Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

Bạn đang xem: Vãng sanh tây phương cực lạc


> Bồ tát Địa Tạng độ người vãng sanh

Muốn được vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.

TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.

HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.

NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.

Muốn được vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.

Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.

Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.

Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.

Tin nhân: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.

Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.

Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.

Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.

Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.

Sự và lý viên dung không tách biệt. Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành.

Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh.

HẠNH: Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp.

Kế đây là bài dịch ý của mấy vần thơ mà Tổ Đức Nhuận đã bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.

Xét ra niệm Phật dễ mà không Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn Dầu cho bể cổ vẫn là không

Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm thì tai phải nghe, tâm phải chú ý nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ý phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiêng mới có hiệu quả.

Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng sao niệm hoài mà không thấy gì hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v… thì thiệt là một điều oan uổng và đáng tiếc!

Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng tôi xin nêu ra đây những bí quyết thành công của Ngài Giác Minh Diệu Hạnh đã dạy mà Thượng Tọa Trí Tịnh đã lược giải trong quyển “Đường về Cực-Lạc”:


Ðiều kiện thứ nhứt, trong lúc niệm, phải rành rẽ rõ ràng.

Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo, mù mờ. Rõ ràng, là tiếng nói rõ ràng, không trại tiếng.

Ðiều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.

Ðiều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với đức Từ Phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.

Ðiều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự; nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp thâu lại.

Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.

Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất. Trong quyển Niệm Phật Luận ngài Đàm Hư Đại lão Pháp sư đã nói:

Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. Vì:

1/ Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.

2/ Tai nghe tiếng niệm của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.

3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm thì tỷ căn thanh tịnh.

4/ Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.

5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.

6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.

NGUYỆN: Nguyện phải cho thiết tha, cho quyết định.

Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.

Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.

Hoặc những vị kém trí nhớ hằng ngày phát nguyện TRÌ-DANH NIỆM-PHẬT – Niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn cũng niệm, làm việc cũng niệm, cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả (nhớ những lúc này niệm thầm, vì niệm lớn sanh tội bất kính).

Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.

Xem thêm: 4Kg Sừng Tê Giác Bao Nhiêu Tiền, Sừng Tê Giác

Trích từ: An Dưỡng Tập và Phật-Học phổ-thông

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên khảo từ nhiều tác giả khác


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo philợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vàosự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên gópmột lần hoặc hàng tháng.

Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ kẻ xuất gia đến người tại gia cư sĩ muốn mong cầu đoạn trừ sanh tử chứng quả Niết Bàn ở thời đại mạt pháp này. Vậy nên niệm Phật mà chỉ mong cầu chút ít phước báo ở cõi trời hoặc cõi người; hay niệm Phật mà mong cầu chuyển thế làm vị cao tăng đều là phí công chưa đúng mức của sự niệm Phật, mà, cũng không hợp với bản nguyện độ sanh của chư Phật. Hành giả phải một lòng phát đại hùng tâm; tín, hạnh, nguyện đầy đủ mong quyết xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm đời này ở thế giới Ta Bà mà cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc

*


Hầu hết Bắc Tông Phật giáo bao gồm tu sĩ và cư sĩ hằng ngày đều niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" ít nhất là trong lúc chào hỏi gặp nhau. Điều này cho thấy là pháp môn Tịnh Độ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Phật tử. Tuy hầu hết đều biết niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" nhưng không biết mục đích của sự niệm Phật nên thường hay rơi vào những trường hợp như sau: + Nhiều tín đồ thường xuyên đi chùa lễ Phật, thấy bạn bè niệm Phật, ham vui tự mình cũng gia nhập theo hàng ngũ để niệm Phật tụng kinh, nhưng không rõ niệm Phật để làm gì. Tuy rằng sự tu niệm nầy cũng có mang lại một ít phước đức, nhưng không phải là sự mong cầu Phật đạo. + Có người niệm Phật là để cầu cho con cháu sung túc, đoàn tụ gia đình, làm ăn phát đạt, sức khỏe đầy đủ, buôn bán nhiều lợi lộc, phát tài trúng số... điều này cũng tốt nhưng không hợp với sự mong cầu giải thoát. + Có người vì đời sống khổ sở, tình cảm đau khổ, buồn chán, gặp điều không vừa ý, diện mạo xấu xa; phát tâm niệm Phật mong cầu hết khổ đời nầy, đời sau sanh làm người xinh đẹp, tiền của giàu có không bị người khinh chê... như vậy không hợp với sự liễu sanh thoát tử của nhà Phật, và cũng không hợp với bản nguyện của chư Phật ra đời. + Lại có người nhận thấy sự đau khổ của cuộc đời mà Phát tâm niệm Phật để cầu sanh lên các cõi Trời được hưởng phước lạc an vui, niệm như thế cũng không phải là người chân chánh niệm Phật, chưa đúng với pháp môn Tịnh Độ. + Hoặc có người niệm Phật mong bỏ thân này chuyển lại kiếp sau gặp được Phật pháp xuất gia tu học, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc chúng sanh; niệm Phật như vậy cũng chưa gọi là đầy đủ trí lực trong lúc niệm Phật. Vì sao? Vì khi chuyển thế đầu thai, tuy rằng có gặp Phật pháp, xuất gia tu học, nhưng không chắc chắn là kiếp đó mình có thể chứng được đạo, dù rằng túc duyên đầy đủ thiện nghiệp có thừa, có thể ngộ được đạo; nhưng chưa chứng thì con đường sanh tử vẫn còn nên sự mê mờ e rằng khó thoát. Giống như Giám Không đại sư đời Đường, hoặc Viên Quán đại sư, Pháp Vân đại sư, Hải Ấn đại sư, Mạt Sơn đại sư, Giới Diễn thiền sư... các vị này chuyển thế đầu thai kiếp thứ ba phần nhiều đi vào thế tục bỏ mất hạnh nguyện của kẻ xuất gia, như vậy dần dần sẽ rơi vào mê lộ sanh tử trở lại, và cơ hội sa đọa vào ba ác đạo khó mà thoát khỏi. Giới Diễn thiền sư là kiếp trước của Tô Đông Pha; Tô Đông Pha sau khi làm quan chẳng những đã không tu, không hộ trì chánh pháp mà lại còn hủy báng chống phá Phật pháp cho đến khi gặp Phật Ấn thiền sư hóa độ cho. Điều này cho thấy niệm Phật cầu kiếp sau chuyển thế làm người xuất gia không phải là việc tốt. Nhìn lại thời mạt pháp, chúng ta lại càng không nên phát nguyện chuyển thế làm người xuất gia tu học; vì rất nhiều tu sĩ hiện tại chỉ loay hoay trong phần tu phước mà quên đi bản nguyện mong cầu giải thoát, nên chắc chắn sẽ đi vào mê lộ của sanh tử. Vậy chúng ta phải niệm Phật như thế nào mới đúng tinh thần mong cầu của mình và hợp với bản nguyện của chư Phật xuất thế độ sanh trong mười phương thế giới ba đời? Chư Phật trong mười phương ứng thân nhập thế là vì muốn cho tất các chúng sanh đi vào đạo quả giải thoát, liễu sanh thoát tử. Bản nguyện này nói rất rõ trong kinh Pháp Hoa. Chư Phật nhìn thấy chúng sanh sẵn có đầy đủ các đức tướng Như Lai; nhưng, vì nghiệp duyên trần lao trói buộc nên mãi chịu sống loạn thác cuồng trong mê lầm ảo ảnh. Khi có được chút ít thiện duyên phước đức thì sanh lên các cõi Trời hưởng phước, tuy nhiên khi hết phước thì cũng bị đọa lạc trong vòng ba ác đạo. Nếu thiện duyên không có, mà ác nghiệp lại nhiều thì con đường ác đạo mở cửa đón chờ. Cho nên, Thế Tôn muốn cho chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi thật sự phải đoạn trừ sanh tử. Đoạn trừ sanh tử ấy là chứng quả vị A La hán, nhưng quả vị A La Hán chỉ có những vị xuất gia mới chứng được, còn lại đa số quần chúng Phật tử thì lại không đạt được. Đoạn sanh tử thiền gia gọi là kiến tánh chứng ngộ, nhưng mấy ai mà thiền tọa được chứng ngộ, họa chăng cũng chỉ dành riêng cho hàng tu sĩ xuất gia mới có đủ công năng thiền tọa đến chỗ kiến tánh chứng ngộ còn lại đa số quần chúng thì không. Nhìn chung cũng chỉ rất ít người xuất gia thiền tọa kiến tánh chứng ngộ, mà đa phần phải nhập thai chuyển thế để tiếp tục tu; nhưng thời mạt pháp, Phật pháp dần dần đi vào chỗ suy tàn theo định luật tự nhiên: thành, trụ, hoại, không của vạn pháp. Vậy chuyển thế để tiếp tục tu, con đường nghịch cảnh khó khăn vạn lần, trăm người chuyển thế một vài người chứng ngộ. Đa số quần chúng tu tập theo thiền tọa thì nhiều lắm cũng chỉ đạt được chút ít định tâm; nhưng định tâm thì giống như lấy đá đè cỏ, cỏ tuy không mọc nhưng cội rễ vẫn còn, gặp duyên tảng đá bị lăn đi nơi khác thì cỏ liền mọc trở lại. Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ kẻ xuất gia đến người tại gia cư sĩ muốn mong cầu đoạn trừ sanh tử chứng quả Niết Bàn ở thời đại mạt pháp này. Vậy nên niệm Phật mà chỉ mong cầu chút ít phước báo ở cõi trời hoặc cõi người; hay niệm Phật mà mong cầu chuyển thế làm vị cao tăng đều là phí công chưa đúng mức của sự niệm Phật, mà, cũng không hợp với bản nguyện độ sanh của chư Phật. Hành giả phải một lòng phát đại hùng tâm; tín, hạnh, nguyện đầy đủ mong quyết xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm đời này ở thế giới Ta Bà mà cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, nhập vào đại chúng bất thối Bồ Tát; việc này rất phù hợp với bản nguyện của chư Phật xuất thế độ sanh. Khi đã nhập vào đại chúng bất thối Bồ Tát thì con đường chứng quả Phật đạo không còn xa, lúc ấy hành giả cũng có thể ứng thân trở lại thế giới Ta Bà mà không sợ bị ác duyên làm mê muội. Như vậy, hiện tại là đến thời kỳ mạt pháp, chướng duyên nghịch cảnh trùng trùng, ác hữu ác nhân đầy dẫy, kẻ tu thì nhiều, người chứng đạt thì quá ít; phần nhiều xuôi theo thế tục, hoặc họa lắm thì chỉ hiểu trên văn chương chữ nghĩa; hay nói đến thiền tọa hình như chỉ còn là phong trào, còn sự chứng ngộ kể như ánh sáng đom đóm ở giữa đêm đen. Do vậy, đại chúng đồng tu có tâm mong cầu đoạn sanh tử trong một đời thì không còn pháp môn tu nào thuận tiện và dễ dàng cho quí vị hơn là pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc gặp Phật Di Đà. Ấn Quang đại sư, một bậc cao tăng cận đại, là Tổ thứ mười ba của Tịnh Độ Tông ở Trung Hoa có dạy: "Thời mạt pháp, chúng sanh nghiệp nặng, tâm tạp; nếu ngoài pháp môn niệm Phật mà tu các pháp môn khác, chỉ gieo được phần trí tuệ, phước đức căn lành thì có; nhưng phần liễu thoát sanh tử luân hồi trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức phi thường, song đó chỉ là những bậc Bồ Tát hiện thế mà làm mô phạm cho chúng sanh, như kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy cũng chỉ nương theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chứ không phải chứng đạo. Pháp môn Tịnh Độ thời nay tuy ít người chứng được niệm Phật tam muội như xưa; nhưng cũng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của A Di Đà mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Cực Lạc. Từ đây không còn sanh tử luân hồi, mà lần tu tập cho đến lúc chứng quả vô sanh." Sự thù thắng cao diệu của pháp môn niệm Phật cho quảng đại quần chúng ngoài sự giới thiệu của đức Thích Ca Mâu Ni, tiếp theo còn có các vị Bồ Tát khuyên bảo mọi người nên nguyện vãng sanh về Tây Phương như: Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị Tổ sư cả thiền lẫn tịnh như: Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, Thiện Đạo, Ngẫu Ích, Ấn Quang... Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì đều là những thiền sư nổi tiếng bên Thiền Tông sau khi tham thiền đạt ngộ, chuyển hướng niệm Phật cầu vãng sanh. Phải biết pháp môn niệm Phật là nhiệm mầu và hợp cơ với chúng sanh thời mạt pháp đến dường nào. Quí Tổ sư là bậc thạc đức cao tăng mà còn niệm Phật mong cầu sanh về Tây Phương huống hồ chi ta là hàng hậu học phước mỏng tội dày; vả lại, hàng cư sĩ tại gia duyên nghiệp chồng chất mà không mong hướng về Tây Phương Cực Lạc thì còn đường nào khác để đi? Trong kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền, sau khi Bồ Tát Phổ Hiền phát mười đại nguyện, khuyến phát các vị Bồ Tát từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng cho đến Thập Địa đều nên phát nguyện cầu sanh về Tây Phương. Cho nên biết rằng những ai vì bảo vệ Tông Môn hay có lối nhìn thiên kiến mà chê hay phê bình pháp môn Tịnh Độ là yếu kém, không tự lực được phải nhờ tha lực, là môn tu để cho ông già bà cả, cho những người dốt nát ít học, là Phật Thích Ca không phải do niệm Phật mà thành Phật... là họ tự khinh chê chính bản thân của họ, hoặc tệ hại hơn, họ đã khinh chê đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, các vị Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ, Văn Thù, Phổ Hiền là những vị Tổ của Thiền Tông, hay các vị Thiền sư chính tông như: Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì... do đây xin nhắc nhở những người tu thiền, hãy chuyên tâm thiền định cho đến ngày kiến tánh, chứng đạo; không phải chỉ ở chỗ ngộ đạo; đừng nên tạp niệm để ý phân biệt đó đây mà rơi vào vòng biên kiến. Đối với hành giả niệm Phật nên vững tâm tiến bước trên đường niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện vững chắc, mong cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, đừng bận tâm đối với ngoại cảnh chung quanh, dầu cho ngoại cảnh ấy là những trường hợp đặc biệt. Có như vậy thì một hoa sen ở ao Liên Trì nơi cảnh Tây Phương vừa mọc lên đã ghi sẵn tên riêng của mình để chờ ngày đón rước quí vị. Thượng Tọa: Thích Phước Nhơn