.

*
Ngâm đậu cho mềm
*
Cho đường vào nồi đậu và tiếp tục nấu
Bước 2: Nấu đậu xanh

Đậu xanh bóc vỏ rồi đem ngâm với nước ấm khoảng 45 phút đến 1:30 tiếng để đậu nở mềm.

Đặt nồi lên bếp, cho nước ngập khoảng 1 đốt ngón tay, cho đậu xanh đã ngâm vào nấu đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu thêm 10 – 15 phút cho đến khi đậu chín thì cho 50g đường vào.

Trong thời gian nấu đậu, ta pha 1 thìa bột sắn dây + ½ chén nước, đợi khi đậu xanh chín thì đổ vào nồi, khuấy đều. Hỗn hợp sẽ quyện lại với nhau rồi nấu đến khi nồi đậu xanh sôi trở lại thì tắt bếp, cho đậu ra tô.

*
nấu chè đậu xanh
Bước 3: Làm bột lọc bọc dừa

Bột lọc bọc dừa là phần cấu thành độc đáo của món chè thập cẩm miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

Dừa tươi cắt hạt lựu nhỏ. Cho bột sắn dây và bột nếp cho vào thâu lớn, cùng đường trắng. Nấu ít nước sôi, khi đó đổ vào bát bột năng. Thêm nước từng chút một và trộn đều. Dùng tay nhào nhanh đến khi nào bột thành một khối dẻo, mịn, không dính tay. Chia bột thành từng viên nhỏ, cho dừa tươi đã thái vào bên trong, gói chặt, vo thành những viên tròn.

Nấu nước sôi lên rồi cho lần lượt từng viên trân châu vào nồi. Đun đến khi trân châu chín, chuyển sang màu trong, có thể nhìn thấy phần dừa ở bên trong thì vớt ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra bát.

Bước 4: Làm thạch rau câu

Dùng 750ml nước + 7g bột thạch dẻo cho vào nồi. Thêm bột trà xanh và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.

Khi nấu nồi nước thạch phải khuấy đều và liên tục để thạch không bị dính đáy nồi. Khi nước sôi, cho nước trà xanh + 50g đường vào. Vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước sôi trở lại, đường tan hết thì tắt bếp, cho ra bát. Chúng ta để thạch nguội lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 – 2 tiếng cho đông lại sau đó cắt miếng vừa ăn..

Bước 5: Rang đậu phộng

Cho đậu phộng vào chảo rang giòn rồi tắt bếp. Vo sạch vỏ đậu phộng, và giã nhỏ khoảng 1/3 hạt bình thường.

Bước 6: Hoàn thành món chè thập cẩm

Các bạn cho cho đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, bột lọc dừa, đá bào vào cốc và rưới thêm một chút nước cốt dừa, bên trên rắc đậu phộng rang, dừa tươi nạo là đã có ngay 1 ly chè thập cẩm Quảng Ngãi chuẩn vị rồi.

Đây là món ăn khiến những ai đã thưởng thức phải nhớ mãi không thôi. Nguyên liệu và cách làm cũng khá dễ tìm và đơn giản. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể tự nấu được cho gia đình mình một nồi chè thật ngon.

*
Món chè thập cẩm Quảng Ngãi

Cách nấu chè thập cẩm Huế ngon nhất

Huế được biết đến là một nơi có ẩm thực ngon với nhiều món ăn nổi tiếng và hấp dẫn các thực khách bốn phương. Trong các món ăn vặt nơi đây có món chè thập cẩm đã trở thành món ăn thơm ngon được ưa chuộng bật nhất và hiện diện ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Vị ngon của món chè này sẽ khiến bạn “tương tư” ngay lần thưởng thức đầu tiên.

Nguyên liệu

100 gam đậu đỏ200 gam đậu xanh đã cà vỏ100 gam đậu phộng100 gam bột nếp150 gam bột năng1 trái dừa rám3 -5 chiếc lá dứa200 gam đường100 ml sữa tươi200 ml nước cốt dừa đóng lon3 muỗng canh sữa đặc
*
Nguyên liệu nấu chè Huế

Cách nấu chè thập cẩm cẩm Huế tại nhà

Nhìn chung món chè thập cẩm Huế cũng không quá phức tạp, công thức bên dưới đây để các bạn tham khảo để có thêm trang bị khi thực hiện làm món này:

Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch loại bỏ các hạt lép.Tiến hành cho vào nồi đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu mềm. Thêm vào đậu 50 gam đường cho vừa ăn rồi để đậu nguội.

Bước 2: Đậu xanh rửa sạch lấy những hạt ngon.Cho đậu xanh vào hấp. Đậu khi đã chín mềm, bạn cho ra khây rồi tán nhuyễn mịn. Chia số đậu xanh này thành 2 phần, một phần vo thành từng viên tròn nhỏ cỡ một đốt ngón tay.

Bước 3: Dừa rám bạn chặt ra lấy phần cơm dừa, chia làm hai phần. Một phần bào sợi nhỏ và cắt hạt lựu nhỏ phần còn lại. Nước dừa cho ra bát, để riêng.

Bước 4: Tiến hành nhào bột nếp với một lượng nước vừa đủ để bột không quá ướt cũng không được quá khô, sau đó ta vo bột nếp thành từng viên nhỏ, cho vào nồi luộc chín rồi sau đó vớt ra tô nước lạnh để những viên bột không bi dính vào nhau.

Bước 5: Giờ chúng ta chỉ cần múc từng loại thành phần đã nấu trên vào ly, rắc lên trên một ít đậu phộng rang vàng, dừa nạo, thêm một chút đá bào và thưởng thức món chè thập cẩm Huế thôi nào!

*
Hoàn thành món chè thập cẩm Huế

Cách nấu chè thập cẩm để bán thu hút khách

Nếu như các bạn đang có ý định làm chè thập cẩm để ăn hoặc làm để kinh doanh buôn bán. Hãy theo dõi kĩ công thức cách nấu chè thập cẩm để bán dưới đây để có thêm một cách làm mới.

Nguyên liệu

Khoai lang, khoai môn
Đậu đỏ: 150g
Đậu xanh: 150g
Nước cốt dừa: 150ml
Đường: 300g
Bột sắn dây: 3 thìa canh
Dừa khô
Bột năng, bột rau câu
Bắp ngọt
Cốm

Cách nấu chè thập cẩm ngon để bán

Để có một nồi chè thập cẩm thơm ngon thu hút khách hàng mời các bạn tham khảo cách làm của chúng tôi dưới đây:

Bước 1:

Ngâm đậu xanh và đậu đỏ riêng biệt, ngâm với nước khoảng 2 – 3 tiếng cho đậu mềm. Đổ đậu và nước vào nồi và đun sôi khoảng 30 phút, cho đường vào nồi và tắt bếp. Chú ý: nên nấu riêng 2 loại đậu.

*
thành phẩm chè đậu xanh

Bước 2:

Bắp ngọt bạn dùng dao cắt hạt sau đó chi nước lọc cho vào nồi và đun sôi, cho đường vào và khuấy cho tan hết đường. Đổ bắp vào trong nồi và cho thêm bột năng. Đun tiếp khoảng 15 phút thì cho ra ngoài.

Bước 3:

Cốm rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi sau đó cho đường và bột năng tương tự như đã thực hiện với ngô.

Bước 4:

Nhào bột năng với nước ấm, vo thành những viên nhỏ đều nhau. Nấu sôi nước và thả bột năng vào. Tới khi bột năng trắng trong và nổi lên thì vớt ra cho vào bát.

Bước 5:

Bột rau câu hòa tan với đường cát, nước theo tỷ lệ 200g đường tương đương với 1/2 lít nước. Khuấy đều để các nguyên liệu được tan và hòa vào nhau.

Đun hỗn hợp trên với nước cho đến khi sôi rồi để lửa nhỏ tầm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Cho hỗn hợp ra bát, thêm siro các màu sắc khác nhau để tạo màu sắc hấp dẫn cho thạch. Để nguội và cho vào trong tủ lạnh cho tới khi đông. Sau đó cắt thành những miếng nhỏ.

Xem thêm: Son mamonde creamy tint color balm intense, son mamonde bút chì creamy tint color balm

*
Nấu chín các thành phần chè thập cẩm

Bước 6:

Cho mỗi loại thành phần mỗi thứ một lượng vừa đủ vào ly, thêm nước cốt dừa và dừa khô vào để tăng độ béo của chè thềm vào đá bào là đã có ngay một ly chè thậm cẩm thơm ngon, mát dịu và màu sắc bắt mắt.

*
Cách nấu chè thập cẩm

Qua 3 công thức nấu chè thập cẩm thơm ngon trên mà Ẩm Thực Tự Làm đã chia sẻ thì chúng ta thấy cách nấu làm chè thập cẩm cũng không có gì quá phức tạp đúng không nào ?. Chỉ cần một xíu tỉ mĩ cũng như chịu khó một chút xíu là đã có ngay những nồi chè thập cẩm thơm ngon. Có thể dùng để làm món ăn vặt cho gia đình hoặc bán. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi. Chúc các bạn thành công!