Thóp trẻ sơ sinh tuy là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào những biến đổi của thóp, ba mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

*

Thóp trẻ sơ sinh nằm ở đâu?

Phần mềm của hộp sọ trẻ sơ sinh được gọi là thóp. Trẻ em khi sinh ra có tất cả 6 thóp, nhưng chỉ có 2 thóp được biết đến: thóp ở giữa đầu, trên đỉnh đầu được gọi là thóp trước. Nó có hình thoi và thường đóng lại sau khoảng 1 năm. Thóp ở phần sau của đầu được gọi là thóp sau. Nó có hình tam giác và đóng lại trong vòng vài tháng sau khi sinh.

Bạn đang xem: Thóp của trẻ sơ sinh

Hộp sọ của trẻ sơ sinh gồm 6 xương khác nhau, bao gồm 1 xương trán, 1 xương chẩm, 2 xương đỉnh và 2 xương thái dương. Sáu “mảnh ghép” này được giữ cố định bằng các mô có tính linh hoạt, được gọi là đường khớp đầu. Theo thời gian, các mô này có xu hướng đông đặc lại, đan các xương khác nhau của hộp sọ lại với nhau tạo thành hộp sọ. 

*
Vị trí thóp trẻ sơ sinh

Sáu thóp khác nhau được hình thành dọc theo đường của sáu xương này. Bên cạnh thóp trước và thóp sau, còn có hai thóp chũm và hai thóp bướm được hình thành khi mới sinh. Tuy nhiên, bốn thóp này nhanh chóng bịt kín lại để tạo thành hộp sọ, chỉ để lại thóp trước và thóp sau mở thêm vài tháng nữa.

Hình ảnh thóp trẻ sơ sinh bình thường

*

*

*

Vai trò của thóp trước và thóp sau ở trẻ

Vai trò lớn nhất của thóp là để em bé ra đời thuận lợi hơn. Các đường khớp đầu có tính linh hoạt và đàn hồi cho phép đầu bé có thể thay đổi kích thích và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của me. Qua đó, não bộ của trẻ được bảo vệ khỏi mọi áp lực trong quá trình sinh nở và không bị tổn thương.

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu ngẩng đầu lên, nằm sấp và thậm chí là cố gắng ngồi dậy, các cơ ở cổ chưa phát triển đủ để nâng đỡ trọng lượng của đầu. Điều này dẫn đến một số tác động nhỏ đến đầu. Thóp rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ trẻ, vì chúng được kết nối với nhau bằng các đường khớp đầu linh hoạt giúp bảo vệ não khỏi các tác động.

Bên cạnh đó, thóp và các khe khớp còn giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Khi trẻ được 2 tuổi, hộp sọ sẽ đạt được 2/3 kích thước của người trưởng thành. Thóp sẽ giãn nở và tự định vị lại khi có sự phát triển thêm của các lớp mới vào mép của mô khâu. Cuối cùng, khi trẻ lên 5, bộ não đạt kích thước tối đa, các đường khớp đầu được hợp nhất với sự phát triển của xương tạo thành một cấu trúc hộp sọ hoàn chỉnh.

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đóng?

Vì tính đàn hồi, thóp trẻ có sự thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh, phần thóp này có kích thước từ 0.6 – 3.6cm. Trẻ sinh non và trẻ sinh đủ tháng đều có đặc điểm thóp tương tự nhau. Khoảng hở của thóp cũng rất nhỏ, cỡ khoảng đầu ngón tay. Thóp trẻ sơ sinh đóng lại rất sớm. Bốn thóp bên dưới đóng lại khi trẻ khoảng 2 – 6 tháng tuổi, thóp sau đóng lại khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi và cuối cùng là thóp trước, đóng lại khi trẻ 6 – 18 tháng tuổi.

*
Sau khoảng 18 tháng tuổi, thóp của trẻ sẽ đóng lại

Trong trường hợp, bé hơn 2 tuổi những thóp trước vẫn chưa đóng lại thì ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được đánh giá cụ thể về tình trạng và điều trị phù hợp.

Nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ qua thóp

Thóp trẻ được ví như “cửa sổ” giúp bác sĩ có thể nắm được sơ bộ tình hình phát triển chung và sức khỏe của bé. Đôi lúc, sự biến đổi của thóp có thể phản ánh một số bệnh lý nguy hiểm.

Thóp bình thường: Ở trạng thái sinh lý bình thường, thóp sẽ phẳng, phập phồng theo nhịp tim. Khi chạm nhẹ lên thóp, ba mẹ sẽ có cảm giác hơi mềm và trống rỗngThóp trẻ sơ sinh phập phồng: Quan sát thấy bề mặt thóp phồng lên, trông đầy đặn khác thường. Thóp phồng chứng có có tăng áp lực nội soi, liên quan đến các bệnh lý như u não, não úng tủy, viêm màng não, viêm não, xuất huyết não,…Thóp lõm: Nếu thóp của trẻ sơ sinh bị lõm thì nguyên nhân có thể là do mất nước, suy dinh dưỡng nặng gây nênThóp đóng quá sớm: Nếu thóp trẻ sơ sinh đóng quá sớm thì não hoặc xương đầu bé cốp hóa quá sớm dẫn đến hạn chế sự phát triển của đại não. Điều này ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Các chuyên gia cho rằng, thóp đóng lại quá sớm có thể do bẩm sinh hoặc do trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên chiếu tia X-quang. Hoặc cũng có thể do trẻ mắc bệnh viêm não, khiến đại não ngừng phát triển, làm thóp đóng lại sớm hơn bình thườngThóp đóng quá muộn: Ngược lại, thóp trẻ sơ sinh đóng muộn có thể do tuyến giáp hoạt động kém, suy dinh dưỡng, còi xương hoặc thậm chí là do não phình to bất thường

Chú ý: Khi trẻ khóc thóp cũng nhô lên, do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ ở trạng thái bình tĩnh.

Che thóp cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Người ta cho rằng, che thóp sẽ giúp giữ ấm vùng đầu, tránh “gió máy” ngấm qua làm trẻ bị cảm cúm. Tuy vậy, đây lại là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, thóp trẻ sơ sinh không hề dễ bị tổn thương vì nó được bảo vệ vững chắc bởi các mô dưới da đầu. Vì vậy, với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng thì không cần thiết phải đội mũ che thóp khi ngủ. Trừ trường hợp như bé sinh non hoặc nhẹ cân hay đó là khoảng thời gian mùa đông thì mới cần đội mũ che thép. Hơn nữa, bạn cũng chỉ cần đội mũ cho trẻ lúc vừa lọt lòng và trong những trường hợp thực sự cần thiết. Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị ra nhiều mồ hôi, dẫn đến nhận định sai lầm rằng bé bị thiếu canxi.

*
Chỉ che thóp cho trẻ trong ngày đầu sau sinh

Những thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ sơ sinh

Thóp là bộ phận khá nhạy cảm ở trẻ em. Vì vậy việc chăm sóc cần hết sức cẩn thận, tránh va đập mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến một số thói quen không tốt sau:

Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm

Nhiều vùng miền ở Việt Nam có phong tục cắt tóc máu cho trẻ vào ngày đầu tháng. Tuy nhiên, theo góc nhìn từ y khoa, cắt tóc cho trẻ quá sớm là không an toàn cho thóp. Bởi lúc nào thóp trẻ chưa đóng lại. Thêm nữa, hành động cắt tóc nếu không được thực hiện cẩn trọng có thể gây tổn thương da đầu của bé.

Giữ ấm quá mức

Theo nghiên cứu, khoảng 40% thân nhiệt của bé tạo thành từ đầu. Đồng thời, đây cũng là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Đó là lý do vì sao bác sĩ thường khuyên mẹ nên che thóp cho trẻ trong tháng đầu tiên, đặc biệt là bé sinh non. Tuy nhiên, với những trẻ qua thời gian ở cữ, thì việc đội mũ là không cần thiết. Trừ trong trường hợp bé đi ra ngoài, nhiệt độ lạnh hoặc sau khi tắm.

Cho trẻ nằm gối sớm

Gối có thực sự cần thiết với trẻ sơ sinh? Trong giai đoạn đầu sau sinh, mẹ không cần mua gối cho bé mà có thể tận dụng khăn mềm để lót dưới đầu bé. Cho trẻ nằm gối quá sớm có thể ảnh hưởng đến thóp, do xương đầu của bé còn rất mềm, dễ biến dạng theo tư thế nằm.

Chăm sóc thóp trẻ như thế nào mới đúng?

Để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh, mẹ nên:

Giữ ấm cho trẻ để giúp thân nhiệt ổn định
Đưa trẻ đi khám để bổ sung canxi và vitamin D khi cần thiết
Thường xuyên cho trẻ ra ngoài tắm nắng để phòng chống còi xương. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng cho bé là vào buổi sáng từ 6 – 9h và buổi chiều là sau 5 giờ chiếu
Cho bé bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu. Khi đến tuổi ăn dặm, phụ huynh nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết
Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.


Thóp trẻ và thời điểm đóng thóp

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm. Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.


*

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết


Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín. Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Chức năng của thóp

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chức năng của thóp vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.


Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Sờ vào thóp có ảnh hưởng gì không?

Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc bạn chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.

Thóp đóng sớm

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Thông thường khi khám bệnh, các bác sĩ nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt


*

Việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé


Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé qua thóp

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, điều đó không đúng. Trên thực tế, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác. Cần quan sát và sờ để kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp để biết được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.

Xem thêm: Dây Kéo Tay Cao Su Chất Lượng, Giá Tốt, Dây Thun Ống Cao Su Kéo Tập Thể Lực

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng. Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…


*

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim


Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ. 

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc/