Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên khá quen thuộc đối với chúng ta, mặc dù không được trực tiếp nhìn thấy nhưng ít nhất 1 lần chúng ta được xem hình ảnh, tin tức về hiện tượng này. Tuy nhiên bạn có biết rằng mỗi ngọn núi lửa khác nhau sẽ có cấu tạo và cách phun trào riêng biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu núi lửa là gì những như những kiến thức xoay quanh hiện tượng này nhé!

*
Hiện tượng núi lửa là gì?

Núi lửa là gì?

Núi lửa (volcano) là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài.

Bạn đang xem: Núi lửa là gì? tất cả những thông tin cần biết về núi lửa

Trên thực tế, lớp vỏ trái đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, càng sâu bên trong càng nóng và mềm. Núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước.

Theo thống kê, ngọn núi lửa lớn nhất thế giới có tên Mauna Loa, nằm ở tiểu bang ở tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Tên Mauna Loa có nghĩa là “ngọn núi dài” đã nói lên phần nào kích thước của nó. Dãy núi chiếm tới ½ diện tích quần đảo Hawaii, và là địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai ưa mạo hiểm. Tính từ năm 1843, ngọn núi lửa đã phun trào 33 lần, và lần cuối cùng là vào năm 1984. Nham thạch và khói bụi mà ngọn núi này tạo ra đã bao phủ phần lớn dân cư của bang.

*
Núi lửa phun trào

Cấu tạo một ngọn núi lửa

Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh. Qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi này. Vật chất thoát ra và tụ lại bên hông núi lửa, chồng thành nhiều lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, những lớp này ngày càng dày tạo thành hình dạng của núi lửa mà chúng ta thường thấy.

Bên dưới núi lửa là một túi đá nóng gọi là lò dung nham. Dung nham nóng chảy phải đi qua họng núi lửa mới đến miệng và phun ra ngoài.

Sản phẩm phun trào của núi lửa là gì

Sản phẩm phun trào của núi lửa được gọi là dung nham. Dung nham được chia thành 4 nhóm, dựa trên tỷ lệ Silica có trong đó:

Felsic: chứa lượng lớn silica (>63%) vớ khả năng phun trào mạnh.Trung gian: chứa 52–63% silica.Mafic: lượng silica trong magma nằm trong khoảng 45–52%.Ultramafic: Magma phun trào chứa ≤45% silica.
*
Dung nham núi lửa là gì

Các dạng núi lửa

Chúng ta thường quen thuộc với hình ảnh núi lửa hình nón, tuy nhiên đây chỉ là một trong những dạng núi lửa trên trái đất hiện hay.

Vết nứt núi lửa

Vết nứt núi lửa (núi lửa khe nứt hay phun trào khe nứt) là những khe nứt bằng và thẳng kéo dài trong đá ở bề mặt trái đất. Các vụ phun trào khe nứt thường sẽ xảy ra ở dãy giữa đại dương.

Núi lửa hình khiên

Giống như tên gọi của mình, núi lửa hình khiên có dạng giống cái khiên, được hình thành từ sự phun trào dung nham có độ nhớt thấp. Thông thường, núi lửa hình khiên thường không nổ lớn khi phun trào, do dung nham ít nhớt có chứa ít Silica.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp núi lửa hình khiên tại khu vực biển, và dãy Mauna Loa là một ví dụ điển hình.

*
Nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì

Vòm dung nham

Vòm dung nham được hình thành từ dung nham có độ nhớt cao và chảy chậm, đôi khi còn xuất hiện trong miệng núi lửa của một vụ phun trào đã xảy ra trước đó.

Giống như trương trường hợp của ngọn núi Núi St. Helens hình thành từ đỉnh Lassen. Tương tự núi lửa dạng tầng, vòm dung nham có khả năng tạo nên những vụ phun trào mạnh nhưng dung nham lại không bắn xa khỏi lỗ phun.

Núi lửa vòm ẩn

Vòm ẩn được hình thành từ dung nham nhớt, bị đẩy lên khiến bề mặt bị phình to lên so với địa hình xung quanh. Như trong vụ núi lửa St. Helens phun trào năm 1980, dung nham dưới bề mặt ngọn núi tạo nên một chỗ phồng, sau đó trượt xuống sườn bắc của ngọn núi.

*
Ảnh hưởng của núi lửa là gì

Núi lửa dạng tầng

Núi lửa dạng tầng (còn gọi là núi lửa hỗn hợp) là những ngọn núi cao hình nón, hình thành từ nhiều lớp dung nham khác nhau. Chúng bao gồm nhiều cấu trúc khác nhau tạo nên.

Núi lửa dạng tầng có than xỉ và tro chồng lên nhau do quá trình phun trào lặp đi lặp lại. Theo nghiên cứu, tro từ các núi lửa dạng tầng vô cùng nguy hiểm, bởi khả năng phun trào mạnh mẽ, tàn phá lớn môi trường sông xung quanh. Các mạt vụn mà núi lửa tạo nên được gọi là bom núi lửa, có thể dài tới 1,2m và nặng tới vài tấn. Bên cạnh đó, núi lửa dạng tầng cũng dốc hơn núi lửa hình khiên, với độ dốc khoảng 30-35°.

Siêu núi lửa

Siêu núi lửa thường có hõm chảo lớn và sức phá hủy diện rộng, thậm chí có khả năng phá hủy cả 1 lục địa. Những ngọn núi lửa này có khả năng làm tăng nhiệt độ trái đất một cách nhanh chóng do lượng lớn lưu huỳnh và tro phóng ra khí quyển.

Một số siêu núi lửa điển hình được ghi lại bao gồm hõm chảo Valles tại New Mexico, hõm chảo Yellowstone trong Vườn quốc gia Yellowstone hồ Taupo tại New Zealand và miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania.

*
Sự phun trào núi lửa là gì

Núi lửa dưới nước

Núi lửa dưới nước hay núi lửa ngầm thường xuất hiện ở mặt đáy biển. Núi lửa ngầm phun trào gây ra những địa chấn và âm thanh kỳ lạ kéo dài.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi núi lửa là gì, cùng những kiến thức thú vị xoay quanh hiện tượng tự nhiên này. Mong rằng bạn đọc có những giây phút học tập vui vẻ tại đây, đón xem những bài viết tiếp theo tại maybomruaxe.net  để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Núi lửa là một khe hở trên vỏ Trái đất cho phép đá nóng chảy khí và các mảnh vụn thoát ra khỏi bề mặt. Trong khi núi lửa phun trào, dung nham và các mảnh vụn khác có thể bay với tốc độ lên tới 100 dặm một giờ, phá hủy mọi thứ trên đường đi của chúng. Tro núi lửa có thể di chuyển hàng trăm dặm và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


*

Hiện tại có 161 núi lửa có thể đang hoạt động ở Hoa Kỳ. Alaska, Hawaii, California và Oregon có nhiều núi lửa hoạt động nhất, nhưng các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác cũng có núi lửa đang hoạt động.


Một vụ phun trào núi lửa có thể:

Làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước.Làm hỏng máy móc.Làm giảm tầm nhìn do khói bụi và khí độc hại vốn có thể đe dọa các khu vực trũng thấp.Gây khó thở và kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng.

NU QUÝ V ĐANG TRONG KHU VC CNH BÁO NÚI LA:

Để ý nghe thông tin và cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp.Làm theo lệnh sơ tán hoặc trú ẩn. Nếu được khuyến cáo sơ tán, hãy sơ tán sớm.Giảm tiếp xúc với tro bụi bằng cách làm những điều sau:Hạn chế thời gian ở bên ngoài và sử dụng khẩu trang chống bụi hay khẩu trang vải như phương án cuối cùng nếu quý vị buộc phải ra ngoài.Tránh các khu vực xuôi chiều gió và thung lũng sông ở hạ lưu so với núi lửa.Trú ẩn tạm thời tránh tro bụi núi lửa ngay tại chỗ quý vị đang ở.Che các lỗ thông hơi và đóng kín cửa và cửa sổ.Tránh lái xe trong điều kiện tro bụi nhiều. Nếu quý vị buộc phải lái xe, hãy đóng kín cửa sổ và không sử dụng hệ thống điều hòa không khí.Không leo lên mái nhà để gạt tro bụi.Ở trong nhà cho đến khi cơ quan chức năng cho biết là có thể ra ngoài an toàn.

Chuẩn bị NGAY BÂY GIỜ


*

Biết nguy cơ phun trào núi lửa của khu vực quý vị.Hỏi bác sĩ của quý vị nếu quý vị hiện có khó khăn về hô hấp.Có kế hoạch trú ẩn tại chỗ nếu nguy cơ lớn nhất của quý vị đến từ tro bụi.Giữ các giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn. Tạo các bản sao điện tử được bảo vệ bằng mật khẩu.Tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm chủ nhà của quý vị đài thọ cho những gì khi núi lửa phun trào.
*

Lắng nghe các cảnh báo. Volcano Notification Service cung cấp thông tin cập nhật về các đợt phun trào.Tuân theo các lệnh sơ tán từ cơ quan chức năng địa phương. Sơ tán sớm.Tránh các khu vực xuôi chiều gió, và thung lũng sông ở hạ lưu so với núi lửa. Sỏi đá và tro bụi sẽ bay theo gió và lăn theo lực hấp dẫn.Trú ẩn tạm thời tránh tro bụi núi lửa ngay tại chỗ quý vị đang ở, nếu quý vị có đủ đồ dùng. Che các lỗ thông hơi và đóng kín cửa và cửa sổ.Nếu quý vị ở bên ngoài, hãy bảo vệ bản thân khỏi tro bụi rơi xuống có thể khiến kích ứng da và gây tổn thương đường thở, mắt và vết thương hở. Sử dụng khẩu trang vừa vặn, có chứng nhận, chẳng hạn như N95.Tránh lái xe trong điều kiện tro bụi rơi nhiều.

Xem thêm: Tổng Hợp 101 Bài Toán Tư Duy Lớp 1 Năm 2022, Toán Lớp 1, Đề Thi Toán 1


*

Lắng nghe cơ quan chức năng để biết được khi nào có thể trở lại an toàn sau đợt phun trào núi lửa. Ở trong nhà cho đến khi cơ quan chức năng cho biết là có thể ra ngoài an toàn.Gửi tin nhắn hoặc sử dụng mạng xã hội để liên lạc với gia đình và bạn bè. Các hệ thống điện thoại thường bận sau một thảm họa. Chỉ gọi các cuộc gọi khẩn cấp.Tránh lái xe trong điều kiện tro bụi nhiều. Việc lái xe sẽ xới tro bụi núi lửa lên và điều này có thể làm tắc nghẽn động cơ và khiến xe bị chết máy.Tránh tiếp xúc với tro bụi nếu quý vị có các vấn đề về hô hấp. Người bị bệnh hen suyễn và/hoặc các tình trạng bệnh khác về phổi cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở các khu vực có chất lượng không khí kém, vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.Không leo lên mái nhà để gạt tro bụi trừ khi quý vị được hướng dẫn hoặc tập huấn. Nếu quý vị buộc phải gạt tro bụi, hãy tuyệt đối cẩn thận vì tro bụi khiến các bề mặt trở nên trơn trượt. Hãy cẩn thận để không đè nặng thêm lên một mái nhà vốn đã bị quá tải.Mặc đồ bảo vệ và đeo khẩu trang khi dọn dẹp. Trẻ em không nên giúp dọn dẹp.