Khi xem bóng đá, cụ thể là World Cup bạn thường nghe mọi người hoặc bình luận viên nhắc đến công nghệ VAR ở một số tình huống trên sân. Tuy nhiên, đây vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ với những người ít khi xem đá bóng. Đừng lo lắng, những câu hỏi như công nghệ VAR là gì? Công nghệ VAR có từ khi nào, được sử dụng ở đâu? sẽ được Sforum giải đáp toàn bộ ở bài viết này.

Bạn đang xem: Công nghệ var trong bóng đá

*
Công nghệ VAR được trang bị tại World Cup

Công nghệ VAR là gì?

Công nghệ VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ sử dụng video để hỗ trợ trọng tài. Công nghệ được sử dụng phổ biến ở các giải đấu bóng đá lớn và hỗ trợ cho trọng tài theo dõi trận đấu để đưa những quyết định chính xác nhất, hạn chế tối đa những trường hợp tranh cãi.

*
Hệ thống VAR được giới thiệu với bóng đá chuyên nghiệp châu Âu tại Bundesliga và Serie A vào đầu mùa giải 2017–18

Số lượng máy quay của VAR phụ thuộc cơ sở hạ tầng của từng giải đấu khác nhau. Tuy nhiên điều kiện tối thiểu là phải có 33 camera hoạt động trong một trận cầu, trong đó sẽ có 4 camera Ultra Slow Motion tốc độ khung hình 120 ảnh mỗi giây và 8 camera Super Slow Motion, những camera còn lại đều phải đạt độ phân giải Ultra HD để mang đến những hình ảnh chi tiết nhất có thể. 33 camera được hoạt động liên tục với đầy đủ mọi góc nhìn, những vị trí thường gây tranh cãi như cầu môn và đường biên được sử dụng camera chuyên dụng.

Công nghệ VAR được coi như một cuộc cách mạng thay đổi thế giới túc cầu. Những video quay chậm từ công nghệ VAR giúp trọng tài có thể phân tính chi tiết mọi tình huống và đưa ra quyết định công tâm nhất.

Công nghệ VAR có từ khi nào?

VAR đã xuất hiện trong những trận cầu đỉnh cao, mang đến tính công bằng trong trận đấu. Tuy nhiên, công nghệ VAR có từ khi nào? Câu trả lời sẽ được Sforum giải đáp:

VAR được IFAB – hay còn gọi là Hiệp hội Bóng đá quốc tế chấp thuận vào năm 2016 và được sử dụng lần đầu tiên tại một giải bóng đá nhà nghề ở Mỹ vào tháng 8 năm 2016.

Giải đấu lớn nhất có sự góp mặt của công nghệ VAR là World Cup 2018 – được FIFA (Liên đoàn Bóng đá thế giới) chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn có một số tranh cãi xảy ra ở những lượt trận của đội tuyển Pháp và Australia. Bên cạnh đó, công nghệ VAR cũng cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi đóng góp trong một số tình huống quan trọng ở cả giải đấu.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem chi tiết hơn về các công nghệ khác tại bài viết “World Cup 2022 ứng dụng công nghệ chất lượng “Khủng” ra nào?”

*
Công nghệ VAR lần đầu tiên được sử dụng tại World Cup 2018

Công nghệ VAR được sử dụng ở những tình huống nào?

Dựa theo quyết định của Liên đoàn Bóng đá thế giới, công nghệ VAR chỉ được hỗ trợ ở những tình huống nhất định. Những tình huống có thể kể đến như: xác định lỗi bàn thắng, phạt trực tiếp (11m) và các lỗi dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp.

Tranh cãi về những bàn thắng

Ở những tình huống ghi bàn nhưng có sự khiếu nại của đội bên kia, công nghệ VAR sẽ được đưa vào để hỗ trợ trọng tài nhìn lại quá trình dẫn đến bàn thắng. Những lỗi nhỏ thường không thể nhìn thấy trực tiếp như việt vị, bóng chạm tay,… đều được camera của VAR ghi lại và phát cho trọng tài. Sau khi xem xét và đánh giá mức độ của những lỗi ấy thì trọng tài sẽ đưa ra quyết định chính xác nhất.

Penalties

Phạt đền là một trong những tình huống công nghệ VAR can thiệp nhiều nhất trong các trận đấu. Những trọng tài thường sử dụng VAR ở một số tình huống nhạy cảm để đưa ra quyết định đúng đắn. Tránh tối đa việc gây tranh cãi của những cầu thủ và người hâm mộ từ hai đội bóng.

Lỗi dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp

Hành vi bạo lực trong bóng đá gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý cầu thủ và phẫn nộ từ phía khán giả. Vì vậy, công nghệ VAR được ra đời với mong muốn hạn chế tối đa những tình huống xấu như thế, đưa ra quyết định xử phạt công tâm. Bên cạnh đó, cũng sẽ có một số luật cụ thể trong các tình huống phạt thẻ đỏ trực tiếp. Công nghệ VAR sẽ chỉ được can thiệp khi trọng tài phạt thẻ đỏ trực tiếp, những tình huống thẻ vàng thứ hai sẽ không được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại này.

*
Trọng tài chính đang xem lại tình huống phạm lỗi trong trận đấu

Những nhận định sai của trọng tài

Trên thực tế, những “vị vua áo đen” không ít lần gây nên sự phẫn nộ bởi các quyết định thiếu chính xác trên sân bóng. Tuy nhiên, VAR đã ra đời để giảm thiểu tối đa các quyết định sai lầm ấy và trọng tại có thể sửa chữa, thay đổi quyết định giúp trận đấu thêm công bằng.

Nhìn chung, công nghệ VAR mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp không ít chỉ trích. Các trận đấu được hỗ trợ bởi VAR có tính công bằng, tuy nhiên một số người lại nhận định thiếu đi cảm xúc của bóng đá. Bên cạnh đó, việc trọng tại phải chạy ra đường biên để xem hình ảnh, video từ VAR khiến trận đấu bị kéo dài, gây mất thời gian. Mặt khác, công nghệ VAR dần dần được chấp thuận, một số người cho rằng đây là sự tiến bộ để mang đến tính công bằng trong thi đấu.

Công nghệ VAR có áp dụng trong World Cup 2022?

Mặc dù có nhiều chỉ trích từ xung quanh nhưng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ VAR trong World Cup 2018. VAR hỗ trợ trọng tài đưa ra quyết định chính xác và còn có thể sửa sai ở một số tình huống (đây là điều ít thấy trước khi có VAR).

Ở những tình huống phạm lỗi, trọng tài sẽ được nhận tính hiệu từ đội ngũ trọng tài VAR qua tai nghe, sau đó “vị vua áo đen” sẽ ra tín hiệu tạm dừng trận đấu để xem xét lại tình huống ấy. Sau khi đã nhận định và nắm bắt được tình huống, trọng tài sẽ đưa ra quyết định của mình.

Chủ tịch FIFA (Liên đoàn Bóng đá thế giới) cho biết “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ này đem tới những tác động tích cực” và ông cũng chia sẻ rằng VAR đã được sử dụng, thử nghiệm khoảng 1000 trận đấu, độ chính xác mà công nghệ này mang đến là 93-99%. Bên cạnh đó, ông Gianni Infantino cũng nhận định VAR phải cải thiện tốc độ phân tích trận đấu để gửi thông tin đến trọng đài một cách nhanh nhất có thể.

VAR là chủ đề gây nên nhiều sự tranh cãi, hao tốn rất nhiều giấy mực của báo giới toàn cầu. Tuy nhiên, ở World Cup 2018, công nghệ VAR đã hỗ trợ 29 tình huống phạt đến. Các tình huống nhạy cảm như việc di chuyển quá sớm của thủ môn khi đá Penalties được VAR phân tích kỹ lưỡng.

*
Công nghệ VAR không chấp thuận bàn thắng trong trận đấu

Công nghệ VAR ở World Cup 2022 có gì mới?

Tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại Qatar, công nghệ VAR được trang bị tối thiểu 42 camera ở tất cả 8 sân vận động và đội ngũ trọng tài VAR có toàn quyền truy cập vào tất cả hệ thống. Trong số 42 camera ấy, có 8 camera sẽ mang vai trò hỗ trợ phát lại các chuyển động một cách siêu chậm để trọng tài có thể nhìn rõ mọi chi tiết, diễn biến trong trận đấu. Đội ngũ VAR sẽ bao gồm 8 người, trong đó có 4 trọng tài mặc áo xanh và 4 thành viên hỗ trợ khác.

*
Trọng tài chính đang xem lại hình ảnh ghi chậm từ VAR tại World Cup 2022

Bên cạnh đó, World Cup 2022 còn sử dụng một số công nghệ hiện đại hơn được thiết kế để cải thiện, hỗ trợ VAR. Đó là công nghệ việt vị bán tự động, lần đầu tiên được triển khai tại World Cup 2022. Công nghệ hiện đại này bao gồm hệ thống giúp theo dõi chính xác vị trí của các cầu thủ, đưa ra minh họa chi tiết để tránh sự tranh cãi đến từ người hâm mộ.

Lời kết

Bài viết này đã giải đáp, nếu rõ tất cả thông tin chi tiết về công nghệ VAR. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về công nghệ hiện đại bậc nhất trong bóng đá, hãy để lại bình luận để cùng Sforum bàn luận nhé. Chúc các bạn có một mùa World Cup 2022 cực kỳ thú vị bên người thân, gia đình.

Trong những trận đấu bóng đá chuyên nghiệp ngày nay công nghệ VAR được áp dụng rất phổ biến. Vậy VAR là gì? Công nghệ VAR hoạt động như thế nào? Nó được áp dụng và ảnh hưởng như thế nào đến các trận bóng đá chuyên nghiệp? Cùng Sport
X
tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Công nghệ VAR là gì?

VAR(Video Assistant Referee)là công nghệhỗ trợ trọng tài bằng video.Công nghệ Var được sử dụng trong bóng đá đểgiúptrọng tài có thể đưa ra các quyết định chính xác nhất trong các tình huống khó xác định, gây tranh cãi thông qua các băng hình được ghi lại.

Công nghệ VAR được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) đã thông qua vào năm 2016. Sau đóđược thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 8/2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ.

*

Công nghệ VAR hỗ trợ trọng tài

Sau quá trình thử nghiệm thành công thì đến năm 2018, lần đầu tiên công nghệ Var được áp dụng chính thức trong một kỳ World Cup. Kể từ đó công nghệ này đã được FIFA áp dụng phổ biến trong các giải đấu quốc tế lớn như EURO, World Cup, Copa America...

Đến thời điểm hiện tại có nhiều giải đấu bóng đá hàng đầu thế giới như Ngoại Hạng Anh (Premier League), Vô địch Tây Ban Nha (La Liga) cũng đã được áp dụng công nghệ VAR.

Công nghệ Var đã thể hiện được vai trò của mình khi giúp các trọng tài đưa racác quyết định quan trọng trong nhiều trận đấu bóng đá chuyên nghiệp của FIFA. Với sự hỗ trợ của công nghệ VAR thì bóng đá hiện đại thế giới được kỳ vọng sẽ mang lại sự công bằngchính xác tuyệt đối.

Camera công nghệ VAR được đặt ở đâu?

Để công nghệ VAR có thể hoạt động hiệu quả thì sẽ cần hệ thống Camera trang bị trên sân bóng đá. Các camera công nghệ VAR sẽ được lắp đặt tại các vị trí hỗ trợ rất nhiều góc quay khác nhau

*

Bố trí camera công nghệ VAR

Tại vòng loại Worldcup 2022 thìhệ thống công nghệ VAR sân Mỹ Đình với 33 chiếc camera với các chủng loại khác nhau. Trong số 33 camera đó thì có tới 8 camera tốc độ cao4 camera có tốc độ siêu cao (120 khung hình / giây). Tất cả camera được sử dụng trong công nghệ VAR đều có chất lượng phân giải hình ảnh Ultra HD (cực kỳ nét).

Công nghệ VARđược sử dụng khi nào?

Theo quy định của FIFA, Công nghệ Var sẽ chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm: Quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắngthẻ đỏ trực tiếp.

1. Bàn thắng gây tranh cãi

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để giúp trọng tài nhìn kỹ lại toàn cảnh quá trình ghi bàn. Nếu phát hiện ngay cả những lỗi nhỏ nhất như sượt tay,kéo áo, tiểu xảo, lỗi việt vị chỉ trong vài cm... thì bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

*

Công nghệ VAR có thể từ chối bàn thắng

2. Phạt đền (Penalties)

Khu vực vòng cấm địalà nơi thường gặp các tình huống dẫn tới phạt đền. Chính vì vậy ở khu vực này thìcông nghệ VAR tỏ ra rất hữu ích và được sử dụng thường xuyên nhất.

*

Công nghệ VAR quyết định Penalty

Một quả phạt đền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cục của một trận đấu bóng đá đỉnh cao. Chính vì vậy việc trọng tài đưa ra quyết định chính xác dưới sự hỗ trợ của VAR sẽ giúp trận đấu công bằng hơn.

3. Thẻ đỏ trực tiếp

Trong các tình huống phạm lỗi với tình huống bóng nhanh, trọng tài không kịp nhìn để có thểquyết định phạt thẻ đỏthì VAR sẽ vào cuộc. Trong một số trường hợp trọng tài chỉ rút thẻ vàng nhưng có sự tư vấn từ tổ VAR thì trọng tài chính sẽ xem xét và có thể thay đổi thẻ phạt của mình.

*

Công nghệ VAR quyết định thẻ đỏ

Tình huống phạt thẻ đỏ trực tiếp sẽ khiến cục diện trận đấu thay đổi rất nhiều. Chính vì vậy công nghệ VAR sẽ được áp dụng trong các tình huống không rõ ràng để mang lại sự công bằng cho các trận đấu.

4. Nhận diện sai lầm của trọng tài

Bóng đá chuyên nghiệp có nhiều tình huống bóng rất tốc độ cao mà các trọng tài chính không thể theo kịp được. Chính vì vậy khi phát hiện có thể có sai lầmtrong nhận định tình huốngthì tổ trọng tài VAR sẽ thông báo cho trọng tài chính.

Sau khi được thông báo từ tổ VAR thì trọng tài chính sẽ quyết định dừng trận đấu tạm thời để sử dụng công nghệ VAR. Trọng tài chính sẽvẽ hình chữ nhật vào khoảng không phía trước nhằm ám chỉ màn hình TV nhỏ đặt phía ngoài sân.

*

Trọng tài sử dụng công nghệ VAR

Tại khu vực đặt màn hình này, vị trọng tài chính sẽ cùng trao đổi với tổ trọng tài VAR và xem kỹ lại tình huống ở nhiều góc quay khác nhau, bao gồm cả các góc quay từ các camera siêu chậm.

Sau khi xem kỹ tình huống một cách kỹ lưỡng và nhiều góc độ thì trọng tài chính phải trực tiếp đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Các tình huống xem xét sai sótcó các hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.

Ưu và nhược điểm của công nghệ VAR

Công nghệ VAR là một bước đột phá của bóng đá thế giới có rất nhiều ưu điểm. Trong đó những ưu điểm quan trọng nhất mà ai cũng thấy được đó là VAR sẽ giúp các trận đấu bóng đá có thể được diễn ra một cách công bằng và chính xác hơn.

Tuy nhiên, công nghệnày cũng có một số nhược điểm, nổi bật nhất là làm gián đoạn cuộc chơi. Công nghệ VAR nhiều khi cũng sẽ làm giảm cảm xúc của một trận đấu khi từ chối những bàn thắng suýt sao.

*

Ưu nhược điểm công nghệ VAR

Công nghệ VAR đang ngày càng được nâng cấp để hạn chế làm gián đoạn trận đấu. Mặc dù chưa hoàn hảo nhưng công nghệ này chắc chắn sẽ mang lại những trận đấu bóng đá công bằng, chính xác nhất.

Công nghệ VARbao nhiêu tiền?

Công nghệ VAR có rất nhiều ưu điểm trong hỗ trợ tổ chức các trận đấu bóng đá đỉnh cao. Tuy nhiên hiện tại công nghệ VAR vẫn chưa thể áp dụng phổ thông tại các giải đấu bóng đá vì chi phí khá cao.

Chi phí sử dụng VAR thường được tính theo mùa giải với ước tính khoảng6,2 triệu USD / Một mùa giải. Theo thống kê tài chính của Manchester United thì một trận đấu có sử dụng VAR tạiNgoại Hạng Anh (Premier League) của họ sẽ phải trả khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương khoảng 300tr VNĐ).

Xem thêm: Máy đóng gáy lò xo kẽm, nhựa đóng lịch, đóng sách, làm, máy đóng sách, máy đóng lò xo

*

Chi phí công nghệ VAR

Như vậy chúng ta có thể thấy chi phí để sử dụng công nghệ VAR là rất cao. Với mức chi phí này thì VAR vẫn là công nghệ khá xa với đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.