(Dân trí) - Là thành phần “hiếm hoi” trong một lớp đa số là các bạn nữ, các “mì chính cánh” không khỏi băn khoăn, lo lắng khi ngày 8/3 đã đến.

Bạn đang xem: Mì chính cánh là gì


Các khoa xã hội từ trước đến nay luôn “hiếm hoi” con trai, nhiều thì 4,5 bạn, có lớp thì chỉ có lấy1,2 người. Chính vì số lượng khiêm tốn, nên các bạn nam khá chật vật trong ngày Quốc tế phụ nữ.

Kinh phí - vấn đề muôn thuở

“Khổ nhất là kinh phí, vì lớp có đến 55 bạn nữ nên năm đứa bọn mình phải chung tiền lại. Không tổ chức thì thôi, chứ đã tổ chức cho các bạn nữ thì phải thật đàng hoàng, dù cuối tháng có ăn mì tôm. May sao thầy giáo chủ nhiệm ủng hộ thêm cho chúng mình 200 nghìn, nên khoản kinh phí được giảm nhẹ”, Hải Phong (Học viện Bưu chính) chia sẻ.


*

Hải Phong – chàng sinh viên khoa Kế toán, Học viên Bưu chính

Còn với lớp của Trọng Đạt (THPT chuyên Hòa Bình) : “Kinh phí là vấn đề đáng lo nhất, cả lớp lại chỉ có mình tớ là nam, nên khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều lúc thấy nản nhưng nghĩ đến cảm giác thích thú và ánh mắt ngạc nhiên của các bạn nữ trong những ngày 8/3 trước, tớ lại cố gắng hoàn thành cho xong ý tưởng cả mình.

Lên kế hoạch tổ chức 8/3

Khâu lên kế hoạch cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi “nhân lực” ít nên các bạn nam phải phân chia công việc, tính toán mua quà sao cho thật hợp lý, vừa với túi tiền. Chính vì muốn bất ngờ cho các bạn nữ, các chàng trai đã âm thầm bàn bạc với nhau kế hoạch trước đó cả tuần liền.

“Chúng tớ có 5 người, nên chia mỗi đứa một việc: người mua hoa, đặt bánh; người làm clip nhạc, lên kịch bản chương trình; người trang trí lớp,… Từng học lớp toàn con gái và phải chuẩn bị những việc này trước đây nên tớ cũng đã có chút kinh nghiệm”, Hải Phong chia sẻ.


*

Ngọc Huy (chàng trai bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng cả lớp

“Lớp chỉ độc có hai thằng con trai chúng mình, nên việc chuẩn bị cho ngày 8/3 có phần khó khăn. Năm trước do đi kiến tập nên chúng mình đã để ngày đó trôi qua một cách tẻ nhạt.

Năm nay là năm cuối cùng cả lớp có cơ hội tụ họp nhau đông đủ nên mình và bạn nam còn lại đã lên kế hoạch thu âm một chương trình phát thanh hài hước về những câu chuyện xoay quanh lớp học, quyết tâm dành cho các bạn nữa một ngày 8/3 đáng nhớ nhất.

Để hoàn thành bản thu âm ấy, chúng tớ mất hai tuần liền tìm âm thanh và tiếng động hiện trường cho phù hợp nội dung câu chuyện. Tuy mệt nhưng nghĩ đến việc các bạn nữa sẽ bất ngờ và hạnh phúc thì mình lại cố làm cho xong”, Ngọc Huy (HV Báo chí) hào hứng kể lại.


*

Trung Du (bên phải) – sinh viên lớp Báo chí 54C, trường Nhân Văn

Khâu mua quà tặng

Tặng quà gì cho hơn ba mươi bạn nữ luôn là vấn đề đau đầu nhất. Sau một hồi bàn bạc thì hoa và bánh kem vẫn là sự lựa chọn số một, vừa ý nghĩa lại phù hợp với túi tiền.

“Rút kinh nghiệm những năm trước đây mua hoa đúng dịp 8/3 nên chúng mình mua phải hoa vừa đắt vừa xấu. Năm nay mình đã đặt cọc cho chị bán hoa ở xóm trọ từ đầu tháng, vừa rẻ mà hoa lại tươi và đẹp”, Trung Du (ĐH Khoa học XH & NV) chia sẻ.


*

Trọng Đạt – Mì chính cánh duy nhất của lớp 11V chuyên Hòa Bình

“Năm trước, 8/3 trùng với lịch chào cờ của trường tớ, khi các bạn nữ chăm chú nghe thầy hiệu trưởng nhận xét về tình hình học tập, thì tớ lặng lẽ lên lớp trước, đặt hoa hồng vào ngăn bàn của từng người.

Trong lúc các bạn nữ bất ngờ nhận được hoa, thì dưới sân trường, tớ cầm bánh kem, đứng giữa trái tim được thắp bằng nến, bên trong xếp chữ 11V. Khi tớ vừa cất lời chúc mừng thì các bạn nữa ùa ra lan can trong sự ngỡ ngàng với tràng vỗ tay không ngớt.

Lần ấy, tớ cũng quay cuồng cái vụ thắp nến, may sao đến cuối cùng, mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp và con gái lớp tớ có một 8/3 hết sức ý nghĩa. Năm nay, để đổi mới hơn, tớ tự tay làm vòng gỗ hand made với tên của từng bạn trong lớp, coi như một món quà kỉ niệm cho năm cuối cấp của chúng tớ”, Trọng Đạt (THPT chuyên Hòa Bình) chia sẻ.

Tạm kết

Chắc hẳn các bạn nữ trong lớp của Trọng Đạt, Hải Phong và Ngọc Huy sẽ cảm thấy tự hào khi trong lớp có những “đấng mày râu” tâm lý như thế.

Ngày của “một nửa thế giới” cũng khiến họ mất ăn, mất ngủ để dành cho các bạn nữ một ngày ý nghĩa nhất. Đôi khi vì nhút nhát, vì quân số hạn chế, vì kinh phí eo hẹp mà các bạn nam không thể dành cho các bạn nữ những bất ngờ trong ngày 8/3, thì hãy hiểu và thông cảm cho họ, con gái nhé!

Khác với khối ngành Kỹ thuật tại trường Đại học Thủy Lợi, cũng giống như Bách khoa, Xây dựng, Giao thông... nổi tiếng là những môi trường "thiếu nữ" thì ngược lại, tại khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt ngành Kế toán lại thường trong cảnh "gươm giữa rừng hoa".

Lạc lõng...

"Khó khăn lớn nhất với mình là làm sao để hoà đồng được cùng với tập thể toàn nữ, biết bao tâm sự muốn chia sẻ hay đơn giản là có cậu bạn nào đó cho đỡ... lạc lõng cũng không có. Thời gian đầu, mình hầu như chỉ sống với chính mình mà thôi". Bạn A, một bạn nam “mì chính cánh” trong lớp học toàn nữ chia sẻ.

“Đây là chuyên ngành mình yêu thích từ lâu. Năm đầu vào lớp, một mình là nam thấy cũng ngại. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chuyện học hành bị ảnh hưởng khá nhiều".

Song không phải bạn nào cũng có tâm lí đó, một bạn nam khác chia sẻ “vì trước đó đã học 3 năm ở trường PTTH trong cảnh "một mình một giang sơn" rồi nên không bỡ ngỡ lắm khi đỗ vào đây.”

"Của hiếm là của quý"

Một điểm chung đối với nhiều sinh viên nam tại khoa kinh tế và quản lý là năng động, rất tích cực tham gia các hoạt động. Các bạn nam đều được chú ý và tín nhiệm giao giữ những chức vụ quan trọng của lớp: hết lớp trưởng rồi bí thư.

Lâu rồi cũng quen, các "mì chính cánh" không còn những rụt rè, ngại ngùng như buổi ban đầu.

Vì là nam duy nhất nên những việc cần sức mạnh, kỹ thuật như điện đóm, máy chiếu đều đến tay…

A chia sẻ về một kỷ niệm, một lần lớp đi dã ngoại xa "Hôm đó gia đình mình có việc bận, lớp chỉ mỗi mình là con trai nên chuyện điện đóm không có ai lo cả. Trước khi về, mình đã cẩn thận nhờ một anh cùng trường giúp đỡ chuyện này. Nhưng đến khi trại đã hoàn thành xong xuôi vẫn không thấy bóng dáng anh đâu.

Cả lớp nháo nhác vì trời đã tối. Biết chuyện, mình phải lục tìm hết số điện thoại của mấy anh cùng trường nhờ họ giúp đỡ. Tưởng hôm sau lên sẽ bị trách móc, nào ngờ ai nấy đều dành cho mình sự cảm thông khi biết dù ở xa mình vẫn quan tâm đến hoạt động của trường, lớp".

*

Những kỷ niệm đẹp…

Một bạn “mì chính cánh” hạnh phúc chia sẻ về dịp sinh nhật năm ngoái, tưởng chẳng ai để ý, nào ngờ chuông vừa reo báo tan học thì tất cả các thành viên còn lại của lớp đồng loạt đứng dậy hát bài "Happy birthday" tặng cậu. Những món quà nho nhỏ, những câu chúc tốt đẹp khiến chàng sinh viên không khỏi cảm động.

Bật mí kế hoạch cho ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, một bạn nam kể mình định mua một chiếc bánh nho nhỏ với bó hoa tặng chung cho cả lớp. "Tặng hoa mãi rồi, năm nay mình muốn làm một điều gì đó đặc biệt hơn một chút" - cậu tiết lộ.

Xem thêm: Xem kết quả bóng đá hạng nhất anh hôm nay, kqbd anh tối đêm qua

"Họ (các bạn nữ) thật tuyệt vời: rất hiểu và luôn luôn bên mình những lúc vui, buồn. Nếu các bạn gái chỉ có 8/3, 20/10 là ngày đặc biệt thì với mình, mỗi buổi đến lớp đều là những 8/3, 20/10 rồi. Thuận lợi lớn nhất là được hiểu tâm lí bạn gái nhiều hơn" – một bạn nam cười không giấu giếm.