Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bạn đang xem: Nước tắm trị rôm sảy cho bé


Rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biến trong mùa hè. Thời tiết nóng, độ ẩm cao làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tạo rôm sảy. Nắng nóng cũng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, các chất bụi bẩn và bã nhờn bám vào cơ thể làm bít tuyến mồ hôi, làm trẻ nổi rôm sảy.


Rôm sảy thường xuất hiện ở những vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện như nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi những có một số trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của trẻ.

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này là do các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa được hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra ngoài. Hiện tượng này thường gặp trong thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi cũng là do chế độ chăm sóc của cha mẹ không đúng cách. Cụ thể như vệ sinh không sạch sẽ hoặc do mặc quần áo quá chật gây bí bách, nóng.

Ngoài ra trẻ bị rôm sảy còn xảy ra trong trường hợp trẻ bị sốt cao gây tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, do cơ thể trẻ vận động với cường độ cao, do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, hoặc do những tác nhân như vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây tắc tuyến mồ hôi.

Biểu hiện của bệnh theo từng loại:

Rôm dạng tinh thể, loại rôm sảy này không có viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi bệnh để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.

Rôm đỏ hay xuất hiện ở thân mình, lưng , vùng quần áo cọ xát vào da. Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này gây khó chịu cho trẻ với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Thể rôm đỏ hay gây biến chứng bội nhiễm hơn cả.

Rôm sâu thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các sẩn 1-3mm, màu nhạt, cứng thường ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở chân tay và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như ở thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Thông thường rôm sảy không phải là những vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ nhưng nó cho thấy cơ thể trẻ đang bị nóng quá và thường khuyến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu. Cha mẹ cần phải có những biện pháp can thiệp để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


2. Điều trị rôm sảy bằng các phương pháp dân gian


Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, cha mẹ nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa nhi hay bác sĩ chuyên da liễu để có chỉ định điều trị thích hợp. Bệnh cạnh đó cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dân gian để tắm cho bé, một số loại lá có chứa chất kháng sinh, giúp sát trùng, kháng khuẩn có thể dùng đun nước cho trẻ tắm trị một số bệnh ngoài da.

Lá chè xanh


tre-bi-rom-say-nen-tam-gi-1
Dùng nước lá chè xanh tắm cho bé giúp làn da của trẻ dịu đi, đồng thời với chức năng kháng khuẩn tốt

Cha mẹ có thể thực hiện như sau: Rửa sạch lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Dùng nước lá chè xanh tắm cho bé giúp làn da của trẻ dịu đi, đồng thời với chức năng kháng khuẩn tốt.

Mướp đắng


tre-bi-rom-say-nen-tam-gi-2
Mướp đắng được xem là bài thuốc chữa rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả.

Cha mẹ có thể thực hiện như sau: giã hoặc xay nhở trái mướp đắng. Cho thêm ít nước lọc vào và lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất rồi hòa vào nước tắm cho trẻ. Tùy vào lượng nước tắm cho trẻ để lấy tỷ lệ quả mướp đắng. Thông thường cha mẹ dùng 2 quả/lần.

Lá kinh giới


tre-bi-rom-say-nen-tam-gi-3
Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da.

Cách dùng như sau: Rửa sạch lá kinh giới và lá đậu ván để cho vào nồi đun nước tắm cho bé hàng ngày.

Lá khế


tre-bi-rom-say-nen-tam-gi-4
Khế có vị chua, có tác dụng tán nhiệt giải độc, được dùng để chữa trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng...

Khế có vị chua, có tác dụng tán nhiệt giải độc, được dùng để chữa trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng...

Cha mẹ có thể lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần gân xương thừa của lá sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn pha cùng với nước lạnh theo tỷ lệ vừa phải để đảm bảo nhiệt độ nước ấm thích hợp để tắm cho trẻ.

Lá tía tô


tre-bi-rom-say-nen-tam-gi-5
Lá tía tô cũng thường được sử dụng để điều trị rôm sảy cho bé

Các mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm lại hoặc lau bằng nước ấm cho trẻ.

Lá dâu tằm


Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt

Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt. Các mẹ có thể thực hiện như sau: Lá dâu tằm sau khi đem về, ngâm với nước muối rồi rửa sạch để loại bỏ những thành phần bụi bẩn. Sau đó, cho tất cả lá vào trong một túi vải lớn bỏ vào nồi đổ đầy nước. Đợi nước sôi thì tắt bếp để tầm 15 phút cho nước chuyển thành dạng ấm hoặc pha loãng với nước lạnh rồi tắm cho trẻ


3. Lưu ý khi trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian


Nhưng ở trẻ có làn da nhạy cảm hoặc có tiền căn dị ứng thì bất cứ thứ gì tiếp xúc với da trẻ cũng nên thử trước, nếu như vài giờ sau khi thử trước ở một vùng cánh tay không thấy dị ứng, nổi đỏ thì các mẹ có thể sử dụng cho trẻ. Cùng với đó các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

Các mẹ cần phải xác định được trẻ thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không để có thể lựa chọn được loại lá phù hợp để tắm.Dù dùng bất kỳ loại lá nào để tắm cho trẻ cha mẹ cũng phải đảm bảo phải ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím thật sạch trước khi xay, giã hoặc đun nấu. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn thế nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da của trẻ.Cần tắm cho trẻ bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấm kháng sinh tự nhiên.Sau khi tắm xong,cha mẹ nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn.Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm của con, điều này có thể làm trẻ bị xót, dễ làm kích ứng da của con hơn. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da con, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng da.Không tắm nước lá cho trẻ khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng, nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

4. Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ không mùa nắng nóng


Phòng ngừa trên nguyên tắc là cho cơ thể mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da.

Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, thấm mồ hôi.Thường xuyên tắm cho trẻ giúp cơ thể sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bít kín.Dùng phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát.Uống đủ nước, nếu có thể chọn các loại nước thanh nhiệt như: nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen...

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý che chắn cho trẻ bằng mũ, nón khi đi ra ngoài, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên bổ sung thêm các các thực phẩm thanh nhiệt như cam, quýt, chè đỗ đen, đỗ đỏ, bột sắn dây, nước rau má...Trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Tác giả
Tham vấn y khoa
Thời gian đăng
Thời gian sửa
gdtxdaknong.edu.vn duoc si Dược sĩ Cao Thị Thanh 1 Tháng Chín, 2020 16 Tháng Tư, 2022

Tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá thảo dược là phương pháp lành tính và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá để an toàn và khỏi nhanh nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là danh sách 10 lá tắm trị rôm sảy tốt nhất được gợi ý từ Chuyên gia Nhi khoa, mẹ tham khảo để chọn loại lá tắm phù hợp nhất với con.

1. Mẹ cần hiểu bệnh trước khi chọn lá tắm cho bé bị rôm sảy

*
Rôm sảy ở trẻ em là tình trạng phát ban da, da bé xuất hiện mụn nhỏ, mụn kê thành từng đám

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh là da bé xuất hiện mụn nhỏ, mụn kê thành từng đám. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy chủ yếu do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, lỗ chân lông dễ bị bít tắc vì 3 nguyên nhân sau:

Trẻ ra nhiều mồ hôi: Trẻ nằm nhiều, mẹ có thói quen quấn chăn hoặc mặc quần áo kín gây bí bách tiết ra nhiều mồ hôi.Vi khuẩn ngoài da phát triển mạnh, bài tiết nhiều chất nhờn cũng gây tắc ngẽn lỗ chân lông.Bé nóng trong, sốt hay trẻ hoạt động nhiều làm cơ thể phải đổ mồ hôi để giải nhiệt, từ đó da bít bí gây rôm sảy.

Để biết bé bị rôm sảy tắm lá gì, trước tiên mẹ nên biết các hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn để nhận biết tình trạng bệnh. Sau đó là loại bỏ những nguyên nhân trên. Mẹ có thể sử dụng nước tắm lá có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng tuyến mồ hôi giúp giảm tình trạng rôm sảy. Ngoài ra, một số lá còn có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, giảm nhiễm trùng giúp bảo vệ và tăng đề kháng cho da.

2. Top 10+ loại lá tắm cho trẻ bị rôm sảy

Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy việc lựa chọn lá tắm trị rôm sảy phải cẩn thận. Mẹ cần tuân theo những tiêu chí chọn lá tắm sau đây:

Lá có tính mát giúp làm dịu, làm mát da bởi rôm sảy do nóng bức gây ra.Lá có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, sát trùng.Nguồn gốc an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu, không chứa chất bảo quản.

Dưới đây là 10 lá tắm an toàn và hiệu quả trong điều trị rôm sảy được gợi ý từ Chuyên gia Dr.Papie. Mẹ đọc để nắm rõ tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ.

2.1. Tắm cỏ mần trầu hết rôm sảy

*
Cỏ mần trầu là loại cỏ phổ biến nước ta thường được các mẹ sử dụng để trị rôm sảy cho con

Thành phần của cỏ mần trầu chứa muối nitrat, flavonoid, beta palmitoyl và sitosterol… có tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm dịu da khi bị rôm sảy.

Cách chuẩn bị: Đun sôi 2 nắm lá cỏ mần trầu (300g) trong 10 phút với 2 lít nước sạch.Chắt bỏ bã và pha với 5 lít nước trắng.Cách tắm cho trẻ: Dùng nước cỏ mần trầu tắm rửa vùng da bị rôm sảy. Lau khô bằng khăn mềm, không tráng lại với nước.Thực hiện tắm lá cỏ mần trầu cho bé 1 lần 1 ngày.

2.2. Tắm lá trà Shan tuyết

*
Lá trà Shan tuyết có tác dụng làm sạch, kháng viêm, giúp vết rôm sảy nhanh lành

Trà Shan tuyết chứ nhiều thành phần có công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, làm dịu da như: Tanin, flavonoid, kháng sinh thực vật… Tắm cho trẻ bằng lá trà Shan tuyết giúp làm sạch, kháng viêm, nâng cao đề kháng, giúp vết rôm sảy nhanh lành.

Cách chuẩn bị: Rửa sạch 300g lá trà Shan tuyết tươi rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút.Chắt bỏ bã và pha loãng với 5 lít nước.Cách tắm cho trẻ:Tắm rửa nhẹ nhàng khu vực rôm sảy bằng nước trà Shan tuyết sau đó dùng khăn mềm thấm khô (không cần tráng lại bằng nước).Dùng 1-2 lần/ngày. Sau 2-4 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện rõ rệt.

2.3. Tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng lá kinh giới

*
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp rôm sảy nhanh khỏi

Kinh giới chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch sâu, giảm ngứa, giảm mụn nhọt, rôm sảy.

Cách chuẩn bị:Thái nhỏ 2 nắm lá kinh giới (300g) rồi đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.Chắt bỏ bã, lấy nước pha cùng 5 lít nước sạch.Cách tắm cho trẻ:Dùng nước kinh giới tắm rửa cho bé, đặc biệt chú ý vùng lưng, cổ, mông, trán. Lau khô và không cần tráng lại bằng nước.Thực hiện 1 lần/ngày.

2.4. Tắm lá chè xanh (trà xanh)

*
Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm, nhiễm khi bé bị rôm sảy

Chè xanh giúp làm thanh nhiệt, làm mát làm dịu vết rôm đồng thời kháng khuẩn, bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây viêm, rôm nặng hơn.

Cách chuẩn bị: Dùng 2 nắm lá chè xanh tươi đun cùng 2 lít nước. Để sôi 10 phút.Chắt lấy nước cốt, pha với 5 lít nước sạch.Cách tắm cho trẻ:Tắm và vệ sinh kĩ những vùng da dễ nổi rôm như lưng, cổ, trán, ngực, mông. Sau đó dùng khăn thấm khô người bé, không cần tráng lại bằng nước.Thực hiện 1 lần/ngày.

2.5. Tắm lá khế

*
Lá khế có tác dụng giải nhiệt rất nhanh và làm sạch hiệu quả, thích hợp dùng điều trị mụn nhọt, ngứa, rôm sảy

Lá khế có tác dụng tán nhiệt độc, giải nhiệt rất nhanh và làm sạch hiệu quả, thích hợp dùng điều trị mụn nhọt, ngứa, rôm sảy.

Cách chuẩn bị: Dùng khoảng 300g lá khế tươi, rửa sạch, giã nát.Lọc bỏ bã lấy phần nước xanh đậm. Pha với 5 lít nước ấm.Cách tắm cho trẻ: Tắm rửa và mát xa cho bé. Mẹ chú ý hơn những phần da nổi rôm. Dùng khăn mềm, sạch lau khô người, không cần tráng lại bằng nước.Thực hiện 1 lần/ngày.

2.6. Tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá sài đất

*
Sài đất có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị rôm sảy

Lá sài đất có tính mát được dùng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát và thông thoáng da, giúp chữa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Cách chuẩn bị: Dùng 300g lá sài đất tươi. Rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt.Pha nước cốt sài đất cùng 5 lít nước ấm.Cách tắm cho trẻ: Tắm rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng rôm sảy. Dùng khăn mềm sạch lau khô người và không tráng lại bằng nước thường.Thực hiện 1 lần/ngày.

2.7. Tắm hết rôm sảy với lá trầu không

*
Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị rôm sảy

Trầu không chứa nhiều vitamin giúp cân bằng độ ẩm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích da khi bị rôm. Bên cạnh đó, trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vùng rôm, ngăn chặn nhiễm trùng do rôm.

Cách chuẩn bị: Rửa sạch 10 lá trầu không to bằng bàn tay, đun cùng 2 lít nước, sôi trong 10 phút.Chắt lấy nước rồi pha cùng 5 lít nước ấm.Cách tắm cho trẻ: Tắm rửa toàn thân cho bé, tắm kỹ hơn ở những vùng da nhiều mồ hôi như lưng, cổ, mông. Không cần tráng lại bằng nước, dùng khăn lau khô người bé.Thực hiện 1 lần/ngày

2.8. Tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng lá dâu tằm

*
Dâu tằm có tác dụng làm sạch da, thanh nhiệt, thông thoáng lỗ chân lông giúp hỗ trợ điều trị rôm sảy hiệu quả

Dâu tằm có tác dụng làm sạch da, thanh nhiệt, thông thoáng lỗ chân lông đồng thời thúc đẩy tái dạo da mới hiệu quả trong điều trị rôm sảy.

Cách chuẩn bị: Rửa sạch 200g lá dâu tằm, cho lá vào một túi vải và đun sôi cùng 5 lít nước trong 2-3 phút.Để nước nguội còn âm ấm.Cách tắm cho trẻ: Dùng nước dâu tằm tắm rửa cho bé, thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Sau đó cần tắm lại bằng nước ấm cho bé để loại bỏ lượng bột của lá dâu trên da, tránh nhiễm khuẩn da.Thực hiện 1 lần/ngày, liên thục 3 – 5 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện.

2.9. Lá tía tô

*
Tía tô có tác dụng hạ nhiệt, làm mát da cho trẻ bị rôm sảy

Trị rôm sảy bằng tía tô rất được các bà mẹ tin tưởng do tía tô có công dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Vì vậy, dùng nước lá tía tô tắm cho bé giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bí bách khi trẻ bị rôm sảy.

Cách chuẩn bị: Mẹ dùng 300g lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.Pha loãng cùng với 5 lít nước ấm.Cách tắm cho trẻ: Tắm rửa cả người cho bé bằng nước tía tô. Mẹ chú ý kĩ phần lưng, cổ, mông. Không tráng lại bằng nước và dùng khăn mềm lau khô người bé.Thực hiện 1 lần/ngày.

2.10. Tắm cho trẻ rôm sảy với mướp đắng

*
Cần chờ nước mướp đắng sôi từ 5 – 10 phút để thu được hàm lượng dược chất lớn nhất trong nước tắm

Mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu da, thanh nhiệt, cải thiện các triệu chứng ngứa, bí bách do rôm sảy.

Cách chuẩn bị: 4 – 5 quả mướp đắng tươi, còn non. Rửa sạch, bỏ hạt, thái lát. Đun cùng với 2 lít nước sôi trong 10 phút.Gạn lấy nước và pha thêm với 5 lít nước ấm.Cách tắm cho trẻ: Tắm và mát xa toàn bộ cơ thể bé bằng nước mướp đắng. Lau khô người và không tráng lại bằng nước.Thực hiện 1 lần/ngày.

3. Lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy cho trẻ

Dùng lá tắm cho trẻ để trị rôm sảy là phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên da trẻ rất nhạy cảm, dùng lá tắm sai cách có thể làm da kích ứng hoặc rôm nặng hơn.

Dưới đây là lời khuyên đến từ chuyên gia Nhi khoa mẹ cần chú ý:

Không dùng lá tắm cho trẻ trong trường hợp vết rôm có mụn mủ, lở loét, chảy nước, sưng đau.Sơ chế lá cẩn thận, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, bào tử nấm, vi khuẩn.Khi tắm cần mát xa nhẹ nhàng, đặc biệt những vùng da có rôm sảy, tránh làm vỡ mụn nước hay trầy xước da.Tắm cho trẻ bằng nước ấm (35 – 38 độ C) để có hiệu quả tốt nhất.Nên tắm trong khoảng 7 – 10 phút, không tắm cho trẻ quá lâu, bé có thể bị cảm lạnh.

Nhược điểm của của lá tắm tự nấu:

Khó tìm được lá tắm sạch, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản. Quá trình thực hiển không đảm bảo vệ sinh: Tự nấu lá khó loại bỏ hết lông tơ, cặn, bột lá, có thể gây kích ứng da hoặc bít tắc lỗ chân lông.Đun lá tắm ở nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả của dược liệu, khó kiểm soát nồng độ dược chất trong nước tắm.Tốn thời gian: Nấu nước lá cầu kì, nước lá tự nấu không bảo quản được lâu nên tốn thời gian chuẩn bị.

4. Dùng nước tắm lá thảo dược chuyên dụng cho trẻ bị rôm sảy

Nấu nước lá tắm cho bé mang lại hiệu quả trị rôm sảy tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm khó khắc phục. Để tiết kiệm thời gian, mẹ bỉm có xu hướng sử dụng các loại nước tắm chuyên dụng trị rôm sảy cho bé.

*
Có thể sử dụng nước tắm thảo dược dịu nhẹ cho trẻ, thay thế cho việc sử dụng các loại lá tắm thô

Nước tắm lá thảo dược Dr.Papie được nhiều mẹ lựa chọn vì sự tiện dụng, độ an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với nước lá thông thường:

Tác dụng trị rôm hiệu quả:Nước tắm chứa nhiều “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da do rôm sảy.Thành phần giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như: tanin, EGCG,… có tác dụng nuôi dưỡng, tăng cường cơ chế tự bảo vệ da, tái tạo da, giúp vùng rôm nhanh lành.An toàn với trẻ sơ sinh:Chiết suất 100% từ thảo dược tự nhiên: Trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới, trầu không, mướp đắng, sài đất… đạt chuẩn hữu cơ Châu Âu và được bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.Không có lông tơ và thành phần gây kích ứng da trẻ nhờ công nghệ lọc li tâm và lọc qua màng lọc hiện đại.Không chứa chất tẩy rửa, chất hóa học, hương liệu.Tiết kiệm thời gian với 3 bước tắm đơn giản:Bước 1: Pha theo tỉ lệ 2,5ml Dr.Papie và 5 lít nước ấm.Bước 2: Tắm cho bé.Bước 3: Lau khô bằng khăn mềm, không cần tráng lại bằng nước.

Sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie 1 lần 1 ngày, liên tục khoảng 3 – 5 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện rõ rệt.

5. 4 biện pháp chăm sóc kèm theo khi tắm lá cho trẻ bị rôm sảy

*
Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ là cách đơn giản mang lại hiệu quả cao khi điều trị rôm sảy cho trẻ

Chữa rôm sảy tại nhà, bên cạnh việc tắm lá, chăm sóc bé đúng cách góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục da, giảm thời gian và tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là 4 biện pháp chăm sóc kèm theo tắm lá mẹ cần lưu nhớ:

Giữ không gian sống thoáng mát: Mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho phòng ngủ của bé thông thoáng, có thể bật điều hòa hoặc quạt thông khí để tránh bí bách.Tránh để bé ra mồ hôi nhiều: Giảm mồ hôi giúp vùng rôm sảy tự phục hồi nhanh hơn. Mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng vừa phải, ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Đồng thời tránh những hoạt động chạy nhảy nô đùa, tránh nơi đông người.Chườm đá làm mát da: Làm mát giúp giảm cảm giác bứt rứt, bí bách da khi bị rôm sảy. Mẹ dùng khăn thấm nước mát, vắt khô và chường lên vùng rôm cho bé.

Xem thêm: Mách Mẹ 15 Cách Thông Tia Sữa Bị Tắc Tia Sữa Nổi Cục, Cách Chữa Tắc Tia Sữa Nổi Cục

Dùng nước lá tắm cho bé là một trong những phương pháp trị rôm sảy an toàn, lành tính và tương đối hiệu quả. Nếu mẹ nấu nước và tắm đúng cách, vùng rôm sẽ lặn sau 3 – 5 ngày mà không để lại biến chứng.